Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Hãy kể lại trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 

Ai kể đc cho 3 tk

Trận Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng thuộc đất Đại Việt, là một trận đánh quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông trong lịch sử Việt Nam.

Đây là chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy trước quân xâm lược Nguyên Mông. Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng (với khoảng hơn 4 vạn quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến[1]), và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần thắng lớn.[2] Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.[4]

Đại thắng này là một chiến quả của kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương, mở đầu với việc quân sĩ của ông lừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút. Quân Nguyên vấp phải sự chiến đấu mãnh liệt của quân Thánh Dực dưới quyền Nguyễn Khoái (Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông bị bắt trong trận này), tiếp theo đó các vua Trần đem binh tới ác chiến, đập tan nát quân Nguyên. Tiếp theo đó, quân Trần mai phục hai bên cũng dũng vũ xông ra, tiếp tục diệt tan quân địch. Khi nước triều rút, quân Nguyên hoàn toàn lâm vào thảm họa.[1][2] Với sự hoàn tất sứ mệnh phá hủy đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi, toàn thắng này dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 và hoàn toàn phá tan âm mưu xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên.[1] Chiến tích vẻ vang này của Trần Hưng Đạo cùng với hai vị minh quân triều Trần đã lưu danh trong lịch sử Việt Nam, và là đề tài cho nhiều tác phẩm văn học Việt Nam thời Trung đại, dưới ngòi bút của các danh sĩ Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi,...[5] Trương Hán Siêu đã thuật lại diễn biến cuộc chiến này trong bài "Phú sông Bạch Đằng" như sau: "Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói/[...]/Trận đánh được thua chửa phân/Chiến lũy bắc nam chống đối/[...]/Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/Những tưởng gieo roi một lần/Quét sạch Nam bang bốn cõi/[...]/Trời cũng chiều người/Hung đồ hết lối!"

Nguyễn Viết Ngọc
9 tháng 5 2019 lúc 20:55

*Diễn biến chiến thắng Bạch Đằng 1288…
- Tháng 1/1288 Thoát Hoan chiếm Thăng Long. Kế hoạch “vườn không nhà trống” của nhà Trần làm quân Nguyên tuyệt vọng….
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả 2 mặt thủy bộ…
- Tháng 4/1288 đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng của quân ta…
- Cuộc chiến đấu trên sông Bạch Đằng diễn ra ác liệt. ..Toàn bộ quân giặc bị tiêu diệt. Oâ Mã Nhi bị bắt…
- Quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy rút về Trung Quốc bị ta tập kích liên tiếp. Cuộc kháng chiến lần 3 kết thúc thắng lợi.

GOODBYE!
9 tháng 5 2019 lúc 20:56

tra mạng

t.i.c.k nha

Phan Ngọc Trâm
9 tháng 5 2019 lúc 20:58

- Tháng 4 - 1288, Ô Mã Nhi rút quân về theo hướng sông Bạch Đằng.

- Lúc triều lên ta nhử được vào trận địa cóc ngầm.

- thủy triều rút ta đổ ra đánh, hàng loạt bè lửa xuôi ngang theo nước triều, thuyền địch tan tác.

- Ô Mã Nhi bị bắt, toàn bộ thủy binh bị ta tiêu diệt gọn.

- Quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy cũng bị ta truy kích liên tiếp.

* Kháng chiến thắng lợi

~ Gril ~ ^_^
9 tháng 5 2019 lúc 20:58

Bài làm:

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta là một trong số những minh chứng tiêu biểu cho những giá trị vững bền và bất diệt trước vòng xoáy "một đi không trở lại" của thời gian. Điều này đã được in đậm dấu ấn trong những trang sử vẻ vang của dân tộc qua những trận chiến đối đầu với giặc ngoại xâm đầy khốc liệt. Trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc ta, chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc, đánh dấu sự kết thúc và chấm dứt hơn một nghìn năm chế độ phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta.

Cuộc chiến đấu trên sông Bạch Đằng tuy diễn ra vào năm 938 nhưng được nhen nhóm và bắt nguồn từ một sự kiện diễn ra vào năm 931. Lúc bấy giờ, nước ta chưa có quốc hiệu chính thức và được gọi với tên là Tĩnh Hải quân. Trước sự đàn áp của quân Nam Hán - một trong số mười nước lớn mạnh và tôn xưng là "Ngũ đại Thập quốc", người anh hùng Dương Đình Nghệ đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại quân Nam Hán. Sau chiến thắng này, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ và và giành được quyền tự chủ cho Tĩnh Hải quân. Tuy nhiên, 6 năm qua đi, binh biến bất ngờ xảy ra, để thỏa mãn tham vọng về quyền lực, một nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn đã làm phản để cướp ngôi Tiết độ sứ. Ngô Quyền vốn là một tướng sĩ dưới trướng Dương Đình Nghệ, bất bình trước hành động phản bội của Kiều Công Tiễn đã tập hợp một số binh lính trung thành và nghĩa khí để trừng trị, tiêu diệt kẻ cướp ngôi. Lúc bấy giờ, Kiều Công Tiễn tuy đã trở thành Tiết độ sứ nhưng lại hết sức lo sợ trước đội quân của Ngô Quyền, vì thế mà y đã cầu cứu sự giúp đỡ của quân Nam Hán để bảo vệ tính mạng cũng như quyền lực của bản thân. Hành động này của hắn đã khiến cho quân Nam Hán một lần nữa đặt bước chân xâm lược lên bờ cõi nước ta. Lưu Nghiễm - vua Nam Hán đã cử con trai thứ 9 là Lưu Hoằng Tháo thống lĩnh và đưa quân tiến vào nước ta. Đó chính là bối cảnh rộng diễn ra cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Vũ Quang Linh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Ha Tung Lam
Xem chi tiết
kirito
Xem chi tiết
Nana
Xem chi tiết
 Đào Nguyễn Tú Chi
Xem chi tiết
Ngô Thị Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Vũ Hạnh Lâm
Xem chi tiết