Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
đinh thị ngọc lan

Hãy kể lại một KỈ NIỆM của em với một thầy cô giáo cũ của mình

Thư Phan
24 tháng 11 2021 lúc 14:42

Tham khảo :

Các bạn thân mến!

Trong đời học sinh, ai cũng có những kỉ niệm vui buồn về thầy cô, bè bạn. Có những kỉ niệm sâu sắc đến mức nó sẽ theo ta suốt cả cuộc đời. Sau đây, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm như thế về thầy Đức, chủ nhiệm lớp 8A năm ngoái.

Thú thật với các bạn, tôi chẳng thể nào yêu thích nổi môn Toán. Không phải do thầy dạy dở mà là vì tôi dốt. Cho nên cứ đến giờ Toán là tôi cảm thấy chán ngán, đầu óc vẩn vơ đâu đâu. Lời thầy giảng vào tai nọ ra tai kia, chẳng đọng chút gì trong óc tôi cả. Nhìn các bạn giải bài tập vừa nhanh, vừa đúng, lại trao đổi với nhau hào hứng, sôi nổi, tôi phục lắm!

Ấy thế nhưng tôi lại là “cây Văn” và “cây Anh văn” của lớp đấy nhé! Điểm 8, 9 hai môn này với tôi chỉ là chuyện thường thôi. Tôi tự hào về điều đó nên cũng hơi “kiêu”.

Nhiều lần, thầy Đức khuyên tôi không nên học lệch, phải cố gắng học các môn tự nhiên để đạt kết quả tốt hơn. Nếu không, sang năm lên lớp 9 là gay. Nghe lời thầy, tôi đã nhờ bạn Trí kèm thêm môn Lí và bạn Hùng kèm thêm môn Hoá. Còn thầy Đức, thầy sẵn sàng giảng lại thật kĩ những bài nào tôi chưa hiểu hoặc hiểu lơ mơ. Nhiệt tình của thầy khiến tôi cảm động. Tôi tự nhủ sẽ nghiêm túc và tự giác học tập để thầy vui.

Thế nhưng chuyện buồn lại xảy ra ngay sau đó. Mà nguyên nhân cũng lại do tính chủ quan, lơ là của tôi trong học tập.

Tôi còn nhớ hôm ấy là thứ năm. Đầu tiết 1, thầy Đức cho làm bài kiểm tra 15 phút về lí thuyết của bài Hình học tuần trước. Tôi hoảng sợ và lúng túng mất hồi lâu vì đã quên hết cả. Nhìn sang bên cạnh, các bạn đang chăm chú viết. Tôi loay hoay cô vắt óc nhớ lại nhưng nội dung định lí cứ trốn đâu mất cả. Năm phút trôi qua. Mồ hôi đã bắt đầu rịn ra trên trán và chảy dọc sống lưng tôi.

Bất chợt, trong đầu tôi loé lên một tia sáng và tôi bám chặt lấy nó như người chết đuối vớ được phao: Giờ Hình tuần trước, tôi quên mang theo vở nên đã chép bài vào cuốn nháp, mà cuốn nháp thì tôi đang dùng để kê tờ giấy làm bài kiểm tra. May quá! Nhân lúc thầy nhìn sang dãy bàn bên trái, tôi lật giở rất nhanh, tìm đúng chỗ và cố giữ vẻ mặt thản nhiên, tôi chép lia chép lịa, không sót chữ nào.

Thầy Đức báo đã hết giờ kiểm tra. Bạn Hùng lớp trưởng đi thu bài mang lên nộp cho thầy. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì hành động gian dối không bị ai phát hiện. Tuy thế, trong thâm tâm, tôi vẫn lo lắng.

Đúng một tuần sau, thầy Đức trả bài. Tôi đi học muộn, chẳng dám vào, đành ngồi nép dưới chân tường chỗ cửa sổ cuối lớp. Tiếng thầy Đức nói, tôi nghe rõ mồn một:

– Hôm nay, thầy tuyên dương bạn Hải đã có tiến bộ vượt bậc. Hải rất thuộc bài. Thầy cho Hải điểm 10 toán đầu tiên. Rất tiếc, Hải không có mặt ở đây! Các em hãy học tập tinh thần phấn đấu vươn lên của Hải!

Trời ơi! Giá như lúc ấy đất dưới chân tôi nứt ra để tôi chui xuống trốn thì hay biết mấy! Tôi xấu hổ vô cùng và không ngớt thầm mắng nhiếc mình là đồ dối trá vô liêm sỉ. Cũng may mà đi học muộn chứ nếu ở trong lớp lúc này, chỉ cần các bạn nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ và giễu cợt thì tôi cũng đủ “chết đứng” rồi!

Tôi lom khom cúi rạp xuống để không ai phát hiện ra rồi len lén vòng qua hồ nước, ngồi ở đó chờ hết tiết Toán mới dám vào. Vừa thấy tôi, đám bạn trai cùng bàn hét tướng lên: Hải được 10 điểm Toán, chuyện lạ thế giới! Tâm đưa bài cho tôi. Tôi giật phắt lấy rồi cất ngay vào cặp, cúi mặt chẳng dám nhìn ai.

Cái điểm 10 không xứng đáng ấy hành hạ tôi đến mức ăn không ngon, ngủ không yên. Nửa tháng sau, tôi đã gặp thầy Đức, trình bày mọi chuyện và thành thật xin lỗi thầy, mong thầy giữ kín. Thầy Đức hứa và đã giữ đúng lời hứa. Thầy tha lỗi cho tôi, khen tôi dám dũng cảm nhận khuyết điểm như vậy là tốt.

Từ đó, tôi đề ra cho bản thân một nội quy học tập khá chặt chẽ, nghiêm túc. Các bạn thấy đấy, học kì I vừa qua, điểm kiểm tra các môn tự nhiên và xã hội của tôi chênh nhau không đáng kể. Được kết quả như vậy, tôi biết ơn thầy Đức rất nhiều bởi thầy đã kiên trì giúp đỡ và động viên tôi học tập. Có được một người thầy tận tụy, hết lòng vì học sinh như thế, quý biết bao, phải không các bạn?!

Chanh Xanh
24 tháng 11 2021 lúc 14:42

Tham khảo

 

Trong suốt cuộc đời dài và rộng của con người, thì những tháng năm được ngồi trên ghế nhà trường là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất bởi khi ấy, ta chỉ là những đứa học trò hồn nhiên, vô lo, vô nghĩ, không bị tiền bạc áo cơm đè nặng trên đôi vai. Tôi cũng có những năm tháng như vậy với những kỷ niệm đẹp đẽ dưới những mái trường thân yêu bên cạnh những người bạn và thầy cô yêu quý. Một trong những kỷ niệm mà tôi nhớ nhất không bao giờ quên với thầy cô giáo của mình là khi tôi học lớp ba, bị trượt kỳ thi học sinh giỏi.

Khi tôi còn nhỏ, tôi đã được cha mẹ dạy rằng phải học hành thật tốt, như vậy mai sau mới đỡ vất vả. Suy nghĩ ấy đã hình thành trong con người tôi bởi thế cho dù khi còn bé đến lúc lớn lên tôi luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ vì tương lai của bản thân. Khi tôi còn học lớp ba, tôi đã rất cố gắng rất nhiều trong những môn văn hóa như văn và toán. Bởi vậy ngay từ đầu năm, tôi đã dễ dàng để lại ấn tượng tốt trong lòng cô giáo của tôi khi đó, cô Hà – giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi. Cô luôn giúp đỡ tôi trên lớp, tận tình giảng dạy và chỉ bảo cho tôi. Tôi còn nhớ, có một lần tôi viết văn được cô cho mười điểm. Điểm mười ấy giống như một dấu ấn ghi nhận năng lực của tôi, luôn nhắc nhở tôi phải cố gắng hơn nữa để học tốt môn học này. Cô Hà luôn khuyến khích tôi sáng tạo trong các bài văn của mình. Nhờ có sự nhiệt tình của cô mà lòng tôi như được thổi lửa, tôi yêu môn văn lúc nào không hay. Cô luôn trêu tôi: “Em có tố chất học văn đấy. Cố lên! Biết đâu mai sau trở thành cô giáo như cô thì sao?” Mỗi khi ấy, tôi chỉ biết cười với cô nhưng trong lòng tôi vui lắm, cảm thấy mình như được tiếp thêm sức mạnh để cố gắng hơn trong học tập. Trường tiểu học của tôi hồi ấy cuối năm nào cũng tổ chức thi học sinh giỏi để các học sinh có cơ hội được cọ sát và rèn luyện bản thân. Năm ấy, tôi cũng thấy mình náo nức, có chút phấn khích đợi chờ vào cuộc thi cuối năm để có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân mình. Ngày thi cuối cùng cũng đến. Lúc làm bài thi do chủ quan, đinh ninh mình sẽ làm được nên tôi cũng không đọc kỹ đề bài, chỉ đọc lướt qua đề bài văn và cứ thế cắm cúi viết mà chẳng hề hay biết mình đã lạc đề. Hôm ấy đi thi về, cô giáo có hỏi qua thì tôi cũng cứ thế tự tin trả lời rằng mình làm bài tốt. Mấy ngày sau đó, tôi cũng không nghĩ về bài làm quá nhiều nữa mà bắt đầu nghỉ xả hơi. Đến một buổi tối, mẹ tôi đi làm về thông báo cho tôi rằng hôm nay cô giáo có gọi cho mẹ nói kết quả thi học sinh giỏi. Lúc nghe lời mẹ nói, tai tôi như ù đi, tôi không nói gì được vì sốc, chỉ biết cứ thế chạy vội lên phòng không chịu ra ngoài vì quá thất vọng vì bản thân: môn văn tôi dưới trung bình dù cho đấy là môn mà tôi tự tin nhất. Tôi chỉ biết tự trách bản thân, tại sao lại ngu xuẩn đến mức chủ quan mà không đọc kỹ yêu cầu của đề để rồi đến cuối cùng lại xảy ra sai lầm ngu ngốc như thế. Cả buổi tối hôm đấy, tôi cứ nằm trong phòng khóc mà ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sáng hôm sau dậy, đầu tôi đau như búa bổ, cảm thấy cả người mình mẩy đều mệt mỏi rã rời, không những thế còn thấy nóng bừng khó chịu. Lúc đi qua chiếc gương ở phía tủ quần áo tôi mới để ý cả mặt đều nổi lên những chấm đỏ rất dễ sợ, vội bảo mẹ thì mới biết mình bị sốt phát ban. Lúc ấy tôi chỉ có một ý nghĩ duy nhất: “Sao số mình xui xẻo thế, đã thi trượt học sinh giỏi lại còn bị ốm cùng lúc thế này!”. Do cơn sốt nên cuối cùng hôm chụp ảnh tập thể lớp cuối năm ấy tôi đã không thể đến. Mấy ngày sau đến trường, tôi không dám nhìn thẳng mặt cô, lúc nào cũng chỉ biết cúi gằm xuống mặt đất vì cảm thấy bản thân đã làm cô thất vọng. 

︵✰Ah
24 tháng 11 2021 lúc 14:43

4 hôm trước là ngày nhà giáo nên mình lấy luôn chủ đề này nhé em!!
Tham Khảo (Em dựa vào dàn ý để làm bài văn nhé!!)

1. Mở bài:

Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.
Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.
2. Thân bài:

- Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện): Đó là kỉ niệm gì,buồn hay vui,xảy ra trong hoàn cảnh nào,thời gian nào?...

- Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?
Đó là người thầy(cô) như thế nào?
Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).
Tình cảm,thái độ của học sinh đối với thầy cô.
- Diễn biến của câu chuyện:

Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?...
Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.
- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện:Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3. Kết bài:


 
Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.


Các câu hỏi tương tự
đinh thị ngọc lan
Xem chi tiết
❤ Lan cute ❤
Xem chi tiết
đinh thị ngọc lan
Xem chi tiết
Pie
Xem chi tiết
Hoàng Đức Tùng
Xem chi tiết
Pie
Xem chi tiết
hieu luyen
Xem chi tiết
hieu luyen
Xem chi tiết
risa
Xem chi tiết