Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn

Hãy kể sơ qua về nội dung  của 2 văn bản Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na

Nguyễn
8 tháng 12 2021 lúc 13:33

Ai giúp ii.-.

Nguyên Khôi
8 tháng 12 2021 lúc 13:34

Tham khảo:

Nội dung cơ bản của bộ sử thi Mahabharata nói về cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai dòng họ Kaurava và Pandava, cả hai đều là dòng dõi vua Bharata vào khoảng thế kỷ 11 TCN đến thế kỷ 10 TCN. Do đó tên Mahabharata có nghĩa là "các truyện vĩ đại của triều đại nhà Bharata".

Bên cạnh nội dung chính, chỉ chiếm chừng 1/5 độ dài tác phẩm, bộ sử thi này còn có rất nhiều sự tích thần linh, những truyện ngụ ngôn về muông thú, những cuộc phiêu lưu và những câu chuyện tình thú vị, hấp dẫn ly kỳ (như chuyện nàng Savitri cãi lại Diêm vương để được lấy anh chàng đốn củi...). Nhưng trong tác phẩm Mahabharata, các giáo sĩ Ấn Độ giáo đã đưa vào những giáo lý triết học tự biện siêu hình về pháp (dharma), nghiệp (karma), về sự giải thoát (moksha), những ẩn dụ triết học, châm ngôn xử thế...

Sử thi này gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ, chưa bằng 1/4 khối lượng dòng thơ của bộ Mahabharata nhưng bố cục chặt chẽ hơn. Chủ đề của tác phẩm là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita.

Xưa kia ở vương quốc Kosala có ông vua già yếu tên là Dasaratha, có bốn người con trai do bà vợ sinh ra. Con cả Rama hơn hẳn các em về tài đức. Vua có ý định nhường ngôi cho chàng, nhưng vì bị trói buộc bởi lời hứa với bà vợ thứ hai Kaikeyî xinh đẹp cho nên đã đày Rama vào rừng 14 năm và trao ngôi lại cho Bharata, con của Kaikeyî.

Vợ Rama, nàng Sita, cùng em trai Laksmana tình nguyện theo Rama vào rừng sống ẩn, luyện tập võ nghệ. Quỷ vương Rãvana ở đảo Lanka lập mưu cướp nàng Sita đem về làm vợ. Hắn dụ dỗ và ép buộc nàng nhưng nàng đã kịch liệt chống cự. Mất Sita, Rama đau buồn khôn xiết. Chàng quyết tâm cứu bằng được vợ trở về. Trên đường đi, Rama gặp và giúp đỡ vua khỉ Xugriva, sau đó chàng được tướng khỉ Hanuman cùng đoàn quân khỉ giúp. Cuối cùng Rama cũng c­ứu được Sita.

Nhưng sau chiến thắng vẻ vang đó, để bảo vệ danh dự, đạo đức của mình, cũng như của chính người vợ thân yêu, chàng từ chối Sita, bởi chàng nghi ngờ tiết hạnh của nàng trong thời gian bị giam cầm với Quỷ vương Ravana. Để Rama tin ở lòng chung thủy của mình, Sita đã bước vào lửa. Thần lửa Agni biết được nàng trong sạch, đã cứu nàng. Thấy vậy Rama vô cùng sung sướng, giang tay đón nàng. Hai người đưa nhau trở về kinh đô trong cảnh chào đón nồng nhiệt của dân chúng.

Lysr
8 tháng 12 2021 lúc 13:40

-Ra-ma-ya-na (kì tích của hoàng tử Ra-ma) là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ, do Van-mi-ki hoàn thiện vào khoảng thế kỉ IV hoặc thế kỉ III trước Công nguyên. Hay là một thiên sử thi vĩ đại đầy chất bi hùng, chói lọi ánh hào quang huyền thoại, mở ra thời đại rực rỡ trong văn học Ấn Độ. 
Về nội dung ý nghĩa, Ra-ma-ya-na là bức tranh hiện thực mang tính hoành tráng của xã hội Ấn Độ cổ đại, phản ánh ba ý nghĩa: (1) Ca ngợi chiến công và đạo đức của anh hùng Ra-ma - con người thiện, nhân vật lí tưởng của đẳng cấp Kơ-xa-try-a (đẳng cấp vương công quý tộc, võ sĩ). (2) Ca ngợi phẩm hạnh chung thuỷ, kiên trinh, bất khuất của Xi-ta - người phụ nữ kiểu mẫu của Ấn Độ cổ đại, (3) Phản ánh sự phát triển đất nước Ấn Độ từ bắc xuống nam thông qua cuộc hành trình của Ra-ma tiến đánh đảo Lan-ca tiêu diệt quỷ vương Ka-va-na.

 

-Nội dung cơ bản của bộ sử thi Mahabharata nói về cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai dòng họ Kaurava và Pandava, cả hai đều là dòng dõi vua Bharata vào khoảng thế kỷ 11 TCN đến thế kỷ 10 TCN. Do đó tên Mahabharata có nghĩa là "các truyện vĩ đại của triều đại nhà Bharata".

Bên cạnh nội dung chính, chỉ chiếm chừng 1/5 độ dài tác phẩm, bộ sử thi này còn có rất nhiều sự tích thần linh, những truyện ngụ ngôn về muông thú, những cuộc phiêu lưu và những câu chuyện tình thú vị, hấp dẫn ly kỳ (như chuyện nàng Savitri cãi lại Diêm vương để được lấy anh chàng đốn củi...). Nhưng trong tác phẩm Mahabharata, các giáo sĩ Ấn Độ giáo đã đưa vào những giáo lý triết học tự biện siêu hình về pháp (dharma), nghiệp (karma), về sự giải thoát (moksha), những ẩn dụ triết học, châm ngôn xử thế...

 


Các câu hỏi tương tự
Dương Quang Long
Xem chi tiết
Trần Minh Đức
Xem chi tiết
trandinhtrung
Xem chi tiết
thu phuong vu
Xem chi tiết
18-đặng nguyễn đức khôi...
Xem chi tiết
Dương Thị Thanh
Xem chi tiết
Vũ Hoàng
Xem chi tiết
VŨ HÀ MAI PHƯƠNG
Xem chi tiết
Nhữ Hải Nam
Xem chi tiết