Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minasaki Azami

Hãy tả cô lao công trường em

Hoàng Đạt
2 tháng 2 2019 lúc 10:44

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ" của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kể lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.


 

»ﻲ♥maŽΩÖm♥
2 tháng 2 2019 lúc 10:46

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.
 
“Những đêm hè
Khi ve ve
Đã nghỉ
Tôi lắng nghe
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác hàng me…”
 
Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” của nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.
 
Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây… nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ” của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi nhỏ vào thùng rác… Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với màu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả của mình. Bàn ghế, bảng đen… cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn… Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút… Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cả một thế giới bình yên.
 
Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn…
 
Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

»ﻲ♥maŽΩÖm♥
2 tháng 2 2019 lúc 10:47

Những chiến sĩ ở tiền tuyến chiến đấu đối mặt với quân thù để bảo vệ Tổ quốc. Những chiến sĩ ở mặt trận văn hoá hăng hái dạy và học để đào tạo nhân tài cho đất nước. Cũng vậy, những chiến sĩ thầm lặng của công cuộc xây dựng nước nhà, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp để môi trường thêm đẹp, thêm xinh. Các chiến sĩ trên mặt trận này là các cô, các chú công nhân vệ sinh của công ty Môi trường Đô thị.
 
Thường xuyên quét dọn đường ở khu phố của em là một cô công nhân tuổi chừng ba mươi lăm, ba mươi sáu. Cô có mái tóc đen và dài, kẹp gọn gàng một búi tròn sau gáy. Làn da ngăm ngăm không làm xấu cô một chút nào, nó tôn lên đôi mắt to, sâu, có cặp lông mi cong vút. Có lẽ do cặp mắt và làn da, khuôn mặt cô trông giống một phụ nữ Ấn Độ nhan sắc mặn mà. Dáng cô hơi gầy, người nhỏ nhắn. Cô mang khẩu trang dày màu xanh và mặc bộ đồ công nhân xanh, áo khoác ngắn tay màu cam có in hàng chữ “Công ty Vệ sinh Môi trường Đô thị”. Cô đi đôi găngtay to bè may bằng vải dày. Nhờ đôi găng tay bảo vệ, bàn tay cô không bị trầy xước. Với mái tóc cột gọn trong vành mũ bảo hộ, cô công nhân vệ sinh trông giống như một anh thợ mỏ đang chuẩn bị vào ca.
 
Từ mờ sáng, cả khu phố đã nghe tiếng chổi của cô quét xoèn xoẹt trên đường. Khi mọi người thức dậy, tíu tít lo công việc buổi sáng thì đường phố đã sạch bóng. Lá cây và rác được quét dọn thành năm, bảy đống. Cũng vào lúc ấy, một chú công nhân vệ sinh đẩy xe rác đi tới, cô dùng ki, hốt rác cho vào thùng xe rồi cùng chú công nhân đẩy xe đến đoạn đường khác. Cô công nhân cần mẫn quét đường giúp phố xá sạch đẹp, giữ gìn môi trường được trong lành, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người. Công việc của cô thầm lặng nhưng hiệu quả của nó thật lớn.
 
Góp phần giữ gìn nhà ở, đường phố, nơi công cộng sạch đẹp là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân. Em nhiệt liệt ủng hộ phong trào giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, đồng thời kêu gọi các bạn nhỏ đừng xả rác bừa bãi. Chúng ta hãy cùng với các cô chú công nhân giữ gìn đường phố sạch, thực hiện nếp sống văn minh. Đó là việc làm thiết thực tỏ lòng biết ơn các cô chú công nhân vệ sinh.

»ﻲ♥maŽΩÖm♥
2 tháng 2 2019 lúc 10:47

Trong xã hội, mỗi người làm một nghề, công việc khác nhau. Có những nghề mà ai cũng biết đến và kính trọng như bác sĩ, giáo viên, công an nhưng bên cạnh đó có những người làm công việc mà không mấy ai để ý đến đó là các bác bảo vệ, các cô lao công,… Thực sự thì những người đó, họ rất đáng được coi trọng và được xã hội đề cao.
 
Trong một buổi chiều đi dạo với mẹ ở công viên thủ lệ, em đã đặc biệt chú ý đến chị công nhân đang dọn vệ sinh ở ven đường. Bởi chị ấy có điểm gì đó rất khác lạ. Trông chị khoảng ngoài 30 tuổi, dáng người đầy đặn phúc hậu. Chị mặc chiếc áo màu xanh công nhân, và chiếc quần bó ống cùng màu. Mặc dù bộ quần áo chị đang mặc đã bạc màu nhưng trông vẫn rất gọn gàng. Mái tóc của chị dài và đen óng giống như các thiếu nữ ngày xưa mà em đã từng xem trên phim ảnh. Chị buộc tóc cao lên đỉnh đầu thật gọn gàng. Trên đầu đội mũ bảo hộ lao động màu vàng tươi tắn. Mặc dù chị đeo khẩu trang nhưng em vẫn nhìn thấy làn da chị ngăm ngăm đen.
 
Ngày nào chị cũng dọn vệ sinh ngoài đường thì chắc chắn da chị không thể trắng như những người làm việc ở văn phòng. Nhưng da của chị ấy nhìn rất khỏe và đầy sức sống. Khi chị bỏ khẩu trang ra, em được nhìn tận mắt những nét đẹp trên khuôn mặt của chị. Mắt chị to, sáng lấp lánh, cặp lông mày đen và được tỉa gọn gàng. Đôi môi chị lúc nào cũng cười rạng ngời, qua nụ cười ấy em cảm nhận được chị rất thoải mái và vui vẻ với công việc mình đang làm. Bàn tay chị thoăn thoắt cầm chiếc chổi tre đưa đi đưa lại trên mặt đường, chị thu rác gọn vào một góc rồi sau đó hót rác vào thùng. Cứ đi được một đoạn, chị lại kéo cái xe đựng rác đi theo. Từng hành động được chị thực hiện rất nhanh và gọn. Chỉ một lát sau, mặt đường đã sạch sẽ và thoáng mát, không còn vương một chút lá khô hay thứ rác thải nào. Dù trời nắng hay mưa, ngày nào chị cũng cặm cụi, miệt mài với công việc.
 
Chị công nhân mà em vô tình gặp đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng. Công việc chị làm rất có ý nghĩa cho xã hội và chị xứng đáng được mọi người tôn trọng. Em sẽ luôn cố gắng học tập để có thể làm được nhiều việc có ích cho xã hội giống như chị.

»ﻲ♥maŽΩÖm♥
2 tháng 2 2019 lúc 10:48

Ngày nào cũng vậy, mỗi khi mặt trời ngả bóng là phố phường em lại rộn lên tiếng chuông với âm thanh cao vút, và đó là tiếng chuông reo gọi mọi người ra đổ rác của chị Trần Thị Hương, chị lao công chăm chỉ làm việc ở nơi em sinh sống.
 
Chị Hương khoảng gần 30 tuổi. Trong trang phục màu xanh cũ kỹ của chị là một thân hình dong dỏng cao với mái tóc dài chớm eo, chị thường hay đội trên đầu chiếc nón có cái quai được thiết kế từ một tấm khăn dài và rộng, chiếc nón đó đã khiến cho khuôn mặt chị chỉ còn hiện ra đôi mắt hiền từ màu nâu đen. Giày bata là thứ mà chị lựa chọn để bao bọc cho đôi chân của mình, nó giúp cho nắng, gió hay những vật sắc nhọn dưới lòng đường không chạm vào chân chị được. Chị Hương đi tới đâu là chiếc xe màu xanh giống như hình một chiếc hộp lớn và cây chổi dài đi theo chị. Đó chính là những công cụ giúp chị làm sạch phố phường và giải quyết rác thải cho mọi nhà.
 
Hàng ngày, từ sáng sớm em đã thấy chị có mặt ở cuối phố, lúc đấy chị đã quét được cả một đoạn phố dài. Em nghe mẹ bảo, chị phải tỉnh giấc từ khi gà còn chưa gáy để làm công việc cao cả này. Việc thức dậy sớm sẽ giúp chị hoàn thành việc của mình từ khi phố phường còn chưa đông đúc, điều đó tránh gây cản trở giao thông và thuận tiện hơn cho quá trình chị làm việc. Chị Hương rất chăm chỉ và luôn mang dáng vẻ của một người hết lòng vì nghề, chị mải miết quét từ góc này sang góc khác mà không một phút nghỉ ngơi. Khi đường phố đã sạch sẽ, chị mới ngừng lại đôi phút để uống ngụm nước. Em thích nhất là những giây phút này, bởi khi ấy em được nhìn thấy nụ cười hiền từ của chị, nó ánh lên một niềm vui sướng khi vừa hoàn thành một công việc đầy ý nghĩa. Làn da trắng ngần bất chấp sự tác động của gió sương, bụi bặm càng khiến chị trông thật xinh đẹp, trái ngược hẳn với những gì mọi người thường nghĩ về một người lao công quanh năm phải gắn liền với rác thải.
 
Chiều tà, chị lại cùng người bạn của mình là chiếc xe hình hộp màu xanh rong ruổi khắp đầu ngõ cuối phố để thu gom rác thải. Chị đi tới đâu là phố phường sạch sẽ tới đó. Từng bước chân chậm rãi, những bánh xe lăn đều đều, tiếng chuông lanh lảnh vang xa và một dáng người nho nhỏ, gầy gầy luôn khoác trên mình chiếc áo màu xanh sờn màu… tất cả đều trở nên hết sức thân thuộc đối với em nói riêng và những người dân sống ở khu phố nói chung.
 
Ngày ngày trôi đi, chị Hương vẫn miệt mài làm công việc cao cả đó như một người chiến bịnh đang cố gắng cống hiến sức mình để đem đến điều tốt đẹp cho nhân loại. Em luôn thầm cảm ơn chị cũng như tất cả những người công nhân vệ sinh dọn đường phố trên đất nước này, bởi nhờ có họ mà em và mọi người được sống trong một môi trường xanh – sạch – đẹp đúng nghĩa.

Thảo Chi ~
2 tháng 2 2019 lúc 17:11

Tụi học sinh chúng tôi hầu như chẳng ai quan tâm đến bác lao công. Nhưng không phải vì ghét bác mà là vì hầu như chúng tôi chẳng gặp bác bao giờ. Mỗi buổi sáng khi chúng tôi đến lớp, lớp đã sạch như lau cứ như chuyện cô Tấm trong quả thị vậy. Nhưng riêng đối với tôi, ấn tượng về bác lao công thật là đặc biệt. 

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.
Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.
Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.


Các câu hỏi tương tự
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Boy nha ngeo
Xem chi tiết
Nguyễn phương uyên nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Lê Hoàng Giang
Xem chi tiết
Đoàn Văn Lộc
Xem chi tiết
Golden Maknae
Xem chi tiết
Asuna Rei
Xem chi tiết
nguyễn thị tâm bình
Xem chi tiết