Những việc làm em cho là cần thiết khi nói chuyện qua điện thoại đó là:
a) Nói năng lễ phép, có thưa gửi
b) Nói năng rõ ràng, mạch lạc
d) Nói ngắn gọn
e) Nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng
Những việc làm em cho là cần thiết khi nói chuyện qua điện thoại đó là:
a) Nói năng lễ phép, có thưa gửi
b) Nói năng rõ ràng, mạch lạc
d) Nói ngắn gọn
e) Nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng
Em hãy ghi vào ô trống chữ Đ trước những hành vi đúng, chữ S trước những hành vi sai khi đến nhà người khác
□ a) Hẹn hoặc gọi điện thoại trước khi đến chơi.
□ b) Gõ cửa hoặc bấm chuông trước khi vào nhà.
□ c) Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà.
□ d) Nói năng rõ ràng, lễ phép.
□ đ) Tự mở cửa vào nhà.
□ e) Xin phép chủ nhà khi muốn xem hoặc sử dụng các đồ vật trong nhà.
□ g) Ra về mà không chào
□ h) Cười nói, đùa nghịch gây mất trật tự
□ i) Tự ý lấy xem hoặc sử dụng các đồ vật trong nhà
□ k) Tự do chạy nhảy, đi lại khắp nơi trong nhà
□ l) Tự do hái hoa, quả trong vườn
□ m) Gọi ầm ĩ từ ngoài cổng
Hãy đánh dấu + vào ô trống trước những ý kiến mà em tán thành:
□ a) Nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là mất thời gian, không cần thiết.
□ b) Nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự với bạn bè, người thân là khách sáo
□ c) Chỉ cần nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự với người lớn tuổi.
□ d) Chỉ cần nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần nhờ việc quan trọng
□ đ) Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác
Em có thích cách nói chuyện qua điện thoại của hai bạn Nam và Vinh không? Vì sao?
Vinh (nhấc máy khi nghe tiếng chuông đện thoại reo): - A lô, tôi xin nghe
Nam: - A lô, Vinh đấy à? Tớ là Nam đây.
Vinh: - Vinh đây, chào bạn!
Nam: - Chân bạn đã hết đau chưa?
Vinh: - Cảm ơn cậu! Chân tớ đỡ rồi. Ngày mai tớ sẽ đi học.
Nam: - Hay quá, ngày mai chúng mình sẽ gặp nhau nhé!
Vinh: - Chào Nam. Hẹn ngày mai gặp lại!
Đánh dấu + vào ô vuông trước những việc làm ở nơi công cộng mà em tán thành:
□ a) Giữ yên lặng, đi nhẹ, nói khẽ.
□ b) Vứt rác tùy ý khi không có ai nhìn thấy.
□ c) Đá bóng trên đường giao thông.
□ d) Xếp hàng khi cần thiết.
□ đ) Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
□ e) Đổ nước thải xuống đường.
□ g) Chen lấn, xô đẩy khi xuống cầu thang lúc ra chơi.
□ h) Bỏ rác vào thùng rác khi đi tham quan ở Viện bảo tàng.
□ i) Cười đùa, nói to, vứt thức ăn ra sàn lớp trong giờ ăn trưa ở lớp bán trú.
□ k) Ném hoa quả, bánh kẹo bừa bãi vào chuồng thú.
Hãy đánh dấu + vào ô trống trước những ý kiến mà em tán thành:
□ a) Làm việc nhà là trách nhiệm chỉ của người lớn trong gia đình.
□ b) Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng.
□ c) Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở.
□ d) Cần làm tốt việc nhà khi người lớn có mặt cũng như khi vắng mặt.
□ đ) Tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng là yêu thương cha mẹ.
Xử lí tình huống:
Hòa đang làm việc nhà thì bạn đến rủ đi chơi. Theo em, Hòa nên làm gì? (Hãy
đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến em tán thành và giải thích lí do vì sao)
□ a) Bỏ việc, đi chơi với bạn.
□ b) Nhờ người lớn làm hộ để đi chơi với bạn.
□ c) Nói bạn đợi, làm xong việc rồi đi chơi.
□ d) Để gọn lại, đi chơi về sẽ làm tiếp
Em hãy sắp xếp thứ tự các câu sau thành đoạn đối thoại cho phù hợp bằng cách đánh số từ 1 đến 4:
...... - A lô, tôi xin nghe.
...... - Cháu cầm máy chờ một lát nhé!
......- Dạ, cháu cảm ơn bác.
...... - Cháu chào bác ạ. Cháu là Mai. Cháu xin phép được nói chuyện với bạn Ngọc.
Hãy đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng:
□ a) Chỉ cần gọn gàng, ngăn nắp khi nhà chật.
□ b) Lúc nào cũng xếp gọn đồ dùng làm mất thời gian.
□ c) Gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp.
□ d) Giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp là việc làm của mỗi người trong gia đình em.
□ đ) Gọn gàng, ngăn nắp sẽ dễ dàng tìm thấy đồ dùng.
□ e) Cần gọn gàng ngăn nắp cả khi ở lớp và khi ở nhà.
□ g) Gọn gàng, ngăn nắp giúp cho đồ dùng bền, đẹp lâu hơn.
□ h) Giữ gìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp là việc làm của những người lớn trong gia đình.
Hãy đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng.
□ a) Người biết nhận lỗi là người trung thực, dũng cảm.
□ b) Nếu có lỗi chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi.
□ c) Nếu có lỗi chỉ cần tự nhận lỗi, không cần sửa lỗi.
□ d) Cần biết nhận lỗi dù mọi người không biết mình có lỗi.
□ đ) Cần xin lỗi khi có lỗi với bạn bè và các em nhỏ.
□ e) Chỉ cần xin lỗi những người mình quen biết.