kaitokid

hãy ghi các công thức tính chu vi diện tích hình ở bậc tiểu học

Lê Hữu Phúc
27 tháng 4 2018 lúc 19:39

1/ CÔNG THỨC HÌNH VUÔNG: 

Chu vi: P = a x 4 (P: chu vi)

Cạnh: a = P : 4 (a: cạnh)

Diện tích: S = a x a (S: diện tích)

2/ CÔNG THỨC HÌNH CHỮ NHẬT:

Chu vi: P = (a + b) x 2 (P: chu vi)

Chiều dài: a = 1/2P – b (a: chiều dài)

Chiều rộng: b = 1/2P – a (b: chiều rộng)

Diện tích: S = a x b (S: diện tích)

Chiều dài: a = S : a

Chiều rộng: b = S : b

3/ CÔNG THỨC HÌNH BÌNH HÀNH: 

Chu vi: P = (a + b) x 2 (a: độ dài đáy)

Diện tích: S = a x h (b: cạnh bên)

Diện tích: S = a x h (h: chiều cao)

Độ dài đáy: a = S : h

Chiều cao: h = S : a

4/ CÔNG THỨC HÌNH THOI:

Diện tích: S = (m x n) : 2 (m: đường chéo thứ nhất)

Tích 2 đường chéo: (m x n) = S x 2 (n: đường chéo thứ nhất)

5/ CÔNG THỨC HÌNH TAM GIÁC:

Chu vi: P = a + b + c (a : cạnh thứ nhất; b: cạnh thứ hai; c: cạnh thứ ba)

Diện tích: S = (a x h) : 2 (a : cạnh đáy)

Chiều cao: h = (S x 2) : a (h : chiều cao)

Cạnh đáy: a = (S x 2) : h

6/ CÔNG THỨC HÌNH TAM GIÁC VUÔNG:

Diện tích: S = (a x a) : 2

7/ CÔNG THỨC HÌNH THANG:

Diện tích: S = (a + b) x h : 2 (a & b: cạnh đáy)

Chiều cao: h = (S x 2) : (a + b) (h : chiều cao)

Cạnh đáy: a + b = (S x 2) : h

8/ CÔNG THỨC HÌNH THANG VUÔNG:

Có một cạnh bên vuông góc với hai đáy, cạnh bên đó chính là chiều cao hình thang vuông. Khi tính diện tích hình thang vuông ta tính như cách tìm hình thang. (theo công thức)

9/ CÔNG THỨC HÌNH TRÒN: 

Bán kính hình tròn: r = d : 2 hoặc r = C : 2 : 3,14

Đường kính hình tròn: d = r x 2 hoặc d = C : 3,14

Chu vi hình tròn: C = r x 2 x 3,14 hoặc C = d x 3,14

Diện tích hình tròn: S = r x r x 3,14

Tìm diện tích thành giếng:

Tìm diện tích miệng giếng: S = r x r x 3,14

Bán kính hình tròn lớn = bán kính hình tròn nhỏ + chiều rộng thành giếng

Diện tích hình tròn lớn: S = r x r x 3,14

Tìm diện tích thành giếng = diện tích hình tròn lớn – diện tích hình tròn nhỏ

10/ CÔNG THỨC HÌNH HỘP CHỮ NHẬT: 

* Diện tích xung quanh: Sxq = Pđáy x h

* Chu vi đáy: Pđáy = Sxq : h

* Chiều cao: h = Pđáy x Sxq

– Nếu đáy của hình hộp chữ nhật là hình chữ nhật thì:

Pđáy = (a + b) x 2

– Nếu đáy của hình hộp chữ nhật là hình vuông thì:

Pđáy = a x 4

* Diện tích toàn phần: Stp = Sxq + S2đáy

Sđáy = a x b

* Thể tích: V = a x b x c

– Muốn tìm chiều cao cả hồ nước (bể nước)

h = v : Sđáy

– Muốn tìm diện tích đáy của hồ nước (bể nước)

Sđáy = v : h

– Muốn tìm chiều cao mặt nước đang có trong hồ ta lấy thể tích nước đang có trong hồ (m3) chia cho diện tích đáy hồ (m2)

h = v : Sđáyhồ

– Muốn tìm chiều cao mặt nước cách miệng hồ (bể) (hay còn gọi là chiều cao phần hồ trống)

+ Bước 1: Ta tìm chiều cao mặt nước đang có trong hồ.

+ Bước 2: Lấy chiều cao cả cái hồ trừ đi chiều cao mặt nước đang có trong hồ

* Diện tích quét vôi:

– Bước 1 : Chu vi đáy căn phòng.

– Bước 2: Diện tích bốn bức tường (Sxq)

– Bước 3: Diện tích trần nhà (S = a x b)

– Bước 4: Diện tích bốn bức tường (Sxq) và trần nhà

– Bước 5: Diện tích các cửa (nếu có)

– Bước 6: Diện tích quét vôi = diện tích bốn bức tường và trần – diện tích các cửa.

11/ CÔNG THỨC HÌNH LẬP PHƯƠNG:

* Diện tích xung quanh: Sxq = (a x a) x 4

* Cạnh: (a x a) = Sxq : 4

* Diện tích toàn phần: Stp = (a x a) x 6

* Cạnh: (a x a) = Stp : 6

Thẻ:công thức hình học, tiểu học

Edogawa Conan
27 tháng 4 2018 lúc 19:44

Công thức thì có rất nhiều !

Nhưng mình xem qua bài của lê hữu phúc đúng rồi đó bn

Ai đồng ý vs mik

Nguyễn Hồng Hà My
27 tháng 4 2018 lúc 19:44

 I. HÌNH HỌC                           

1/ HÌNH VUÔNG :   

     Chu vi      :      P   =  a x 4                                            P  :  chu vi                         

     Cạnh        :     a    =  P : 4                                 a  :  cạnh

     Diện tích  :       S   =   a x a                                      S  :  diện tích

2/ HÌNH CHỮ NHẬT :

    Chu vi         :      P  = ( a + b ) x 2                                P  :  chu vi                   

    Chiều dài    :      a = 1/2P - b                                       a  :  chiều dài          

    Chiều rộng  :     b = 1/2P - a                                   b  : chiều rộng                                                                               

     Diện tích      :      S  =   a x b                                      S  :  diện tích

     Chiều dài    :      a = S : 2  

     Chiều rộng  :       b = S : 2      

 

3/ HÌNH BÌNH HÀNH :                  

      Chu vi         :      P  = ( a + b ) x 2                           a  :  độ dài đáy          

      Diện tích      :     S  =   a x h                                    b  :  cạnh bên  

      Diện tích      :     S  =   a x h                                    h  :  chiều cao

      Độ dài đáy   :       a =   S : h     

      Chiều cao     :       h =   S : a                                                                                     

  4/ HÌNH THOI :

      Diện tích      :               S  =  ( m x n ) : 2                 m : đường chéo thứ nhất

      Tích 2 đường chéo : ( m x n ) =  S x 2                     n : đường chéo thứ nhất

   5/ HÌNH TAM GIÁC :

         Chu vi         :      P  =  a + b + c                             a  :  cạnh thứ nhất

                                                                                       b  :  cạnh thứ hai

                                                                                       c  :  cạnh thứ ba

 

       Diện tích    :       S  =  ( a x h ) : 2                            a  :  cạnh đáy          

      Chiều cao  :        h =     ( S x 2 )  : a                     h  : chiều cao  

      Cạnh đáy   :      a =    ( S x 2 )  : h                         

   6/ HÌNH TAM GIÁC VUÔNG :

        Diện tích :        S = ( a x a ) : 2

   7/ HÌNH THANG :

       Diện tích    :      S  =  ( a + b ) x h : 2                     a & b  :  cạnh đáy          

      Chiều cao  :         h  =     ( S x 2 )  : a                               h   : chiều cao  

      Cạnh đáy   :       a  =    ( S x 2 )  : h                       

   8/ HÌNH THANG VUÔNG :

        Có một cạnh bên vuông góc với hai đáy, cạnh bên đó chính là chiều cao hình   

        thang vuông. Khi tính diện tích hình thang vuông ta tính như cách tìm hình 

        thang . ( theo công thức )

   9/ HÌNH TRÒN :        

         Bán kính hình tròn           :   r = d : 2      hoặc  r = C : 2 : 3,14

         Đường  kính hình tròn     :   d = r x 2      hoặc  d = C :  3,14

         Chu vi hình tròn               :   C = r x 2 x 3,14      hoặc  C = d x 3,14     

         Diện tích hình tròn           :   C = r x r x 3,14         

·        Tìm diện tích thành giếng :

·         Tìm diện tích miệng giếng :         S =  r x r x 3,14

·        Bán kính hình tròn lớn    =    bán kính hình tròn nhỏ + chiều rộng thành giếng )

·        Diện tích hình tròn lớn      :           S =  r x r x 3,14

·         Tìm diện tích thành giếng  = diện tích hình tròn lớn - diện tích hình tròn nhỏ

 10/ HÌNH HỘP CHỮ NHẬT :      

Diện tích xung quanh   :                Sxq    =  Pđáy  x  h

Chu vi đáy                      :               Pđáy  =  Sxq    :  h   

  * Chiều cao                        :               h =  Pđáy  x  Sxq    

-         Nếu đáy của hình hộp chữ nhật là hình chữ nhật thì :

                Pđáy  =  ( a + b ) x 2  

-         Nếu đáy của hình hộp chữ nhật là hình vuông thì :

                Pđáy  =  a x 4

Diện tích toàn phần   :                Stp    =  Sxq  + S2đáy

                                                         Sđáy   =  a x b

* Thể tích                       :                V    =  a x b x c

- Muốn tìm chiều cao cả hồ nước ( bể nước )

                       h = v : Sđáy   

- Muốn tìm diện tích đáy của hồ nước ( bể nước )

                    Sđáy = v : h

-         Muốn tìm chiều cao mặt nước đang có trong hồ ta lấy thể tích nước đang có trong hồ ( m)  chia cho diện tích đáy hồ ( m

                           h  =  v : Sđáyhồ

-     Muốn tìm chiều cao mặt nước cách miệng hồ ( bể ) ( hay còn gọi là chiều cao phần hồ trống

       + bước 1 : Ta tìm chiều cao mặt nước đang có trong hồ.

       +  bước 2 : Lấy chiều cao cả cái hồ trừ đi chiều cao mặt nước đang có trong hồ

* Diện tích quét vôi   :               

- bước 1 : Chu vi đáy căn phòng.

- bước 2 : Diện tích bốn bức tường ( Sxq )

- bước 3 : Diện tích trần nhà ( S  = a x b )

- bước 4 : Diện tích bốn bức tường ( Sxq ) và trần nhà

- bước 5 : Diện tích các cửa ( nếu có )

- bước 6 : Diện tích quét vôi = diện tích bốn bức tường và trần – diện tích các cửa.

11/ HÌNH LẬP PHƯƠNG :

* Diện tích xung quanh   :                Sxq    =  ( a x a ) x 4

* Cạnh                               :         ( a x a)  =  Sxq   :  4  

* Diện tích toàn phần   :                Stp    =  ( a x a ) x 6

* Cạnh                               :           ( a x a)  =  Stp  :  6 

II. CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU:

1. Mối quan hệ giữa quãng đường, vận tốc và thời gian.

1.1Vận tốc: V =  S : t        ( V là vận tốc; S là quãng đường; t là thời gian)

1.2 Quãng đường: S = v x t

1.3 Thời gian : T = s : v

- Với cùng một vận tốc thì quãng đường và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

- Với cùng một thời gian  thì quãng đường và vận tốc là 2 đại lượng tỉ lệ thuận với nhau

- Với cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau.

2. Bài toán có một chuyển động  ( chỉ có 1 vật tham gia chuyển động ví dụ: ô tô, xe máy, xe đạp, người đi bộ, xe lửa…)

2.1 Thời gian đi = thời gian đến - thời gian khởi hành - thời gian nghỉ ( nếu có)

2.2 Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ ( nếu có)

2.3 Thời gian khởi hành = thời gian đến - thời gian đi - thời gian nghỉ (nếu có).

3. Bài toán chuyển động chạy ngược chiều

3.1 Thời gian gặp nhau  = quãng đường : tổng vận tốc

3.2 Tổng vận tốc = quãng đường : thời gian gặp nhau

3.3 Quãng đường = thời gian gặp nhau  x  tổng vận tốc

4. Bài toàn chuyển động chạy cùng chiều      

4.1 Thời gian gặp nhau = khoảng cách ban đầu : Hiệu vận tốc

4.2 Hiệu vận tốc = khoảng cách ban đầu : thời gian gặp nhau

4.3 Khoảng cách ban đầu = thời gian gặp nhau  x  Hiệu vận tốc      

5. Bài toán chuyển động trên dòng nước                  

5.1 Vận tốc xuôi dòng = vận tốc của vật + vận tốc dòng nước

5.2 Vận tốc ngược dòng = vận tốc của vật - vận tốc dòng nước

5.3 Vận tốc của vật = ( vận tốc xuôi dòng + vận tốc ngược dòng) : 2       

5.4 Vận tốc dòng nước = ( vận tốc xuôi dòng - vận tốc ngược dòng) : 2

thien su
27 tháng 4 2018 lúc 19:44

Hình vuông1.Tính chất: Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông, 4 cạnh dài bằng nhau.Cạnh kí hiệu là a a 2.Tính chu vi: Muốn tính chu vi hình vuông, ta lấy số đo một cạnh nhân với 4. CTTQ: P = a x 4Muốn tìm một cạnh hình vuông, ta lấy chu vi chia cho 4. a = P : 43. Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình vuông , ta lấy số đo một cạnh nhân với chính nó.CTTQ: S = a x a• Muốn tìm 1 cạnh hình vuông, ta tìm xem một số nào đó nhân với chính nó bằng diện tích, thì đó là cạnh.• VD: Cho diện tích hình vuông là 25 m2. Tìm cạnh của hình vuông đó. Giải Ta có 25 = 5 x 5; vậy cạnh hình vuông là 5m Hình chữ nhật1.Tính chất: Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông,2 chiều dài bằng nhau, 2chiều rộng bằng nhau. Kí hiệu chiều dài là a, chiều rộng là b A2.Tính chu vi: Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy số đo chiều dài cộng số đo chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2. CTTQ: P = ( a + b ) x 2*Muốn tìm chiều dài, ta lấy chu vi chia cho 2 rồi trừ đi chiều rộng a = P : 2 - b• Muốn tìm chiều rộng, ta lấy chu vi chia cho 2 rồi trừ đi chiều dài. b = P : 2 - a3.Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình chữ nhật , ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng (cùng đơn vị đo). CTTQ: S = a x b• Muốn tìm chiều dài, ta lấy diện tích chia cho chiều rộng. a = S : b• Muốn tìm chiều rộng, ta lấy diện tích chia cho chiều dài. b = S : aHình bình hành 1.Tính chất: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.Kí hiệu: Đáy là a, chiều cao là h2.Tính chu vi: Chu vi hình bình hành là tổng độ dài của 4 cạnh 3.Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) CTTQ: S = a x h • Muốn tìm độ dài đáy, ta lấy diện tích chia cho chiều cao. h a = S : b• Muốn tìm chiều rộng, ta lấy diện tích chia cho chiều dài. b = S : aHình thoi1.Tính chất: Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Kí hiệu hai đường chéo là m và n2.Tính chu vi: Muốn tính chu vi hình thoi, ta lấy số đo một cạnh nhân với 4.3.Tính diện tích: Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng đơn vị đo). S = 2mxnHình thang1.Tính chất: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.- Chiều cao: là đoạn thẳng ở giữa hai đáy và vuông góc với hai đáy. Kí hiệu: đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, chiều cao là h2.Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. S = ( a + b ) x h : 2Hoặc: Muốn tính diện tích hình thang ta lấy trung bình cộng hai đáy nhân với chiều cao. S = 2a b+ x h - Tính tổng hai đáy: Ta lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho chiều cao. ( a + b ) = S x 2 : h- Tính trung bình cộng hai đáy: Ta lấy diện tích chia cho chiều cao. 2a b+ = S : h - Tính độ dài đáy lớn: Ta lấy diện tích nhân với 2, chia cho chiều cao rồi trừ đi độ dài đáy bé. a = S x 2 : h - b- Tính độ dài đáy bé: Ta lấy diện tích nhân với 2, chia cho chiều cao rồi trừ đi độ dài đáy lớn. b = S x 2 : h - a- Tính chiều cao: Ta lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho tổng độ dài hai đáy. h = S x 2 : ( a + b )hoặc: Tính chiều cao: Ta lấy diện tích chia cho trung bình cộng của hai đáy. h = S : 2a b+ hdrHình tam giác1.Tính chất: Hình tam giác có ba cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.- Chiều cao là đoạn thẳng hạ từ đỉnh vuông góc với cạnh đối diện.Kí hiệu đáy là a, chiều cao là h2.Tính chu vi: Chu vi hình tam giác là tổng độ dài của 3 cạnh.3.Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. S = a x h : 2- Tính cạnh đáy: Ta lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho chiều cao. a = S x 2 : h- Tính chiều cao: Ta lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho cạnh đáy. h = S x 2 : aHình tròn 1.Tính chất: Hình tròn có tất cả các bán kính bằng nhau.-Đường bao quanh hình tròn gọi là đường tròn.-Điểm chính giữa hình tròn là tâm.-Đoạn thẳng nối tâm với một điểm trên đường tròn gọi là bán kính. Ki hiệu là r-Đoạn thẳng đi qua tâm và nối hai điểm của đường tròn gọi là đường kính. Đường kính gấp hai lần bán kính. Kí hiệu là d2.Tính chu vi: Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14. C = d x 3,14Hoặc ta lấy bán kính nhân 2 rồi nhân với số 3,14. C = r x 2 x 3,14- Tính đường kính: ta lấy chu vi chia cho số 3,14 d = C : 3,14- Tính bán kính: ta lấy chu vi chia cho 2 rồi chia cho số 3,14 r = C : 2 : 3,14 ( Tính ra nháp: r = C : 6,28 )3.Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14. S = r x r x 3,14- Biết diện tích, muốn tìm bán kính, ta làm như sau: Lấy diện tích chia cho số 3,14 để tìm tích của hai bán kính rồi tìm xem số nào đó nhân với chính nó bằng tích đó thì đấy là bán kính hình tròn.VD: Cho diện tích một hình tròn bằng 28,26 cm2.Tìm bán kính hình tròn đó.GiảiTích hai bán kính hình tròn là:28,26 : 3,14 = 9 (cm2)Vì 9 = 3 x 3 nên bán kính hình tròn là 3cmHình hộp chữ nhật 1.Tính chất: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt,Hai mặt đáy và bốn mặt bên.- Có 8 đỉnh, 12 cạnh- Có ba kích thước: chiều dài (a), chiều rộng(b), chiều cao(c). 2.Tính diện tích xung quanh: Muốn tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo ). Sxq = P(đáy) x c Hoặc: Sxq = ( a + b ) x 2 x c - Muốn tìm chu vi đáy, ta lấy diện tích xung quanh chia cho chiều cao. P(đáy) = Sxq : c - Muốn tìm chiều cao, ta lấy diện tích xung quanh chia cho chu vi đáy c = Sxq : P(đáy) - Muốn tìm tổng hai đáy, ta lấy diện tích xung quanh chia cho 2 rồi chia cho chiều cao. ( a + b ) = Sxq : 2 : h - Muốn tìm chiều dài, ta lấy diện tích xung quanh chia cho 2, chia cho chiều cao rồi trừ đi chiều rộng. a = Sxq : 2 : c - b- Muốn tìm chiều rộng, ta lấy diện tích xung quanh chia cho 2, chia cho chiều cao rồi trừ đi chiều dài. b = Sxq : 2 : c - a 3.Tính diện tích toàn phần: Muốn tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng diện tích hai đáy. Stp = Sxq + S(2đáy)Hoặc: Stp = (a + b ) x 2 x c + a x b x 2- Muốn tìm diện tích đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng. S(đáy) = a x b- Muốn tìm chiều dài, ta lấy diện tích đáy chia cho chiều rộng. a = S(đáy) : b - Muốn tìm chiều rộng, ta lấy diện tích đáy chia cho chiều dài. b = S(đáy) : a4.Tính thể tích hình hộp chữ nhật: ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo ). V = a x b x c- Muốn tìm chiều dài, ta lấy thể tích chia cho chiều rộng rồi chia tiếp cho chiều cao. a = V : b : c- Muốn tìm chiều rộng, ta lấy thể tích chia cho chiều dài rồi chia tiếp cho chiều cao. b = V : a : c- Muốn tìm chiều cao, ta lấy thể tích chia cho chiều dài rồi chia tiếp cho chiều rộng. c = V : a : bhoặc lấy thể tích chia cho diện tích đáy c = V : S(đáy) Xem thêm ... 

 

Học cùng Koru
27 tháng 4 2018 lúc 19:48

Hình chữ nhật:P= (a+b) x 2 ;  S = a x b   ( cùng đơn vị đo )

Hình vuông :   P = a x 4  ;      S = a x a

Hình thoi :      S = m x n : 2 ( cùng đơn vị đo )

Hình thang :   S = ( a + b ) x h : 2   ( cùng đơn vị đo)

Hình tam giác : P = a + b + c  ;  S = a x h : 2    ( cùng đơn vị đo )

Hình tròn :      P = r x 2 x 3,14 ( d x 3,14)   ; S = r x r x 3,14    

Hình bình hành : S = a x h  ( cùng đơn vị đo )

 k mk nhé , mk nhanh nhất 


Các câu hỏi tương tự
Vy soki
Xem chi tiết
kaitokid
Xem chi tiết
chu hải minh
Xem chi tiết
《UnKnow? 》
Xem chi tiết
cun tho
Xem chi tiết
Mai Tùng Dương
Xem chi tiết
riko
Xem chi tiết
TH Phan Chu Trinh
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Quân.
Xem chi tiết