Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Onilne Math

Hãy sưu tầm nhưng bài thơ của Bác Hồ trong thời gian Bác gia đi tìm đường cứu nước

Ai nhanh mình sẽ tick cho!

ShinNosuke
28 tháng 10 2018 lúc 8:20

1. Bài thơ “Ảnh Bác” của Trần Đăng Khoa

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi

Ngày ngày Bác mỉm miệng cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà

Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi

Em nghe như Bác dạy lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa

Trồng rau, quét bếp, đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.

Nguyen Le Duc Anh
28 tháng 10 2018 lúc 8:21

 Bài thơ “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân

Cho ánh nắng ban mai,
Là những sớm binh minh
Cho những đêm trăng đẹp,
Là chị Hằng tươi xinh
Cây cho trái và cho hoa
Sông cho tôm và cho cá
Đồng ruộng cho bông lúa
Chim tặng lời reo ca
Anh bộ đội đến nhà,
Cho em lòng dũng cảm.
Cô giáo cho bài giảng,
Yêu xóm làng thiết tha.
Cùng em vượt đường xa xôi,
Là chiếc khăn quàng thắm tươi.
Cho em tất cả
Người mang cho em cuộc đời mới...
Tươi sáng đầy ước mơ.
Người cho em tất cả :
Là Bác Hồ Chí Minh.

võ hoàng nguyên
28 tháng 10 2018 lúc 8:22
 Bài thơ “Bác đến” của Trần Ninh Hồ (1970)

Trong sổ vàng Trung đoàn chúng con

Năm một chín năm mươi ghi một lần Bác đến.

Sao chỉ ghi ngày giờ, không ghi gì nữa cả?

Con bồn chồn hỏi chính ủy của con.

Chính ủy mỉm cười: Thật, có thế thôi

Bác đến giữa đêm, chiến sĩ mình đang ngủ

Bác bảo: "Đừng làm ồn!", Bác lặng nhìn suốt lượt

Và ngay đêm, Bác lại lên đường.

Từ buổi Bác lên đường bao nhiêu nhớ thương

Bao người đã như con lặng nhìn trong sổ?

Bao năm tháng giữa bồi hồi thức, ngủ

Đến suốt đời con thấy Bác nhìn con!

Đoàn Khắc Long
28 tháng 10 2018 lúc 8:38

Bài thơ"Người đi tìm hình của nước"

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
                         Cho cuộc đời giật dây

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi

Hiểu sao hết "Người đi tìm hình của Nước"
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
Một góc quê hương nửa đời quen thuộc
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?
                       Ơi, độc lập!
Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười

Bác thấy:
           dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt
Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc
Không còn người bỏ xác bên đường ray

Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùng

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc...
Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.

Tập-chơi-flo
28 tháng 10 2018 lúc 17:10

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn

Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
                         Cho cuộc đời giật dây

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi

Hiểu sao hết "Người đi tìm hình của Nước"
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
Một góc quê hương nửa đời quen thuộc
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?
                       Ơi, độc lập!
Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười

Bác thấy:
           dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt
Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc
Không còn người bỏ xác bên đường ray

Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùng

Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc...
Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai

co gai cua toi
14 tháng 1 2019 lúc 20:10

Đó là bài "Người đi tìm hình của nước" 

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi 
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! 
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, 
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. 

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ ? 
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! 
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, 
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! 

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp 
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! 
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! 
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn. 

Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày 
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi 
Lòng ta thành con rối, 
Cho cuộc đời giật dây! 

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê 
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ 
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ 
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi. 

Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước 
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người 
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc, 
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi... 

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất 
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai 
Thế đi đứng của toàn dân tộc 
Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người. 

Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê ? 
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá 
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ 
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya ? 

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể 
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, 
Những đất tự do, những trời nô lệ, 
Những con đường cách mạng đang tìm đi. 

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước 
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà 
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc 
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa. 

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? 
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? 
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ 
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? 

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? 
Nụ cười sẽ ra sao? 
Ơi, độc lập! 
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc 
Khi tự do về chói ở trên đầu. 

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông 
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt 
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc 
Sao vàng bay theo liềm búa công nông. 

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc 
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. 
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp 
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. 

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: 
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" 
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. 
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười, 

Bác thấy: 
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt 
Ruộng theo trâu về lại với người cày 
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc... 
Không còn người bỏ xác bên đường ray. 

Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát 
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân 
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức 
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng. 

Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê 
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối 
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói 
Những đời thường cũng có bóng hoa che. 

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc 
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần 
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt 
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân. 

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt 
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi 
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất 
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai

co gai cua toi
14 tháng 1 2019 lúc 20:13

Thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một tài sản vô giá không chỉ của đất nước Việt Nam mà còn là của chung nhân loại. Những bài thơ Người viết bằng chữ Hán, hay chữ Việt nội dung giản dị, gọn lợi, tụ ý, trong trẻo tâm hồn Việt, cao vợi nhân cách vĩ nhân, thấm đẫm tình yêu thương con người và đức hy sinh của nhà cách mạng vĩ đại. Đọc thơ Bác, ta gặp một tầm sâu rộng về tư tưởng, minh triết cội nguồn dân tộc, khát khao độc lập tự do cho đất nước, cơm no áo mặc cho mỗi phận người. Cảm xúc thơ mênh mang, mọi tầng lớp từ người lao động cần lao đến bậc trí giả đều đọc, hiểu, thấm, đồng cảm với những rung động của thi nhân.

Có nhiều tên tuổi lớn trong giới văn sĩ đã giới thiệu, nghiên cứu, bình luận thơ Bác. Nhưng nhà lý luận phê bình văn học Lê Xuân Đức có một con đường riêng, hồn cảm riêng, lặng lẽ thẩm bình thơ Bác với những khám phá, phát hiện mới và có những đóng góp đáng kể. Cảm thấu từ thơ Bác, những bài thẩm bình của Lê Xuân Đức bình dị, tinh tế, sâu lắng, chỉ vài trang viết mà lột tả được vẻ đẹp ngọc sáng của thơ Người. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận xét “Với Lê Xuân Đức việc thẩm bình không còn là việc cân chữ, cân câu mà là sống, là cảm, là hòa vào thế giới nội tâm của tác giả”.

Lê Xuân Đức cần mẫn, quyết tâm dồn tâm sức, thời gian đến những nơi Bác Hồ có thơ, lần tìm xuất xứ những bài thơ của Bác, sưu tầm, tìm thêm những bài thơ còn lưu giữ ở những vùng đất trên con đường hoạt động cách mạng của Bác. Đến nay Lê Xuân Đức đã có trong tư liệu 181 bài thơ chữ Hán, trong đó có 133 bài và bài đề từ của "Nhật ký trong tù" và 47 bài ngoài "Nhật ký trong tù" và hơn 150 bài thơ tiếng Việt. Lê Xuân Đức đã đi nhiều nước Anh, Mỹ, Pháp, Thái-lan… để tìm hiểu các bài thơ Bác viết ở đây. Ở Trung Quốc, ông đến nhiều nơi như Bắc Kinh, Nam Kinh, Hàng Châu, Quảng Châu..., đến động Long Lâm - Tĩnh Tây đọc và chụp ảnh thơ Bác viết trên vách đá, đến núi Thất Tinh - Quế Lâm để hồi ức dáng hao gầy, gian nan trên con đường hoạt động của Bác. Hai lần ông điền dã từ Tĩnh Tây đến Nam Ninh qua 30 địa danh nhà tù mà Bác bị chính quyền Trung Hoa dân quốc bắt giam, để tìm những chứng tích và sống trong tâm tưởng của "Nhật ký trong tù". Ông thân thiết với các giáo sư người Trung Quốc: Hoàng Tranh Lương Viễn, Chúc Ngưỡng Tu, Phạm Hồng Quý... để bồi bổ thêm vốn từ Hán, hiểu thêm văn hóa Trung Hoa, hiểu tận gốc thể loại thơ Bác. Một quy trình làm việc khoa học, biện chứng cả trên văn bản và cuộc đời một bài thơ.

Lê Xuân Đức say mê đọc, ngẫm, cảm, thẩm bình thơ Bác không phải 40 năm mà lâu hơn từ thuở còn sinh viên. Ông kể: “Năm 1960 tôi là sinh viên khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi tập thơ “Nhật ký trong tù” xuất bản, tôi mua và đọc ngay, đọc say mê. Tôi thấy tập thơ này có cái lạ, khác với những tập thơ của các chiến sĩ cách mạng…”. Đó là cái duyên, là tri ân của người làm lý luận phê bình, với nhà thơ.

Chúng ta hãy cùng đọc một số bài trong “Thẩm bình thơ chữ Hán Hồ Chí Minh” để thấy tính nhân văn, duy lý, duy mỹ, duy cảm của nhà lý luận phê bình Lê Xuân Đức. Bài “Lên núi” thể hiện chí khí người chiến sĩ cách mạng: “Ngẩng đầu mặt trời đỏ/ Bên suối một nhành mai”. Lê Xuân Đức viết bình giản đơn mà thâm thúy: “Cảm hứng đăng cao và viết về “Lên núi” trong thơ đông tây kim cổ không phải là hiếm. Nhưng ngắn gọn, hàm súc mà nói được cái lớn lao, cứng cỏi, cái thanh tú như bài “Thướng sơn” của Bác Hồ quả là không nhiều, nếu không muốn nói chỉ một vài”.

Bài Đề từ tập "Nhật ký trong tù" là tuyên ngôn và tự răn mình của Bác: “Muốn lên sự nghiệp lớn/ Tinh thần càng phải cao”. Lê Xuân Đức kiệm lời bình mà tụ gom bản chất con người thi nhân “Bài Đề từ là bài thơ của ý chí, bài thơ của tự do, bài thơ của tinh thần”.

Đề tài về “Mây gió trăng hoa tuyết núi sông” vào thơ của bao thi sĩ. Với trăng trong "Nhật ký trong tù" của Bác Hồ, là trăng của người cách mạng ở chốn lao tù khác trăng ở lầu son, gác tía của Lý Bạch, khác trăng ao tù lặng lẽo của Nguyễn Khuyến. Bài “Ngắm trăng” đẹp về tâm thế, mới về cảm xúc, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Lê Xuân Đức soi chiếu được hồn vía của Người thơ và trăng: “Thật bất ngờ thú vị biết bao, phải là cảnh ấy, đêm ấy, người ấy lên đến đỉnh cao của sự thanh khiết, phóng khoáng nên lần đầu tiên Bác Hồ tự bộc lộ, tự nhận mình là thi gia - nhà thơ”.

Người làm thơ như Bác là bậc trí tài. Người thẩm bình thơ Lê Xuân Đức là người mê cảm, tri ân. Cảm yêu, thẩm bình dăm bài đã khó, cảm yêu, thẩm bình hàng trăm bài của một tác giả thì khó vạn lần, phải có tấm lòng kính yêu vô hạn với Bác Hồ như thế nào, Lê Xuân Đức mới vượt qua được những thử thách của công việc phê bình văn chương. Tôi miên man lật mở những trang thẩm bình như đang được tác giả Lê Xuân Đức dẫn dắt chiêm ngưỡng một công viên đầy hương sắc. Đây là vườn hồng sắc đỏ mầu cờ đất nước, đây là hàng hoa cúc vàng bình dị ngời ngời ngôi sao dẫn lối, giàn hoa tím mỏng mảnh thủy chung, hồ sen nhỏ tĩnh lặng, tinh khiết, thảm cỏ xanh mềm nâng đỡ những cánh lá rơi. Tôi đi trong mê cảm thanh tao hồn cõi, vững tin tâm thế đất nước, dân tộc, lãnh tụ mến yêu. Cặm cụi trên bàn phím, trang giấy chọn lọc câu chữ để lột tả hết cái thần của thơ Bác. Từ năm 2002 đến nay, ông đã xuất bản 15 công trình về thơ Bác Hồ, tập nào cũng trang trọng như tấm lòng tác giả và nhà làm sách.

Đó là những kỷ niệm tròn đầy của một nhà giáo, một nhà văn, nhà hoạt động xã hội. Còn gì ở cuộc đời, nếu phía sau ta, phía trước ta, không có niềm say mê khao khát về cái thiện, cái chân, cái mỹ cho thế giới này. Công việc thẩm bình thơ Bác Hồ đã là lẽ sống của nhà giáo - nhà lý luận phê bình Lê Xuân Đức. Tôi xin mượn lời chia sẻ của giáo sư Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện văn học Việt Nam thay cho lời kết: “Những công việc đó tôi nghĩ là không lúc nào cạn hết nguồn hứng thú, bởi tôi tin nhà văn Lê Xuân Đức cũng như tôi, chúng ta đều có chung một ý nghĩ: Văn thơ Hồ Chí Minh - thế giới không cùng cho những khám phá”.

nhớ k cho mink nhé
ShinNosuke
14 tháng 1 2019 lúc 20:16

Thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một tài sản vô giá không chỉ của đất nước Việt Nam mà còn là của chung nhân loại. Những bài thơ Người viết bằng chữ Hán, hay chữ Việt nội dung giản dị, gọn lợi, tụ ý, trong trẻo tâm hồn Việt, cao vợi nhân cách vĩ nhân, thấm đẫm tình yêu thương con người và đức hy sinh của nhà cách mạng vĩ đại. Đọc thơ Bác, ta gặp một tầm sâu rộng về tư tưởng, minh triết cội nguồn dân tộc, khát khao độc lập tự do cho đất nước, cơm no áo mặc cho mỗi phận người. Cảm xúc thơ mênh mang, mọi tầng lớp từ người lao động cần lao đến bậc trí giả đều đọc, hiểu, thấm, đồng cảm với những rung động của thi nhân.

Có nhiều tên tuổi lớn trong giới văn sĩ đã giới thiệu, nghiên cứu, bình luận thơ Bác. Nhưng nhà lý luận phê bình văn học Lê Xuân Đức có một con đường riêng, hồn cảm riêng, lặng lẽ thẩm bình thơ Bác với những khám phá, phát hiện mới và có những đóng góp đáng kể. Cảm thấu từ thơ Bác, những bài thẩm bình của Lê Xuân Đức bình dị, tinh tế, sâu lắng, chỉ vài trang viết mà lột tả được vẻ đẹp ngọc sáng của thơ Người. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận xét “Với Lê Xuân Đức việc thẩm bình không còn là việc cân chữ, cân câu mà là sống, là cảm, là hòa vào thế giới nội tâm của tác giả”.

Lê Xuân Đức cần mẫn, quyết tâm dồn tâm sức, thời gian đến những nơi Bác Hồ có thơ, lần tìm xuất xứ những bài thơ của Bác, sưu tầm, tìm thêm những bài thơ còn lưu giữ ở những vùng đất trên con đường hoạt động cách mạng của Bác. Đến nay Lê Xuân Đức đã có trong tư liệu 181 bài thơ chữ Hán, trong đó có 133 bài và bài đề từ của "Nhật ký trong tù" và 47 bài ngoài "Nhật ký trong tù" và hơn 150 bài thơ tiếng Việt. Lê Xuân Đức đã đi nhiều nước Anh, Mỹ, Pháp, Thái-lan… để tìm hiểu các bài thơ Bác viết ở đây. Ở Trung Quốc, ông đến nhiều nơi như Bắc Kinh, Nam Kinh, Hàng Châu, Quảng Châu..., đến động Long Lâm - Tĩnh Tây đọc và chụp ảnh thơ Bác viết trên vách đá, đến núi Thất Tinh - Quế Lâm để hồi ức dáng hao gầy, gian nan trên con đường hoạt động của Bác. Hai lần ông điền dã từ Tĩnh Tây đến Nam Ninh qua 30 địa danh nhà tù mà Bác bị chính quyền Trung Hoa dân quốc bắt giam, để tìm những chứng tích và sống trong tâm tưởng của "Nhật ký trong tù". Ông thân thiết với các giáo sư người Trung Quốc: Hoàng Tranh Lương Viễn, Chúc Ngưỡng Tu, Phạm Hồng Quý... để bồi bổ thêm vốn từ Hán, hiểu thêm văn hóa Trung Hoa, hiểu tận gốc thể loại thơ Bác. Một quy trình làm việc khoa học, biện chứng cả trên văn bản và cuộc đời một bài thơ.

Lê Xuân Đức say mê đọc, ngẫm, cảm, thẩm bình thơ Bác không phải 40 năm mà lâu hơn từ thuở còn sinh viên. Ông kể: “Năm 1960 tôi là sinh viên khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi tập thơ “Nhật ký trong tù” xuất bản, tôi mua và đọc ngay, đọc say mê. Tôi thấy tập thơ này có cái lạ, khác với những tập thơ của các chiến sĩ cách mạng…”. Đó là cái duyên, là tri ân của người làm lý luận phê bình, với nhà thơ.

Chúng ta hãy cùng đọc một số bài trong “Thẩm bình thơ chữ Hán Hồ Chí Minh” để thấy tính nhân văn, duy lý, duy mỹ, duy cảm của nhà lý luận phê bình Lê Xuân Đức. Bài “Lên núi” thể hiện chí khí người chiến sĩ cách mạng: “Ngẩng đầu mặt trời đỏ/ Bên suối một nhành mai”. Lê Xuân Đức viết bình giản đơn mà thâm thúy: “Cảm hứng đăng cao và viết về “Lên núi” trong thơ đông tây kim cổ không phải là hiếm. Nhưng ngắn gọn, hàm súc mà nói được cái lớn lao, cứng cỏi, cái thanh tú như bài “Thướng sơn” của Bác Hồ quả là không nhiều, nếu không muốn nói chỉ một vài”.

Bài Đề từ tập "Nhật ký trong tù" là tuyên ngôn và tự răn mình của Bác: “Muốn lên sự nghiệp lớn/ Tinh thần càng phải cao”. Lê Xuân Đức kiệm lời bình mà tụ gom bản chất con người thi nhân “Bài Đề từ là bài thơ của ý chí, bài thơ của tự do, bài thơ của tinh thần”.

Đề tài về “Mây gió trăng hoa tuyết núi sông” vào thơ của bao thi sĩ. Với trăng trong "Nhật ký trong tù" của Bác Hồ, là trăng của người cách mạng ở chốn lao tù khác trăng ở lầu son, gác tía của Lý Bạch, khác trăng ao tù lặng lẽo của Nguyễn Khuyến. Bài “Ngắm trăng” đẹp về tâm thế, mới về cảm xúc, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Lê Xuân Đức soi chiếu được hồn vía của Người thơ và trăng: “Thật bất ngờ thú vị biết bao, phải là cảnh ấy, đêm ấy, người ấy lên đến đỉnh cao của sự thanh khiết, phóng khoáng nên lần đầu tiên Bác Hồ tự bộc lộ, tự nhận mình là thi gia - nhà thơ”.

Người làm thơ như Bác là bậc trí tài. Người thẩm bình thơ Lê Xuân Đức là người mê cảm, tri ân. Cảm yêu, thẩm bình dăm bài đã khó, cảm yêu, thẩm bình hàng trăm bài của một tác giả thì khó vạn lần, phải có tấm lòng kính yêu vô hạn với Bác Hồ như thế nào, Lê Xuân Đức mới vượt qua được những thử thách của công việc phê bình văn chương. Tôi miên man lật mở những trang thẩm bình như đang được tác giả Lê Xuân Đức dẫn dắt chiêm ngưỡng một công viên đầy hương sắc. Đây là vườn hồng sắc đỏ mầu cờ đất nước, đây là hàng hoa cúc vàng bình dị ngời ngời ngôi sao dẫn lối, giàn hoa tím mỏng mảnh thủy chung, hồ sen nhỏ tĩnh lặng, tinh khiết, thảm cỏ xanh mềm nâng đỡ những cánh lá rơi. Tôi đi trong mê cảm thanh tao hồn cõi, vững tin tâm thế đất nước, dân tộc, lãnh tụ mến yêu. Cặm cụi trên bàn phím, trang giấy chọn lọc câu chữ để lột tả hết cái thần của thơ Bác. Từ năm 2002 đến nay, ông đã xuất bản 15 công trình về thơ Bác Hồ, tập nào cũng trang trọng như tấm lòng tác giả và nhà làm sách.

Đó là những kỷ niệm tròn đầy của một nhà giáo, một nhà văn, nhà hoạt động xã hội. Còn gì ở cuộc đời, nếu phía sau ta, phía trước ta, không có niềm say mê khao khát về cái thiện, cái chân, cái mỹ cho thế giới này. Công việc thẩm bình thơ Bác Hồ đã là lẽ sống của nhà giáo - nhà lý luận phê bình Lê Xuân Đức. Tôi xin mượn lời chia sẻ của giáo sư Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện văn học Việt Nam thay cho lời kết: “Những công việc đó tôi nghĩ là không lúc nào cạn hết nguồn hứng thú, bởi tôi tin nhà văn Lê Xuân Đức cũng như tôi, chúng ta đều có chung một ý nghĩ: Văn thơ Hồ Chí Minh - thế giới không cùng cho những khám phá”.


Các câu hỏi tương tự
minamoto shizuka
Xem chi tiết
KIM TAEHYUNG
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Di
Xem chi tiết
Bạch Dương Cute
Xem chi tiết
Uchiha Sarada
Xem chi tiết
Cô Nàng đáng yêu
Xem chi tiết
Xem chi tiết
ha le
Xem chi tiết
Nguyễn Vân Anh
Xem chi tiết