Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Minh

Hãy đóng vai Lang Liêu kể lại kết thúc câu chuyện Bánh Chưng Bánh Dầy . Ai nhanh mình tick cho thanks.

Lê Dung
10 tháng 8 2017 lúc 15:44

Ta tên là Liêu. Là con trai nhà vua nhưng ta không giống các anh em khác, quanh năm thức khuya dậy sớm trồng ngô khoai, cấy lúa. Trong nhà ta chỉ ngô lúa là nhiều.

Một hôm, vua cha gọi chúng ta lại, phán rằng:

- Cha biết mình gần đất xa trời. Cha muốn truyền ngôi cho một người trong số các con. Các con hãy làm cỗ để cúng lễ tổ tiên. Ai làm được món ăn quý vừa ý ta thì sẽ được chọn.

Nghe vua cha phán truyền như thế, các hoàng tử anh em của ta thi nhau cho người đi khắp nơi tìm kiếm thức ăn quý, nào là sơn hào hải vị, nem công, chả phượng để mong được làm vua. Ta không có điều kiện làm việc ấy mà cũng không muốn thế vì ta nghĩ món ăn đáng cúng Tiên vương phải do tay mình làm ra. Ta băn khoăn, lo lắng bao ngày. Ta nhiều lúa gạo, đậu đỗ, ngô khoai, nhưng những thức đó thì tầm thường quá, biết làm thế nào? Một đêm, ta mơ thấy thần tiên mách bảo: "Hãy lấy gạo làm bánh mà tế lễ". Càng ngẫm ta thấy lời thần thật đúng, các thứ của ngon vật lạ kia ăn mãi rồi cũng chán, còn lúa gạo thì dùng được mãi. Ta bèn chọn lấy thứ gạo nếp trắng ngon nhất, ngâm kĩ, làm bánh hình vuông gói trong lá dong. Nhân bánh bằng thịt lợn, đậu xanh. Ta lại làm thêm một thứ bánh hình tròn bằng cách giã mịn cơm nếp đã đồ thật dẻo. Những thứ bánh ấy thật thơm ngon, ta sung sướng dâng cúng Tiên vương.

Ngày lễ Tiên vương, các anh em ta dâng lên bao nhiêu của ngon vật lạ nhưng vua cha chỉ lướt qua. Đến mâm cúng của ta, Người dừng lại rất lâu. Ta bày những lời thần mách bảo. Sau khi cùng triều thần ăn thử, Người rất vừa lòng và phán rằng, bánh hình vuông tượng trưng cho đất, có cây cỏ muông thú, đặt tên là bánh chưng, bánh hình tròn tượng trưng cho trời, đặt tên là bánh giầy.

Vua cha trang trọng tuyên bố la được giải nhất và được truyền ngôi. Ta vô cùng sung sướng và cảm động. Từ đó, ta luôn chăm lo cho việc trồng cấy, chăn nuôi của nhân dân để nhà nhà đều được no ấm.
Nguồn: Tại đây

Phan Ngọc Minh
10 tháng 8 2017 lúc 16:45

Buổi tối hôm ấy, trăng sáng vằng vặc in rõ từng cành lá xuống sân gạch. Tôi ngồi lặng yên nghe mẹ đọc truyện Bánh chưng, bánh dày. Giọng của mẹ thật ngọt ngào, ấm áp. Hình ảnh chàng Lang Liêu hiền lành chân chất cứ hiện lên rõ nét trong trí tưởng tưởng của tôi. Trăng sáng quá! Gió lại hiu hiu thổi, tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng trong trẻo, bước chân tôi nhẹ tênh theo câu chuyện về chiếc bánh mẹ vừa kể.

Bước chân tôi lang thang trên những cánh đồng ngạt ngào hương lúa, xa xa những triền khoai lang xanh rờn, bỗng tôi thấy một anh nông dân đang cặm cụi nhặt từng ngọn cỏ trên ruộng lúa. Nhìn gương mặt anh có nét gì đó quen quen, tôi bước lại gần hơn:

– A! Chào anh Lang Liêu! Sao anh lại ở đây? Tôi reo lên thích thú khi nhận ra đó chính là Lang Liêu, chàng trai hiền lành trong câu chuyện Bánh chưng, bánh dày.
Nghe thấy giọng nói lảnh lót của tôi anh nông dân ngừng tay làm, nhìn tôi mỉm cười, nói:
– Chào em gái! Lẽ ra anh phải hỏi em điều đó chứ!
Tôi chợt hiểu và giới thiệu:
– Em quên mất, em là Lan, năm nay em học lớp 6, ngày mai lớp em có tiết văn học về Bánh chưng, bánh dày thế mà hôm nay em lại được gặp anh, thật là vui quá!
Nghe nhắc đến chuyện bánh chưng, bánh dầy anh nông dân có vẻ trầm ngâm, tôi thì vô cùng sung sướng vì đây là một cơ hội hiếm có để được nghe chính chàng Lang Liêu kể cho nghe về cuộc đời của mình. Đoán được suy nghĩ của tôi anh mỉm cười và nói:
– Em có muốn anh kể cho em nghe về cuộc thi tài kén vua của phụ vương anh không?
Tôi thích thú:
– Có ạ! Anh hãy kể cho em nghe đi.
Lang Liêu đưa đôi mắt nhìn ra xa, anh bắt đầu kể, giọng như trầm xuống.
– Ta sinh ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, mẹ ta chẳng được vua yêu chiều như những vương phi khác nên khi sinh ra chỉ có mẹ con quấn quýt bên nhau, chẳng bao lâu bà mất sớm, để lại ta một mình côi cút. Thế là cũng từ đó ta chăm chỉ với ruộng đồng, khoai lúa. Cuộc sống cứ ngày tháng thoi đưa, chẳng mấy chốc ta đã thành chàng trai trưởng thành, mạnh khoẻ. Ngày ngày, ta vui với công việc đồng áng của mình, chẳng dám màng đến công danh, bổng lộc của triều đình. Một hôm, đang lúi húi vun mấy khóm khoai trước nhà bỗng ta nhận được lệnh vua vời vào trầu.
– Thế anh có lo lắng không? Tôi sốt sắng hỏi.
Lang Liêu chậm giãi trả lời:
– Ta cũng cảm thấy hơi lo lắng vì lâu rồi không vào triều, biết đâu phụ vương giận hoặc đau yếu. Bởi vậy, sau khi nhận được lệnh, ta vội vã thay quần áo vào chầu phụ vương. Trên đường đến đấy, ta đã nghe nói vua cha nay cảm thấy già yếu nên muốn tìm một người nối ngôi, chỉ cần người đó có tài chứ không nhất thiết là con trưởng hay con thứ. Khi ta đến nơi, tất cả mọi người đã đến đông đủ và tất nhiên có cả các anh của ta.
Trên ngai vàng, vua cha đã có vẻ già yếu hơn trước nhiều. Sau khi tuyên bố lí do của buổi triệu tập, Ngài nói:
– Tới ngày lễ tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ truyền cho người ấy ngôi báu để tiếp tục trị vì đất nước.
Nghe đến đây tôi lại buột miệng hỏi:
– Chắc anh lo lắng lắm khi nhận được tin này bởi anh rất nghèo, đâu có những thứ quý giá dâng lên vua cha.
Lang Liêu nhìn tôi gật đầu, chàng tiếp:
– Sau khi nghe lời vua cha phán truyền, các anh của ta có vẻ rất vui mừng vì trong tay họ có biết bao ngọc ngà châu báu, họ muốn gì mà chẳng có, còn ta nhìn khắp nhà chỉ thấy toàn lúa, sắn, khoai, không có thứ gì là giá trị cả, biết lấy gì để dâng lên Tiên Vương. Thực ra ta cũng không có ý tranh giành ngôi báu nhưng ta cũng muốn làm đẹp lòng phụ vương.
Suốt mấy ngày sau đó, ta mất ăn mất ngủ vì nghĩ đến món quà sẽ dâng lên phụ vương. Lòng ta ngổn ngang trăm mối, nếu đi mua đồ quý như các anh của ta thì ta không có tiền còn nếu dâng lên chỉ khoai và sắn thì chắc chắn phụ vương sẽ buồn lòng vì những thứ tầm thường đó. Một đêm, sau một hồi trằn trọc suy nghĩ ta liền ngủ thiếp, trong giấc ngủ, ta thấy một vị thần hiện lên mách rằng: hãy lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để dâng lên Tiên Vương. Ta sung sướng và chợt tỉnh giấc.
Ngay sáng hôm đó, ta bắt tay vào làm bánh như lời thần báo mộng. Ta tìm một thứ gạo nếp ngon nhất đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong xanh gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho thật nhừ. Và loại bánh thứ hai ta nghĩ cần phải thay đổi nên ta đem gạo đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Bánh hình vuông biểu tượng cho trời, bánh hình vuông biểu tượng cho đất.
Đến ngày lễ Tiên Vương, ta đem hai loại bánh đó vào cung. Nhìn chồng bánh bằng lúa gạo của ta, không ít người xem thường bởi nó vô cùng bình thường so với những món sơn hào hải vị, nem công chả phượng của các lang. Ta cũng chẳng hi vọng điều gì cả mà chỉ mong đẹp lòng tổ tiên bằng chính tấm lòng thành của mình.
Tất cả các lễ vật được bày ra trước mặt đức vua, ai ai cũng hồi hộp hi vọng vua cha chọn lễ vật của mình. Đức vua đi đi lại lại trước món lễ vật của các lang. Gương mặt đăm chiêu có lẽ người đang băn khoăn giữa các món mà các lang dâng lên. Vua cha nhìn mọi thứ với thái độ điềm tĩnh, người xem xét từng món ăn, nhấp nháp sơ qua, gương mặt vẫn không biểu thị một thái độ gì, có lẽ người vẫn chưa ưng ý một món ăn nào cả. Các anh của ta, nhiều người đã tỏ ra thất vọng khi thấy vua cha lướt qua món ăn của mình rất nhanh. Hai loại bánh của ta được đặt ở sau cùng, khi đứng bên mâm bánh của ta, người dừng hẳn bước chân, đôi mắt chăm chú nhìn, có lẽ người thấy ngạc nhiên vì thực ra mâm bánh của ta trông khác hẳn các món sơn hào hải vị khác. Sau khi nhìn ngắm, người liền cầm từng chiếc bánh lên tỏ vẻ thích thú, bỗng người cất tiếng hỏi:
– Chiếc bánh này làm bằng gì hả Lang Liêu?
Ta bẩm:
– Thưa phụ vương! Hai loại bánh này được làm bằng gạo, đây là những sản phẩm do chính bàn tay con làm nên.
ánh mắt cha nhìn ta trìu mến, điều mà lâu nay ta ít thấy. Và sau khi nghe ta giới thiệu cách làm cũng như ý nghĩa của từng loại bánh, vua cha vô cùng kinh ngạc. Đức vua liền cắt ra cho tất cả mọi người cùng ăn, ai cũng tấm tắc khen ngon.
Vua cha nói:
– Trong tất cả các món lễ vật dâng lên Tiên Vương hôm nay, ta ưng ý nhất là món bánh của Lang Liêu, nó vừa mang ý nghĩa là biểu tượng của đất trời, của sự no đủ, đoàn kết vừa thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của một người con có hiếu. Do vậy, ta quyết định chọn Lang Liêu là người thừa kế ngôi vị.
Tôi thích thú nghe câu chuyện Lang Liêu vừa kể và cảm thấy vô cùng khâm phục, kính trọng anh. Nhưng tôi ngạc nhiên vì thấy vua Lang Liêu chẳng khác gì anh nông dân cả. Đọc được suy nghĩ của tôi Lang Liêu cười lớn và nói:
– Hôm nay ta vi hành về nơi thôn quê để dạy dân cách cấy cày, chăm sóc lúa, khoai.
Nói xong Lang Liêu liền tạm biệt tôi để đi ra phía ngoài xa kia, ở đó bà con nông dân đang đợi anh. Vừa nói anh vừa bước đi rất nhanh, tôi liền gọi với theo:
– Anh Lang Liêu! Anh Lang Liêu! Cho em đi cùng với!
Vừa lúc đó tôi tỉnh giấc thấy mẹ đang ngồi bên cạnh, mẹ hỏi:
– Con vừa ngủ mơ đúng không? Mẹ thấy con ú ớ gọi ai đó.
Tôi dụi mắt tỉnh giấc, hoá ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thật đẹp. Thấy tôi vẫn ngồi mủm mỉm cười, mẹ liền bảo:
– Con dậy vào nhà ngủ đi để mai còn kịp đi học.
Vậy là giờ đây tôi hiểu vì sao cứ đến tết mẹ tôi lại gói bánh chưng. Chiếc bánh chưng thật có ý nghĩa.

๖ۣۜMạnh ๖ۣۜChâu
10 tháng 8 2017 lúc 17:44

Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.

Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:

- Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.

Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.

Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...

Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:

- Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giày đó!

Ta đã nói đến các cháu về sự lên ngôi của ta như thế. Đứa cháu đích tôn đã nói với những đứa khác rằng:

- Các em hãy noi gương ông nội, ông lên ngôi không phải xuất thân từ một vị hoàng tử sung sướng mà từ nhưng người nông dân chăm chỉ làm lụng. Tuy ông nghèo nhưng tình cảm hiếu thảo với vua cha và các Tiên Vương thì thật là đáng quý. Chúng ta phải theo gương ông không phải ỷ thế con cháu nhà vua mà quên lao động, quên sống sao cho có đạo đức.

- Vậy là kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày hả ông? - Một cháu hỏi ta.

- Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy - Ta nghiêm trang nói với các cháu ta những lời như thế!



Nguyễn Mai Linh
10 tháng 8 2017 lúc 18:05
Đố các bạn biết ta là ai? Ta là Lang Liêu đây, con trai của Hùng Vương. Hẳn các bạn còn nhớ ta và chiếc bánh chưng, bánh giầy kì diệu phải không nào? Các bạn có biết vì sao ta lại làm ra được hai loại bánh đó không? Đó là cả một câu chuyện dài. Vua cha ta sau khi đã dẹp yên giặc giã, nhân dân đã được ấm no. Thấy mình tuổi cao sức yếu ông muốn truyền ngôi lại cho con, nhưng ông có tới hai mươi người con trai ông không biết nên truyền ngôi cho ai. Và vua cha đã nghĩ ra một phương cách lựa chọn vô cùng sáng suốt. Nhân lễ Tiên Vương ai làm vừa ý vua cha sẽ truyền ngôi cho, mà không phân biệt con trưởng hay con thứ. Ta vừa mừng vừa lo trước sự tuyên bố của vua cha bởi vì các Lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, họ thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon để đem lễ Tiên Vương. Còn ta là con thứ mười tám của vua cha, mẹ ta trước đây bị vua cha ghẻ lạnh sinh buồn mất sớm. Từ nhỏ ta đã phải ở riêng không biết gì nhiều sự sang trọng trong cung nội, chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, biết lấy gì làm cỗ bây giờ. Ta băn khoăn, thao thức mãi không yên. Một đêm ta nằm mộng thấy có một vị thần đến bảo: - Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. Tỉnh dậy! Ta mừng quá, ngồi ngẫm nghĩ lời vị thần mách bảo. Càng nghĩ càng thấy đúng quá, chí lí quá. Ta chọn gạo nếp trắng tinh thơm lừng - lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân - dùng lá dong gói lại thành hình vuông nấu nhừ một ngày một đêm - làm thành loại bánh - nhưng ta phân vân chưa biết đặt tên cho loại bánh đó là gì. Để đổi vị đổi kiểu cũng tên nguyên liệu đó ta giã nhuyễn nặn thành hình tròn - Và loại bánh này ta cũng chưa biết đặt tên là gì? Đến ngày lễ Tiên Vương ta mang bánh tới hồi hộp chờ đợi, bởi vì các lang, lang nào cũng mang đến bao nhiêu sơn hào hải vị, nem công chả phượng, còn mâm cỗ của ta thì lại rất giản dị. Thế nhưng các bạn biết không, mâm cỗ của ta lại được vua cha ưng ý nhất. Và được vua chọn đem tế Trời, Đất, cùng Tiên Vương. Tất cả mọi người và các quan cận thần ai cũng tấm tắc khen bánh ngon. Bánh của ta còn được vua cha đặt cho cái tên rất ý nghĩa. Vua cha lý giải: - Bánh hình tròn là tượng Trời đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất đặt tên là bánh chưng. Ta được vua cha truyền ngôi với ý nguyện có sự kế thừa xứng đáng. Ghi nhớ lời dạy bảo của vị thần và tâm nguyện của vua cha, ta đã chăm lo phát triển nghề trồng trọt và chăn nuôi dưới triều đại của mình, để cho muôn dân được no ấm. Các bạn nhỏ, và mọi người đừng quên làm bánh chưng, bánh giầy vào mỗi dịp tết đến xuân về đấy nhé. Hãy biết quý trọng và nâng niu hạt gạo làm ra, bởi đây là hạt ngọc của đất trời. Chúc bn học tốt haha
Dương Hạ Chi
10 tháng 8 2017 lúc 15:41

Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.

Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:

- Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.

Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.

Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...

Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:

- Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giày đó!

Ta đã nói đến các cháu về sự lên ngôi của ta như thế. Đứa cháu đích tôn đã nói với những đứa khác rằng:

- Các em hãy noi gương ông nội, ông lên ngôi không phải xuất thân từ một vị hoàng tử sung sướng mà từ nhưng người nông dân chăm chỉ làm lụng. Tuy ông nghèo nhưng tình cảm hiếu thảo với vua cha và các Tiên Vương thì thật là đáng quý. Chúng ta phải theo gương ông không phải ỷ thế con cháu nhà vua mà quên lao động, quên sống sao cho có đạo đức.

- Vậy là kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày hả ông? - Một cháu hỏi ta.

- Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy - Ta nghiêm trang nói với các cháu ta những lời như thế!

Võ Văn Khánh Duy
10 tháng 8 2017 lúc 15:52

Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.

Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:

- Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.

Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.

Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...

Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:

- Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giày đó!

Ta đã nói đến các cháu về sự lên ngôi của ta như thế. Đứa cháu đích tôn đã nói với những đứa khác rằng:

- Các em hãy noi gương ông nội, ông lên ngôi không phải xuất thân từ một vị hoàng tử sung sướng mà từ nhưng người nông dân chăm chỉ làm lụng. Tuy ông nghèo nhưng tình cảm hiếu thảo với vua cha và các Tiên Vương thì thật là đáng quý. Chúng ta phải theo gương ông không phải ỷ thế con cháu nhà vua mà quên lao động, quên sống sao cho có đạo đức.

- Vậy là kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày hả ông? - Một cháu hỏi ta.

- Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy - Ta nghiêm trang nói với các cháu ta những lời như thế!


CHÚC BẠN HỌC TỐT...

Phạm Thị Thạch Thảo
10 tháng 8 2017 lúc 15:52

Mỗi dịp Tết đên, xuân về, trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh mâm ngũ quả, cành đào, cành mai còn có bánh chưng bánh giầy cũng được bày lên một cách trang trọng. Nhà tôi cũng thế thì dù bận rộn đến đâu cũng không đổi thay lệ ấy.

Nhờ thế năm rồi, vào đêm ba mươi tháng chạp, tôi cùng gia đình thức cạnh nồi bánh chưng chờ đón giao thừa, đêm càng khuya mọi vật đều chìm vào im lặng, chỉ còn nghe thấy nồi bánh sôi đều, củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ nhỏ lép bép. Tôi ngồi nhìn bếp lửa hồng,và thiếp đi, thả hồn theo những đóm sao từ đó bay lên.

Bỗng một tiếng nói dõng dạc của Vua Hùng phán:

- Cha biết mình gần đất xa trời. Cha muốn truyền ngôi cho một người trong mỗi chúng con. Các con hãy làm cỗ để cúng tổ tiên. Ai làm được món ăn quý vừa ý ta thì sẽ được ta chọn.

Nghe vua cha phán truyền như thế, các hoàng tử kia thi nhau cho người đi khắp nơi tìm kiếm thức ăn quý, nào là sơn hào hải vị, nem công, chả phượng chỉ để mong được làm vua. Họ đâu biết rằng có một thứ rất quen thuộc và nuôi sống họ hàng ngày chính là hạt gạo, có lẽ họ coi cái đó là sự bình thường vô dụng. Tôi đang lo sợ không biết làm món gì để cúng Tiên Vương vì trong nhà hiện giờ chỉ có lúa, gạo, khoai, sắn. Thì được Thần tiên mách bảo:

- Hãy lấy gạo làm bánh mà tế lễ. Tôi thấy lời thần thật đúng, ai cũng có thể làm ra lúa gạo, miễn là cần cù chịu khó, các thứ của ngon vật lạ kia ăn mãi rồi cũng chán, còn lúa gạo thì dùng được mãi. Vua Hùng là người yêu nước thương dân, yêu ruộng lúa đồng khoai nên hiểu sâu sắc ý nghĩa của hạt gạo. Bánh hình vuông tượng trưng cho đất, có cây cỏ muôn thú, bánh hình tròn tượng trưng cho trời. Đó là hai loại bánh chưng và bánh giày bày tỏ được lòng hiếu thảo của con cháu kính trọng tổ tiên. Và vua Hùng trân trọng tuyên bố Lang Liêu được giải nhất và được truyền ngôi. Tôi định tạ ơn vua cha thì bỗng có tiếng gọi:

- Thêm nước vào nồi bánh đi kẻo cạn hết rồi.

Tôi mở mắt ra thì là một giấc mơ, một giấc mơ thú vị. Đúng, người nôi ngôi vua phải nối chí vua và Lang Liêu lên làm vua là vô cùng xứng đáng. Những thứ thịt, đậu, gạo trắng rất tươi tốt, thơm ngon mà còn nói lên đất nước chúng mình, lúc nào cũng vui tươi thơm nồng như vườn cây đầy nhựa sông. Cũng vì hạt gạo đáng quý nên cả nước ta từ đó chăm nghề trồng trọt, cày sâu, cuốc bẫm và lúa gạo cũng ngày càng phát triển tốt hơn, thơm dẻo hơn. Em thấy một ông vua tốt, hiền thực sự phải một lòng vì dân vì nước, coi nước là nhà, coi dân là con như Vua Hùng và Lang Liêu.

Giờ đây, mỗi khi ngồi bên bếp lửa, thưởng thức vị ngon thơm quyến rũ của hai loại: bánh chứng bánh giầy này, em lại nghĩ tới câu chuyện "Sự tích bánh chưng bánh giầy". Em rất tôn trọng những người làm lụng một nắng hai sương để làm nên lúa gạo nuôi sống con người.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 16:07
Đố các bạn biết ta là ai? Ta là Lang Liêu đây, con trai của Hùng Vương. Hẳn các bạn còn nhớ ta và chiếc bánh chưng, bánh giầy kì diệu phải không nào? Các bạn có biết vì sao ta lại làm ra được hai loại bánh đó không? Đó là cả một câu chuyện dài.

Vua cha ta sau khi đã dẹp yên giặc giã, nhân dân đã được ấm no. Thấy mình tuổi cao sức yếu ông muốn truyền ngôi lại cho con, nhưng ông có tới hai mươi người con trai ông không biết nên truyền ngôi cho ai. Và vua cha đã nghĩ ra một phương cách lựa chọn vô cùng sáng suốt. Nhân lễ Tiên Vương ai làm vừa ý vua cha sẽ truyền ngôi cho, mà không phân biệt con trưởng hay con thứ. Ta vừa mừng vừa lo trước sự tuyên bố của vua cha bởi vì các Lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, họ thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon để đem lễ Tiên Vương. Còn ta là con thứ mười tám của vua cha, mẹ ta trước đây bị vua cha ghẻ lạnh sinh buồn mất sớm. Từ nhỏ ta đã phải ở riêng không biết gì nhiều sự sang trọng trong cung nội, chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, biết lấy gì làm cỗ bây giờ. Ta băn khoăn, thao thức mãi không yên. Một đêm ta nằm mộng thấy có một vị thần đến bảo: - Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. Tỉnh dậy! Ta mừng quá, ngồi ngẫm nghĩ lời vị thần mách bảo. Càng nghĩ càng thấy đúng quá, chí lí quá. Ta chọn gạo nếp trắng tinh thơm lừng - lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân - dùng lá dong gói lại thành hình vuông nấu nhừ một ngày một đêm - làm thành loại bánh - nhưng ta phân vân chưa biết đặt tên cho loại bánh đó là gì. Để đổi vị đổi kiểu cũng tên nguyên liệu đó ta giã nhuyễn nặn thành hình tròn - Và loại bánh này ta cũng chưa biết đặt tên là gì? Đến ngày lễ Tiên Vương ta mang bánh tới hồi hộp chờ đợi, bởi vì các lang, lang nào cũng mang đến bao nhiêu sơn hào hải vị, nem công chả phượng, còn mâm cỗ của ta thì lại rất giản dị. Thế nhưng các bạn biết không, mâm cỗ của ta lại được vua cha ưng ý nhất. Và được vua chọn đem tế Trời, Đất, cùng Tiên Vương. Tất cả mọi người và các quan cận thần ai cũng tấm tắc khen bánh ngon. Bánh của ta còn được vua cha đặt cho cái tên rất ý nghĩa. Vua cha lý giải: - Bánh hình tròn là tượng Trời đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất đặt tên là bánh chưng. Ta được vua cha truyền ngôi với ý nguyện có sự kế thừa xứng đáng. Ghi nhớ lời dạy bảo của vị thần và tâm nguyện của vua cha, ta đã chăm lo phát triển nghề trồng trọt và chăn nuôi dưới triều đại của mình, để cho muôn dân được no ấm. Các bạn nhỏ, và mọi người đừng quên làm bánh chưng, bánh giầy vào mỗi dịp tết đến xuân về đấy nhé. Hãy biết quý trọng và nâng niu hạt gạo làm ra, bởi đây là hạt ngọc của đất trời.
Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 16:08

Tôi là Lang Liêu, con trai của vua Hùng thứ mười tám. Sắp tới trong cung vua cha có tổ chức lễ tế tổ, để thể hiện tấm lòng thành kính đối với thế hệ đi trước cũng như để cầu bình an cho an dân xã tắc. Và lễ tế tổ này cũng chính là dịp để các hoàng tử như chúng tôi có thể tự do, công bằng tranh tài, thể hiện tài năng trước vua cha, những mong mình sẽ trở thành người kế vị trong tương lai. Trên tôi còn rất nhiều anh trai, ai cũng giàu có, tài giỏi còn tôi thì chưa biết sẽ dâng lễ vật gì để khiến vua cha hài lòng, vì vậy mà giờ đây tôi đang rất lo lắng, đắn đo.

Tôi biết vua cha rất công tâm trong việc lựa chọn, Người tạo điều kiện cho tất cả các con của Người có thể tranh tài thay vì chọn người con cả kế vị như những vị tiên vương trước đó. Điều này làm tôi vô cùng cảm kích, xúc động. Vì vậy nên tôi mới đắn đo, muốn mang sức lực chứng tỏ cho vua cha thấy, đơn giản là thể hiện sự kính trọng của một người con đối với cha, hoàn toàn không phải vì hào quang danh vọng của chức vị làm cho mờ lí trí. Ngày lễ tổ ngày càng đến gần, mọi công đoạn chuẩn bị đều vô cùng gấp rút vì vậy mà tôi càng thấy lo lắng vì mình chưa có lễ vật gì, cũng chưa có ý tưởng gì.

Trong khi đó, các anh trai của tôi thì cho người đi khắp nơi, lên rừng xuống biển để tìm kiếm những món đồ vật quý giá để dâng lên vua cha. Nhưng tôi thì ngược lại, ngay từ khi còn nhỏ tôi đã xin vua cha ra sống riêng nên cuộc sống giàu sang, nhung lụa đối với tôi vô cùng xa xỉ. Việc tìm kiếm những trân bảo dị thú là điều hoàn toàn bất lực. Cuộc sống của tôi chỉ xoay quanh công việc đồng áng, hàng ngày làm bạn với cây lúa, cây khoai. Mà vật giá trị nhất của tôi bây giờ cũng không có gì khác là những nông sản vừa thu hoạch được mùa vừa rồi. Nhưng, những bông lúa, củ khoai quá tầm thường để dâng lên làm lễ vật. Tôi trăn trở không biết làm sao, những ngày này tôi ăn không được ngon, ngủ không được yên.Hôm nay, trong một giấc ngủ trưa, tôi rất khó để ngủ được yên như mọi lần. Nhưng lần này tôi nằm mộng, trong mộng hiện lên tiên ông râu tóc bạc phơ, biết ông không phải người thường nên tôi chào hỏi với tất cả lòng thành kính, ngưỡng mộ. Chưa cần nói gì thì tiên ông đã như đọc được những tâm sự của tôi mà cho tôi gợi ý cho lễ vật sắp tới. Theo lời tiên ông, đó là một thứ bánh có màu xanh mướt tượng trưng cho đất, thứ bánh tròn, dẻo tượng trưng cho bầu trời. Chỉ vừa bái tạ tiên ông thì Người đã vụt mất, tôi thì choàng tỉnh khỏi cơn mê.Như người vừa tìm được ánh sáng, tôi suy nghĩ về những lời nói của tiên ông và nghĩ cách chế tạo chiếc bánh đặc biệt ấy. Sao tôi không dùng chính những nguyên liệu nông sản mà mình có để chế biến bánh? Ý tưởng này làm tôi bừng sáng, hứng thú bắt tay ngay vào công đoạn chuẩn bị. Trước hết tôi sẽ dùng gạo nếp để làm bánh, ruột bánh sẽ là đỗ xanh, vốn cũng là một nguyên liệu tôi có rất nhiều. Ngoài vẻ thơm ngọt của đỗ xanh, tôi muốn tạo cho chiếc bánh độ ngậy ngọt tinh tế nên tôi đã cho vào cùng với thịt lợn. Chiếc bánh được gói lại bằng lá dong, vuông vức như mặt đất.Chiếc bánh sau khi được cho vào luộc nhiều giờ thì vớt ra cho vào nước lạnh. Ruột bánh khi bóc vỏ quả nhiên xanh mướt, thơm dịu mùi lá dong. Vì nó giống với mặt đất xanh tươi, nơi vạn vật sinh sôi nảy nở nên tôi gọi nó với cái tên là bánh chưng. Chiếc bánh còn lại tôi dùng gạo nếp say nhuyễn để tạo ra một loại bánh dẻo ngọt, có hình tròn, màu trắng. Nếu chiếc bánh chưng gợi người ta liên tưởng đến mặt đất thì chiếc bánh này lại rất giống với bầu trời – trong trẻo, tròn trịa, vì vậy mà tôi đặt tên nó là bánh giày. Hai chiếc bánh hoàn thành tôi đã rất vui, vì cuối cùng mình cũng làm ra lễ vật dâng lên vua cha. Đặc biệt ý nghĩa hơn cả đó chính là chúng được làm bằng những nguyên liệu dễ tìm, dễ kiếm nhất, và chúng được làm do chín bàn tay của tôi.

Vài ngày sau đó, lễ tế tổ đã đến, trong cung nhộn nhịp người qua kẻ lại, các anh của tôi cũng tất bật mang lễ vật mình kì công chuẩn bị đến. Vua cha ngồi trên ngai vàng tuyên bố cuộc thi bắt đầu, sau đó đích thân xuống bên dưới quan sát, đánh giá từng lễ vật một. Quả nhiên, các anh của tôi mang đến toàn là những trân trâu dị bảo vô cùng quý giá, nhưng nếu đứng một mình thì chúng sẽ nổi bật, nhưng ở đây bao nhiêu trân bảo cùng đứng bên nhau nên vô hình chúng không gây được ấn tượng đặc biệt với vua cha. Vì vậy mà Người lướt qua rất nhanh. Khi đến tôi, Người dừng lại quan sát khá kĩ càng, có lẽ vì chúng hoàn toàn tách biệt với các anh của tôi. Nhưng nhìn những món ăn tầm thường này thì các anh của tôi lại dành cho tôi cái nhìn thương hại, coi thường.

Nhưng khi nghe tôi nói về ý nghĩa của hai món bánh này thì vua cha lại đặc biệt chú ý, có vẻ vô cùng hài lòng, sau khi nếm thử hai món ăn thì long nhan sáng bừng, Người dành lời khen ngợi cho tôi, quyết định chọn hai món bánh này để tế trời đất mỗi dịp năm mới. Và cuối cùng người tuyên bố trao quyền kế vị cho tôi. Tôi vô cùng vui và hạnh phúc, tôi sẽ đem tất cả tấm lòng yêu thương, nhân ái, đồng cảm thấu hiểu với những người dân ngèo để cai trị đất nước hưng thịnh nhất.

Eren Jeager
10 tháng 8 2017 lúc 18:39

Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thân. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.

Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu, cha nói rằng lâu nay thấy người không được khoẻ, có thể cái chết đến ngày một ngày hai, nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha phán rằng:

- Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ cho người ấy ngôi báu để tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của tiền nhân.

Những hoàng tử anh em của ta mặt mày hồng hào, quần áo sang trọng hớn hở ra về. Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa nắng quê kệch trở về nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ. Biết làm sao đây khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng và các thứ tầm thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lúa vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ phụ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.

Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với ta là lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh. Thần bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình tròn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành...

Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của các đấng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.

Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng đến cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh lên và suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các quần thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:

- Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn này là tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho Đất. Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm của Đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muôn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tố Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra.. Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn đế đẹp lòng các vị Tiên Vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giày đó!

Ta đã nói đến các cháu về sự lên ngôi của ta như thế. Đứa cháu đích tôn đã nói với những đứa khác rằng:

- Các em hãy noi gương ông nội, ông lên ngôi không phải xuất thân từ một vị hoàng tử sung sướng mà từ nhưng người nông dân chăm chỉ làm lụng. Tuy ông nghèo nhưng tình cảm hiếu thảo với vua cha và các Tiên Vương thì thật là đáng quý. Chúng ta phải theo gương ông không phải ỷ thế con cháu nhà vua mà quên lao động, quên sống sao cho có đạo đức.

- Vậy là kể từ dạo đó, tết nào trong nhân dân cũng làm bánh chưng bánh giày hả ông? - Một cháu hỏi ta.

- Đúng vậy, kể từ hôm lên ngôi ta đã truyền trong dân gian tục lệ ấy - Ta nghiêm trang nói với các cháu ta những lời như thế!


*Note : tham khảo thêm ở đây nha (http://loigiaihay.com/dong-vai-nhan-vat-lang-lieu-ke-lai-truyen-banh-chung-banh-giay-c33a12344.html)


Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
lê thị quỳnh trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Huyền
Xem chi tiết
lê hồng phúc
Xem chi tiết
trương tuyết mai
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
lê hoàng thùy anh
Xem chi tiết
Pham quang ngoc
Xem chi tiết
Hoàng Kim Anh
Xem chi tiết