hãy thử lập dàn ý cho câu chuyện kể về một
trải nghiệm của mình theo các mục:
a. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện + Cảm xúc của con về câu chuyện
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (Thời gian, không gian và nhân vật trong
truyện)
- Diễn biến của câu chuyện:
+ Sự việc mở đầu:
+ Sự việc tiếp nối
c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân.
Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái.
Nghe kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào một củ cà rốt, một cục muối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn anh ta.
Sau một hồi ông bắt đầu nói:
- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào?
Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng khi bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.
Tham khảo:
Dàn bài Kể chuyện lần đầu được đi chơi xa - Mẫu 2
I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi chơi xa
Năm học vừa rồi em được thành tích tốt trong học tập nên ba mẹ thưởng cho em một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi và hứng thú cho chuyến đi của mình. em đã chọn một chuyến đi Đà Lạt thơ mộng, em đã được nghe nhiều về nơi này nhưng chưa 1 lần đặt chân đến. Em đã có một chuyến đi thật thú vị và bổ ích.
II. Thân bài: kể về chuyến đi xa
1. Cảnh dọc đường:
- Trên đường đi rất nhiều cây lá
- Hai bên đường rậm rạp
- Những đường đèo quanh co và uốn khúc
- Em đi trên những vực đều sâu thẳm
- Mọi người trên xe nói chuyện rôm rả, có những người say xe nên đã ngủ thiếp đi
- Tâm trạng em lúc đó rất hồi hộp và chờ mong.
2. Khi đến nơi:
- Trước mắt em là muôn vàng cảnh đẹp và hoa lá
- Bầu trời se lạnh và nên thơ
- Một thành phố rất đáng để đến
- Em đã ở lại chơi 1 tuần và đi khám phá khắp Đà Lạt: vườn hóa, thác, hồ Xuân Hương,….
- Con người ở đây rất hiền hòa và tận tình
3. Lúc ra về:
- Kết thúc 1 tuần em lại về
- Tâm trạng luyến tiết và không muốn rời xa
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi xa
- Em cảm thấy rất vui
- Em sẽ đến đây vào một ngày không xa
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát nội dung sự việc định kể, diễn ra ở đâu, bao lâu rồi.
b. Thân bài:
Bắt đầu đi vào câu chuyện, thời gian, địa điểm cụ thể, những nhân vật và sự việc có liên quan.
Kể lại theo trình tự thời gian các sự việc diễn ra, vì sao lại xảy ra như vậy?
c. Kết bài:
Kết thúc câu chuyện và nói lên cảm xúc của mình, rút được kinh nghiệm gì qua câu chuyện đó.
>> Bài văn mẫu kể lại một trải nghiệm của em
hãy thử lập dàn ý cho câu chuyện kể về một
trải nghiệm của mình theo các mục:
a. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện + Cảm xúc của con về câu chuyện
b.Thân bài
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (Thời gian, không gian và nhân vật trong
truyện)
- Diễn biến của câu chuyện:
+Sự việc mở đầu
+Sự việc tiếp nối
c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân.
“Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ được đầu hàng” - Winston Churchill
Cầu Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa hai thành phố Manhattan và Brooklyn phải nói là phép lạ của ngành xây dựng.
Vào năm 1883, một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên là John Roebling, lòng đầy hứng khởi khi nảy ra ý kiến xây một cây cầu thật ngoạn mục bắc ngang hai thành phố này.
Tuy nhiên, khi nghe ông trình bày ý tưởng táo bạo đó không một chuyên gia về cầu đường nào chịu hợp tác với ông. Họ cho rằng ông điên và bảo ông hãy quên điều đó đi vì không thể nào làm được cây cầu như vậy.
Không nản lòng, ông về nhà thuyết phục con trai mình là Washington cũng là một kỹ sư đầy tiềm năng, rằng có thể xây được cây cầu như vậy. Cả hai cha con cùng ấp ủ ý muốn hoàn thành cây cầu và bàn luận về cách vượt qua mọi trở ngại.
Dẫu sao, các ngân hàng cũng tin họ và đồng ý bỏ tiền ra cho dự án xây cầu. Hết sức phấn khích và nhiệt thành, họ tuyển nhân công và bắt đầu xây cây cầu trong mơ của mình.
Dự án tiến hành được vài tháng thì tai họa ập đến. Một tai nạn ngay tại công trường đã cướp đi chính sinh mạng ông John Roebling và con trai ông bị thương nặng ở đầu.
Washington sau tai nạn ấy đã không thể đi đứng và nói được. Ai cũng nghĩ là dự án cuối cùng sẽ tàn thành mây khói vì chỉ có cha con Roebling là những người duy nhất hiểu được cách xây chiếc cầu này.
Mặc dầu không thể đi lại và nói chuyện, đầu óc Washington Roebling vẫn còn rất tinh anh. Một hôm, đang nằm trong bệnh viện, trong đầu ông chợt nghĩ ra cách “nói chuyện” với người khác.
Vận động duy nhất của cơ thể ông hiện thời là nhúc nhích một ngón tay và ông nghĩ ra một bộ mã truyền tin. Với bộ mã này, ông dùng ngón tay còn chuyển động được gõ ra ý nghĩ của mình vào tay vợ mình để thông tin với vợ những gì cần nói với các kỹ sư vẫn đang tiếp tục xây dựng cây cầu.
Trong suốt 13 năm, Washington đã ra lệnh bằng ngón tay duy nhất còn chuyển động của mình cho đến khi hoàn thành cây cầu Brooklyn kỳ vĩ mà chúng ta nhìn thấy ngày hôm nay.