Bài viết số 2 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Huệ Lộc

Hãy biểu cảm về một loài cây em yêu thích

(Mình thì muốn tả cây tre, cây hoa sen hoặc là cây sầu riêng cũng được)

Không chép mạng nha!!!

Thời Sênh
16 tháng 7 2018 lúc 9:02

Đề bài: Biểu cảm về cây tre (loài cây em yêu).

I. Mở bài

– Cây tre loại cây gần gũi và gắn bó với nhiều người nông dân.

– Cây tre mang ý nghĩa tượng trưng kiên cường, mạnh mẽ anh hùng của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

II. Thân bài

1. Miêu tả hình đàn cây tre

– Thân tre gầy guộc, cao vút mang ý nghĩa cho con người mạnh mẽ, hiên ngang, bất kluiầt.

– Lá tre mỏng manh.

– Bên dưới gốc tre là những chồi măng vươn lên đứng đầy sức sống. Từ xưa trẻ đã được chế tạo thành bẫy tham gia chông quân xâm lược “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín…” tre người bạn thân thiết, người tham gia mọi trận đánh của dân tộc ta.

– Cây tre chính là biểu tượng cùa sự mạnh mẽ bền bỉ, kiên cường mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần noi gương.

2. Kể chuyện

– Cây tre trong tuổi thơ của em, tre gần gũi với người dân và tỏa bóng mát cho dân làng.

– Trẻ không chỉ tạo bóng mát mà những chồi măng còn dùng làm thực phẩm rất bổ dưỡng.

II. Kết bài

– Cây tre rất nhiều công dụng và mọi bộ phận cây trẻ đều sử dụng có ích cho con người.

– Cây tre như là một người bạn thân thiết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Gìn giữ cây tre như một biểu tượng của sự mạnh mẽ kiên cường.

Bài văn mẫu

Từ khi em sinh ra tre đã xuất hiện từ bao giờ, trên khắp các bến đò, sân đình, cây đa…là hình ảnh lũy tre làng thân thương gắn liền với mọi người dân. Em đã từng nghe câu:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh ”

Cây tre gắn bởi với người dân nhất là những vùng nông thôn, lá tre mỏng manh, bao phủ bởi chiếc áo cộc bao bên ngoài. Tre gầy guộc nhưng đoàn kết khi tạo thành lũy. Dưới những gốc tre là những chồi măng dang vươn mình mọc thẳng đứng.

Từ xưa những cây tre cùng kề vai sát cánh cùng với Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân. Như câu nói cùa Thép Mới: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín…” tre người bạn thân thiết, gần gũi của người dân đất Việt. Trẻ sẽ luôn là biểu tượng cùa sự đoàn kết, kiên cường và bất khuất của mỗi người dân Việt Nam trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Thửa xưa khi tôi còn là những đứa trẻ chăn trâu, chơi bịt mắt bắt dê hay ô ăn quan dưới gốc tre, thử ấy tôi cảm thấy thật vui và hạnh phúc. Tre luôn là người chứng kiến mọi trò chơi tinh nghịch của chúng tôi, bảo vệ che nắng che mưa cho chúng tôi. Hình ảnh trẻ mãi là một người bạn gắn bó thân thiết gắn bó cùng với trên mỗi chặng đường.

Tre đồng hành cùng con người Việt Nam. Tôi luôn xem cây tre như là một người bạn thân thiết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Mọi bộ phận của cây tre đều được sử dụng và có ích cho con người, không chỉ vậy tre như minh chứng cho sự trường tồn và đoàn kết, gìn giữ cây tre như một biểu tượng của sự mạnh mẽ kiên cường.

Thiên Chỉ Hạc
16 tháng 7 2018 lúc 9:07

Ngày xưa, khi đi học, tôi từng rất thích những câu thơ này của nhà thơ Thép Mới:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi?…”

Có lẽ, trong tiềm thức của con người Việt Nam, hình ảnh bờ tre đã trở thành một biểu tượng quen thuộc không thể nào xóa nhòa.Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Tre xuất hiện trong truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm, xuất hiện trong đời sống ngày thường,…từ miền ngược tới miền xuôi, đâu đâu cũng thấp thoáng khóm tre thân thuộc.

Trong tất cả các loài thực vật, có lẽ tre chính là loài cây dễ sống bậc nhất. Dù là ở nơi “đất sỏi, đá vôi bạc màu” thì cây vẫn có thể sinh trưởng và tỏa ra bóng mát êm dịu. Tre không đứng riêng lẻ mà cây mọc thành từng khóm, từng bụi, tre đoàn kết như chính mảnh đất mà cây sinh trưởng. Ban đầu, tre chỉ là một mầm măng nhỏ, yếu ớt, mũi nhọn hướng thẳng lên trời. Trải qua bao nắng mưa, tre giờ đây đã trở thành những thân cây mạnh mẽ, dẻo dai, sẵn sàng đối đầu với những phong ba bão táp. Đặc tính của cây tre hay chính là đặc tính của con người Việt Nam, luôn nỗ lực vươn lên từ gian khổ, luôn mạnh mẽ đương đầu với gió sương? Có lẽ nhờ những đặc tính đó mà người Việt mới ưu ái xem tre như là một biểu tượng của dân tộc.

Thân tre tuy khá nhỏ, lại rỗng bên trong nhưng mang rất nhiều gai nhọn, không cẩn thận có thể bị đâm bởi những chiếc gai ấy. Thân cây óng mượt màu xanh lục được điểm xuyến với rất nhiều lá xanh mỏng, dài nhọn như hình mũi mác. Tre bám rất sâu vào đất bởi đặc tính vùng đất mà tre sinh trưởng thường khô cằn, sỏi đá. Cả cuộc đời, tre chỉ ra hoa một lần, để rồi khi trải qua giai đoạn đẹp nhất ấy, tre cũng sẽ khép lại quãng thời gian của mình.

Tre rất quan trọng với con người cả về mặt vật chất và tinh thần. Tre là mái nhà tranh, là công cụ lao động. Tre là điếu cày cho ông, là rổ rá cho bà, cho mẹ. Tre còn là chiếc chõng trong buổi trưa hè lộng gió, là đôi đũa quen thuộc trong các bữa ăn. Tre là những que chuyền nhỏ nhắn, là tiếng sáo diều vi vu,…Hình ảnh tre cứ thế, dần dần lấp đầy tâm hồn người Việt.

Không chỉ đến bây giờ mà từ xa xưa, tre đã luôn ở bên cạnh con người từ cuộc sống cho đến chiến đấu. Gậy tre, chông tre chống lại quân thù xâm lược. Tre giữ làng giữ nước. Tre bảo vệ xóm thôn, bảo vệ con người ! Tre là bạn, là mối dây không thể thay thế !

Những đứa trẻ lớn lên tại vùng quê như tôi, ắt hẳn không thể nào quên hình bóng của lũy tre làng. Buổi trưa lộng gió, nằm dưới bụi tre mà thả hồn vi vu là cảm giác mà đứa trẻ nào cũng yêu thích. Ngày đó còn nghèo, không có đồ chơi, ấy vậy mà lũ trẻ vẫn vui đùa náo nức dưới bóng tre với trốn tìm, chuyền đũa, thả diều,…Ngày ấy, bên bóng tre, tuổi thơ của chúng tôi đã trôi qua êm đềm như thế !

Mỗi loài cây đều có một tiếng nói riêng, một hương bị riêng, và tre cũng vậy. Tre chỉ giản dị, mộc mạc nhưng lại rất ân nghĩa, thủy chung. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh bóng tre mãi là bóng mát trong tâm hồn, nhẹ nhàng che chở giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Nguyễn Ngọc
16 tháng 7 2018 lúc 9:09

A. Mở bài: Giới thiệu về loài hoa em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

Em thích màu của lá cây, màu hoa của cây... Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như... Những đặc điểm của cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi nở ... gợi niềm say xưa hứng thú ra sao? Miêu tả lại niềm thích thú khi được ngắm những bông hoa khi hoa đang nở Mỗi khi hoa tàn , trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong những bông hoa mới như thế nào? Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài hoa đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài hoa trên (ví dụ: Kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài hoa đó; loài hoa có thể gắn với kỉ niệm thời thơ ấu ...).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài hoa.Mong ước loài hoa luôn tươi tốt dâng niềm vui cho đời .

Thảo Phương
16 tháng 7 2018 lúc 18:18

*. Mở bài:
- Giới thiệu về cây tre Việt Nam
- Cảm nhận chung về cây tre
*. Thân bài:
a. Những đặc điểm gợi cảm của cây tre
- Về hình dáng, tập tính: Thân ,lá, cành…..
- Về phẩm chất: Đoàn kết , yêu thương, kiên cường……
Gợi cảm xúc yêu mến, cảm phục vì cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam
b. Cảm nhận về giá trị của cây tre trong đời sống
Tre gắn bó với đời sống vật chất: Làm vũ khí chống ngoại xâm, dụng cụ lao động sản xuất…..
- Tre gắn bó với đời sống tinh thần: Làm bóng mát, nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ…
c.Tre gắn bó với riêng em:
- Gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ của em……
d. Suy ngẫm về cây tre trong đời sống hiện tại :
- Ý nghĩa biểu tượng cây tre:
- Ngày nay tre dần lui về vị trí khiêm nhường…. Song cây tre mãi là biểu tượng của tâm hồn người Việt Nam…
*. Kết bài :
- Khẳng định lại tình cảm của em với cây tre

Nguyễn Huệ Lộc
16 tháng 7 2018 lúc 13:54

Thank you!!!hihi

Có bạn nào thương ẻm thì cho ẻm xin vài bài văn về cây hoa sen, cây phượng hoặc là cây sầu riêng nha!!!vuivuivui


Các câu hỏi tương tự
Nya arigatou~
Xem chi tiết
   凸(¬‿¬)凸 ๖ۣۜMika
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Lê Đặng Tịnh Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
phạm thị trang tuyền
Xem chi tiết
Thanh Sơn Trương
Xem chi tiết
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết