Cho cát, mùn cưa vào đầy mỗi ống nghiệm. Đặt mỗi ống nghiệm vào một cốc đựng nước nóng, 1 nhiệt kế đặt trong ống nghiệm. Quan sát chỉ số của nhiệt kế. Nếu nhiệt kế nào có cột chất lỏng dâng lên trước thì chất đó dẫn nhiệt tốt hơn.
Cho cát, mùn cưa vào đầy mỗi ống nghiệm. Đặt mỗi ống nghiệm vào một cốc đựng nước nóng, 1 nhiệt kế đặt trong ống nghiệm. Quan sát chỉ số của nhiệt kế. Nếu nhiệt kế nào có cột chất lỏng dâng lên trước thì chất đó dẫn nhiệt tốt hơn.
Dùng đèn cồn đun nóng miệng một ống nghiệm trong có đựng nước, dưới đáy có một cục sáp (H.22.3). Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm có bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thế rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng?
Một chiếc thìa bằng thép và một chiếc thìa bằng nhôm có khối lượng và nhiệt độ ban đầu bằng nhau, được nhúng chim vào một cốc đựng nước nóng. Hỏi: Trong thí nghiệm này.
a/ Những vật nào tỏa nhiệt, những vật nào thu nhiệt?
b/ Nhiệt độ cuối cùng của hai thìa có bằng nhau không? Tại sao?
c/ Nhiệt lượng mà hai thìa thu được có bằng nhau không? Tại sao
Để kiểm tra mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật, người ta có thể làm thí nghiệm vẽ ở hình 24.1. Dùng đèn cồn lần lượt đun 2 khối lượng nước khác nhau, 50 và 100 g, đựng trong 2 cốc thủy tinh giống nhau, để nước ở trong các cốc đều nóng lên thêm 20oC. Tiến hành thí nghiệm và kết quả thu được ghi ở bảng 24.1:
Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào ở 2 cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đổi? Tại sao phải làm như thế? Hãy tìm số thích hợp cho các chỗ trống ở hai cột cuối bảng. Biết nhiệt lượng của ngọn lửa còn truyền cho nước tỷ lệ với thời gian đun.
Trong thí nghiệm (câu hỏi 1), để tìm mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ cần phải thay đổi yếu tố nào? Muốn vậy phải làm thế nào?
Trong thí nghiệm như hình 24.2, thí nghiệm làm với 2 cốc, mỗi cốc đựng 50 g nước, được lần lượt đun nóng bằng đèn cồn trong 5 phút, 10 phút.
Kết quả ghi ở bảng 24.2
Khi thực hành trong phòng thí nghiệm, một học sinh cho một luồng hơi nước ở 100°C ngưng tụ trong một nhiệt lượng kế chứa 0,35kg nước ở 10°C. Kết quả là nhiệt độ của nước tăng lên 42°C và khối lượng nước trong nhiệt kế tăng thêm 0,025kg. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước trong thí nghiệm này?. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Biết rằng trong quá trình trao đổi nhiệt thì môi trường xung quanh đã hấp thụ 30% nhiệt lượng (mn giúp với ạ!!).
Dùng đèn cồn đun nóng đáy một ống nghiệm trong có không khí, ở nút có gắn một cục sáp (H.22.4). Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm có bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí?
Rót nước ở nhiệt độ t 1=20°C vào một nhiệt lượng kế. Thả vào trong nước một cục nước đá có khối lượng m2=0,5kg và nhiệt độ t2= -15°C. Hãy tìm nhiệt độ của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập và các thành phần có trong nhiệt lượng kế. Biết khối lượng nước đổ vào là m1=m2.Cho nhiệt dung riêng của nước c1=4200J/kg.K, của nước đá là 2100J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ= 3,4.105J/kg. Bỏ qua khối lượng của nhiệt lượng kế
Trong một bình nhiệt lượng kế có chứa 200ml nước ỏ nhiệt độ ban đầu To=10 độ C. Để có 200ml nước ở nhiệt độ cao hơn 40 độ C, người ta dùng 1 cốc đổ 50ml nước nóng ở nhiệt độ 60 độ C rồi sau khi cân bằng nhiệt lại múc ra từ bình 50ml nước bỏ qua sự trao đổi nhiệt với cốc bình và môi trường. Hỏi sau bao nhiêu lần đổ thì nhiệt độ của nước trong bình sẽ cao hơn 40 độ C ( 1 lượt đổ gồm 1 lần múc nước vào và 1 lần múc nước ra )
Người ta cung cấp cùng một nhiệt lượng cho ba cốc bằng thủy tinh giống nhau. Cốc 1 đựng rượu, cốc 2 đựng nước, cốc 3 đựng nước đá với khối lượng bằng nhau. Hãy so sánh độ tăng nhiệt độ của các cốc trên. Biết rằng nước đá chưa tan.
A. Δt1 = Δt2 = Δt3
B. Δt1 > Δt2 > Δt3
C. Δt1 < Δt2 < Δt3
D. Δt2 < Δt1 < Δt3