Em rất yêu bộ môn thể thao bóng đá và thường xuyên xem các trận đấu bóng đá cùng bố bằng tivi ở nhà. Trong số các cầu thủ bóng đá Việt Nam, em thích nhất là cầu thủ bóng đá Công Vinh. Chú Công Vinh là cầu thủ bóng đá rất nổi tiếng, chú không chỉ đá bóng giỏi mà chú còn thường xuyên làm các chuyến từ thiện, giúp các em học sinh nghèo vượt khó.
Ấn tượng của em về chú Công Vinh là chú có dáng cao, thân hình chắc khỏe. Mỗi lần ra sân thi đấu chú thường chọn màu áo bóng đá màu đỏ với số hiệu 09. Mỗi lần xem chú Công Vinh đá bóng, em rất ấn tượng bởi những cú phá bóng, đưa bóng vào lưới mà chú thực hiện. Mỗi trận đấu bóng đá có chú dường như hấp dẫn và sôi động hơn rất nhiều. Hơn nữa, chú ghi bàn thắng rất giỏi. Trong nhiều trận đấu, chú bị trấn thương nặng nhưng vẫn cố tranh bóng và ghi bàn thắng cho đội tuyển. Đây là điều khiến em rất thán phục tinh thần của chú. Ngoài việc ghi bàn thắng về cho đội tuyển Việt Nam, chú cũng là người rất hay làm từ thiện ủng hộ các em học sinh nghèo vượt khó. Trong đó, chú cũng đã đến và ủng hộ các bạn học sinh nghèo vượt khó mà trường tiểu học nơi em đang học dịp lễ khai giảng đầu năm.
Em rất thích xem bóng đá, đặc biệt là các trận đấu bóng đá có chú Công Vinh. Em cũng hy vọng chú sẽ gặt hái được nhiều bàn thắng hơn nữa, làm nhiều chuyến từ thiện ý nghĩa để giúp đỡ được nhiều bạn học sinh nghèo vượt khó như trường em đang theo học.
Để có bài văn tả một cầu thủ bóng đá bằng tiếng anh, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn bé viết bài bằng tiếng Việt như trên đây sau đó dịch sang tiếng Anh. Hy vọng những chia sẻ trên đây về dàn ý bài văn tả một cầu thủ bóng đá lớp 3 sẽ giúp các bậc phục huynh, các bé có một bài viết miêu tả tốt hơn.
Câu chuyện cổ tích dành cho U23 Việt Nam hết qua chương hào hùng này lại tới chương lẫy lừng khác. Chiến thắng sau loạt luân lưu nghẹt thở trước U23 Qatar đưa niềm tự hào của Đông Nam Á vào tới trận chung kết châu lục. Và với riêng Bùi Tiến Dũng, hai lần thành người hùng sau những màn đấu súng trước Iraq và Qatar như một sự chiều lòng của số phận, sau quá khứ cơ cực, khó khăn và nhiều nước mắt.
Làng Bào, xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa là nơi Tiến Dũng cùng em trai Tiến Dụng sinh ra và lớn lên. Tiến Dũng là con thứ hai trong gia đình 3 chị em dân tộc Mường. Nhà Dũng nghèo. Bố mẹ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Tuổi thơ em gắn với bờ tre, gốc rạ, với những củ sắn, củ khoai trở thành bữa ăn quen thuộc từng ngày, từng tháng….
Mâm cơm của những chàng trai đang tuổi ăn, tuổi lớn chỉ độc một đĩa thịt lợn mỡ và chút ít canh, rau cho đủ bữa qua ngày. Tiến Dũng cùng những đồng đội thuở ấy phải chia nhau từng muôi cơm, miếng thịt. Những buổi sáng đi học văn hóa, anh chỉ có nắm xôi tí hon ăn cho đỡ nóng ruột. Thậm chí có hôm, Dũng phải bấm chặt bụng nhịn đói. Bóng đá trở lại với Tiến Dũng chẳng dễ dàng. Nhưng anh chẳng bao giờ trách rằng mình cơ cực đến vậy. Với Tiến Dũng, được đá bóng đã là điều may mắn, được ăn thịt, dù là thịt mỡ cũng là niềm hạnh phúc vô bờ bến'.
Bùi Tiến Dũng là viên ngọc sáng của FLC Thanh Hóa
Câu chuyện về một chàng thủ môn tài năng có một quá khứ nghèo khó và từng suýt phải bỏ bóng đá để tìm đường mưu sinh đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho những bạn học sinh. Nó không chỉ đơn thuần là đề thi, mà còn là câu chuyện cuộc sống, câu chuyện về nghị lực và vượt lên hoàn cảnh của những người trẻ. Từ đó, trở thành động lực của rất nhiều người.
Bởi lẽ, 'chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm vô vàn những mũi gai', quá khứ khổ cực và tương lai sáng lạn của thủ môn Bùi Tiến Dũng cũng như vậy. Phải trải qua bao khó khăn mới gặt hái được thành quả hôm nay. Đó cũng là bài học, là hy vọng cho những bạn trẻ, khi cuộc đời luôn là những chuỗi thử thách dài kỳ
Cùng trưởng thành, chơi bóng và được đào tạo ở quê hương Thanh Hóa, song biến cố đã khiến 2 anh em ruột Bùi Tiến Dụng - Bùi Tiến Dũng phải chia ly. Và dịp tập trung U21 Việt Nam này là giấc mơ có thật để cả hai được đứng chung một chiến tuyến.
ANH Ở ĐẦU SÔNG, EM CUỐI SÔNG
Tiến Dũng và Tiến Dụng sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông tại Phúc Tịnh, Thanh Hóa. Vốn yêu thích bóng đá từ nhỏ, lại sớm có lợi thế về sức vóc, bộ đôi này thường được lựa chọn mỗi khi quê nhà có giải đấu. Cũng kể từ đấy, cơ duyên với bóng đá chuyên nghiệp đã đến với hai anh em. Sau vài lời giới thiệu, cả hai được chọn vào một công ty đào tạo cầu thủ có tiếng ở Thanh Hóa khi ấy.
Tiến Dũng (thứ 2 hàng trên từ trái sang) và Tiến Dụng (thứ 3 hàng dưới từ phải vào) khi còn học bóng đá ở Thanh Hóa
Năm 2010, Tiến Dũng được chọn lựa ở vị trí trung vệ. Một năm sau, đến lượt Tiến Dụng nối gót anh trai vào lò đào tạo tập huấn với vai trò hậu vệ phải. Vậy nhưng thời gian hai anh em được ở cạnh nhau đã không kéo dài khi lò bóng đá này ngừng hoạt động. Giấc mơ cầu thủ dang dở, cả hai buồn rầu trở về quê hương.
May mắn sau đó đã mỉm cười nhưng chỉ là với cậu em trai Tiến Dụng. Số là tình cờ, người anh trai biết tin lò PVF tuyển sinh lứa 1998 tại Thanh Hóa. Nhờ đó mà cậu em trai Tiến Dụng có cơ hội “lên kinh ứng thí” trước khi vượt qua hàng loạt ứng viên để giành suất vào Nam.
“Vui vì được tập luyện tại PVF và tiếp tục với giấc mơ bóng đá nhưng tôi rất lo. Bởi trước đó, tôi đi đâu cũng có anh trai lo liệu, còn giờ chỉ có một mình”, Tiến Dụng kể lại.
Tiến Dũng (sinh năm 1997) do quá tuổi ứng thí nên đành ở nhà đỡ đần cha mẹ. Anh thậm chí đã nghĩ đến chuyện chia tay bóng đá. Nhưng tình yêu với trái bóng tròn cứ thôi thúc Tiến Dũng. Thấy anh trai buồn, Tiến Dụng nhắn nhủ Tiến Dũng thử cơ hội ở CLB Thanh Hóa. Và nhờ các thầy giúp đỡ, Tiến Dũng đã được giữ lại tập luyện, nhưng là trong vai trò… thủ môn.
RƠI NƯỚC MẮT KHI HỘI NGỘ Ở ĐỘI TUYỂN
“Tôi đá trung vệ ở lò đào tạo trẻ được 2 năm. Sau đó đội thiếu người gác đền nên thầy đã ngỏ ý để tôi về làm thủ môn. Khi về CLB Thanh Hóa, tôi cũng chơi trong vai trò này”, Tiến Dũng kể lại cơ duyên đến với vị trí thủ môn.
Nhưng có lẽ chính sự thay đổi này đã mang đến cho Tiến Dũng cơ hội đứng chung chiến tuyến với em trai. Phong độ ấn tượng ở vòng loại giải U19 Quốc gia vừa qua trong màu áo FLC Thanh Hóa đã giúp anh có cơ hội lên đội tuyển U21 Việt Nam.
Biết tin anh trai được lên tập trung, Tiến Dụng mừng rơi nước mắt. “Khi báo tin cho anh trai, cảm giác trong tôi thật khó tả. Ước mơ được thi đấu trong cùng một màu áo của hai anh em đã thành hiện thực”, Tiến Dụng cho biết.
Nhà Tiến Dũng cách thành phố Thanh Hóa tới 80 km, vì thế 1 hoặc 2 tháng, thủ thành này mới về quê một lần. Trong khi với Tiến Dụng, có lẽ cả năm trời anh mới gặp gia đình do vẫn thuộc lò PVF tận TP.HCM.
Những cuộc trò chuyện, chia sẻ, động viên nhau của anh em Tiến Dũng - Tiến Dụng từ lâu vốn chỉ qua lại qua điện thoại và tin nhắn. Và việc tập trung ở U21 Việt Nam là cả một cơ hội và mơ ước để hai anh em lại có dịp được ở bên nhau như thuở còn thơ.
Cai nay dc th× tk mh vs nha , !!!