1. Hoàn cảnh kí kết của 2 hiệp định
* Giống nhau: cả hai hiệp định đều xuất phát từ thắng lợi quân sự quyết định:
– Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954 ): ta có chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
– Hiệp định Pari: trận Điện Biên Phủ trên không trong 12 ngày đêm ( từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972), quân và dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của Mỹ. Qua đó, đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
* Khác nhau: thành phần tham dự:
– Hội nghị Giơ-ne-vơ gồm 9 bên ( Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, 3 chính phủ tay sai của Pháp ở Đông Dương, Việt Nam) do vậy là một hội nghị mang tính quốc tế để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Hoàn cảnh quốc tế lúc đó không thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
– Hội nghị Pari: tuy là đàm phán 4 bên ( Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn), nhưng thực chất là lập trường của hai bên: Việt Nam và Hoa Kỳ. Như vậy, hoàn cảnh kí kết Hiệp định Pari có lợi hơn so với Hiệp định Giơ-ne-vơ.
2. Nội dung hiệp định
* Giống nhau:
Các nước đế quốc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Các nước đế quốc cam kết rút hết quân xâm lược về nước để Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.
* Khác nhau:
– Quy định vị trí đóng quân:
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định: ở Việt Nam được phân chia làm hai vùng đóng quân riêng biệt, từ vĩ tuyến 17 ( dọc sông Bến Hải, Quảng Trị) trở ra Bắc thuộc quyền kiểm soát của ta, từ vĩ tuyến 17 trở vào thuộc quyền kiểm soát của địch. Do đó, hai bên thực hiện tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.
+ Hiệp định Pari: không quy định hai vùng đóng quân riêng biệt, không có tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực. Sau hiệp định, ta đã tạo ra một hình thái có lợi thế cho ta.
– Quy định thời gian rút quân:
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ: Pháp phải rút khỏi miền Bắc sau 300 ngày và ở Nam Đông Dương sau hai năm. Do đó về phía thực dân Pháp có nhiều thời gian để tìm cách phá hoại cách mạng, gây khó khăn cho ta.
+ Hiệp định Pari: Mỹ phải rút quân sau 60 ngày kể từ sau khi ký, nên điều kiện phá hoại cách mạng của Mỹ bị hạn chế.
3. Ý nghĩa 2 hiệp định :
* Giống nhau:
– Đều là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, kết hợp chính trị và đấu tranh ngoại giao, kết quả của sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta trong sự nghiệp chống ngoại xâm của toàn dân tộc.
– Các nước đế quốc công nhân quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước.
* Khác nhau:
– Hiệp định Giơ-ne-vơ: tuy là một thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn tiếp tục để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vì sau khi Pháp rút quân ở miền Nam liển có Mỹ thay thế.
– Hiệp định Pari: việc quân Mỹ phải rút khỏi nước ta, phải công nhân các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và làm cho chính quyền Sài Gòn bị suy yếu, so sánh lực lượng giữa ta và địch thay đổi theo hướng có lợi cho nhân dân ta. Do đó tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đứng lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Trả lời :
Những điểm giống nhau giữa hai hiệp định
* Hoàn cảnh kí kết: đều có thắng lợi về chính trị và quân sự trên chiến trường, có những trận chiến quyết định là trận Điện Biên Phủ năm 1954 và Điện Biên Phủ trên không năm 1972.
* Nội dung cơ bản:
- Đều buộc các nước đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
- Đều đưa đến việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.
- Đều đưa đến việc đế quốc phải rút quân về nước.
* Ỷ nghĩa lịch sử:
- Đều là sự phản ánh, ghi nhận thắng lợi giành được trên chiến trường của quân và dân ta.
- Đều là hiệp định hòa hoãn đưa đến việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, là cơ sở pháp lí cho độc lập dân tộc.
b) Những điểm khác nhau giữa hai hiệp định
Hiệp định Giơnevơ 1954 | Hiệp định Pari 1973 |
* Hoàn cảnh kí kết: - Là hội nghị quốc tế có sự chi phối của các nước lớn như Nga, Mĩ. |
- Thành phần tham dự gồm 4 bên nhưng thực chất là lập trường của hai bên: Việt Nam và Hoa Kì => Hoàn cảnh kí kết có lợi so với Hiệp định Giơ-ne-vơ. |
* Nội dung cơ bản: - Quy định vị trí đóng quân: Quy định ở Việt Nam được chia làm hai vùng đóng quân riêng biệt. Hai bên thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. - Quy định thời gian rút quân: Pháp phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam sau 300 ngày và Nam Đông Dương sau hai năm. Do đó Pháp có nhiều thời gian để tìm cách phá hoại cách mạng, gây khó khăn cho ta. |
- Quy định vị trí đóng quân: Không quy định hai vùng đóng quân riêng biệt, không có tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. Tình hình sau Hiệp định có lợi cho ta. - Quy định thời gian rút quân: Mĩ phải rút quân sau 60 ngày kể từ sau khi kí Hiệp định. Vì vậy, điều kiện phá hoại cách mạng của Mĩ bị hạn chế. |
* Ỷ nghĩa lịch sử: - Phản ánh không đầy đủ thắng lợi của ta trên chiến trường, sau khi kí hiệp định ta vẫn phải đấu tranh chống Mĩ xâm lược, thắng lợi không toàn diện, chưa giành được toàn diện các mặt độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn diện lãnh thổ. |
- Phản ánh đầy đủ thắng lợi trên chiến trường, giành được độc lập , chủ quyền, thống nhất , toàn vẹn lãnh thổ, là đỉnh cao trong đấu tranh ngoại giao của ta. |
1. Hoàn cảnh kí kết của 2 hiệp định
* Giống nhau: cả hai hiệp định đều xuất phát từ thắng lợi quân sự quyết định:
– Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954 ): ta có chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
– Hiệp định Pari: trận Điện Biên Phủ trên không trong 12 ngày đêm ( từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972), quân và dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của Mỹ. Qua đó, đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
* Khác nhau: thành phần tham dự:
– Hội nghị Giơ-ne-vơ gồm 9 bên ( Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, 3 chính phủ tay sai của Pháp ở Đông Dương, Việt Nam) do vậy là một hội nghị mang tính quốc tế để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Hoàn cảnh quốc tế lúc đó không thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
– Hội nghị Pari: tuy là đàm phán 4 bên ( Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn), nhưng thực chất là lập trường của hai bên: Việt Nam và Hoa Kỳ. Như vậy, hoàn cảnh kí kết Hiệp định Pari có lợi hơn so với Hiệp định Giơ-ne-vơ.
2. Nội dung hiệp định
* Giống nhau:
Các nước đế quốc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Các nước đế quốc cam kết rút hết quân xâm lược về nước để Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.
* Khác nhau:
– Quy định vị trí đóng quân:
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định: ở Việt Nam được phân chia làm hai vùng đóng quân riêng biệt, từ vĩ tuyến 17 ( dọc sông Bến Hải, Quảng Trị) trở ra Bắc thuộc quyền kiểm soát của ta, từ vĩ tuyến 17 trở vào thuộc quyền kiểm soát của địch. Do đó, hai bên thực hiện tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.
+ Hiệp định Pari: không quy định hai vùng đóng quân riêng biệt, không có tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực. Sau hiệp định, ta đã tạo ra một hình thái có lợi thế cho ta.
– Quy định thời gian rút quân:
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ: Pháp phải rút khỏi miền Bắc sau 300 ngày và ở Nam Đông Dương sau hai năm. Do đó về phía thực dân Pháp có nhiều thời gian để tìm cách phá hoại cách mạng, gây khó khăn cho ta.
+ Hiệp định Pari: Mỹ phải rút quân sau 60 ngày kể từ sau khi ký, nên điều kiện phá hoại cách mạng của Mỹ bị hạn chế.
3. Ý nghĩa 2 hiệp định :
* Giống nhau:
– Đều là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, kết hợp chính trị và đấu tranh ngoại giao, kết quả của sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta trong sự nghiệp chống ngoại xâm của toàn dân tộc.
– Các nước đế quốc công nhân quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước.
* Khác nhau:
– Hiệp định Giơ-ne-vơ: tuy là một thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn tiếp tục để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vì sau khi Pháp rút quân ở miền Nam liển có Mỹ thay thế.
– Hiệp định Pari: việc quân Mỹ phải rút khỏi nước ta, phải công nhân các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và làm cho chính quyền Sài Gòn bị suy yếu, so sánh lực lượng giữa ta và địch thay đổi theo hướng có lợi cho nhân dân ta. Do đó tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đứng lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.