Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút: áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, pH, độ thoáng của đất, nhiệt độ, …
* Áp suất dung dịch đất
- Áp suất thẩm thấu của dung dịch là lực gây ra sự chuyển dịch của dung môi qua màng
- Áp suất thẩm thấu của dung dịch được tính theo công thức: P = RTCi.
Trong đó:
R: hằng số khí.
T: nhiệt độ tuyệt đối = t°C + 273
C: nồng độ dung dịch (M)
i: hệ số Vanhop biểu thị độ ion khóa của dung dịch = 1 + α(n -1); trong đó α là hệ số phân li, n là số ion mà phân tử phân li.
- Nước sẽ di chuyển từ nơi có áp suất dung dịch thấp đến nơi có áp suất dung dịch cao nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng thì tốc độ hấp thụ nước giảm và ngược lại.
- Chất tan sẽ được vận chuyển thụ động từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp.
* Ảnh hưởng của pH
- Công thức tính pH: pH = - log[H+]
- Dựa vào pH chia thành môi trường:
+ pH < 7: Môi trường axit.
+ pH = 7: Môi trường trung tính.
+ pH > 7: Môi trường bazo.
Khi môi trường quá axit lông hút rất dễ bị tiêu biến, đồng thời pH ảnh hưởng đến khả năng hidrat hóa phụ thuộc vào [H+]. Quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ thuận lợi nhất khi môi trường pH trung tính.
*Độ thoáng của đất:
- Khi đất thoáng, rễ cây đủ oxi, đồng thời tránh ngộ độc CO2 → Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi.
- Khi ngập nước, hàm lượng O2 giảm, hoạt động hô hấp của rễ cây giảm → Rễ cây hút nước và muối khoáng giảm.
* Nhiệt độ:
- Khi nhiệt độ giảm thì các phân tử chuyển động càng yếu → khả năng tạo gel tăng → sức cản của chất nguyên sinh tăng → Rễ cây hút nước giảm.