Bài viết số 2 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Đặng Tịnh Hân

Em hãy nêu cảm nghĩ của em về một loài cây em yêu (ngoại trừ cây tre, dừa, phượng)

Đừng chép sách mẫu nhá. Ngày mai mình phải nộp rùi.bucminh

Di Lam
12 tháng 10 2016 lúc 19:24

Nhắc đến Việt Nam, người ta thường chỉ nhớ đến những cây tre, cây chuối dân dã mà ít ai nghĩ đến cây bưởi - một loài cây cũng khá quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay.  Đặc biệt là những vườn bưởi của làng quê chân chất, thầm lặng toả hương dịu nhẹ, phảng phất trong không gian hương vị nồng nàn quyến rũ, níu giữ chân du khách.

Thời thơ ấu của tôi thật gắn bó với cây bưởi, với hoa bưởi  và hương thơm lạ lùng của nó.  Cây bưởi đã gắn bó bao đời nay với người dân quê tôi, tạo thành bản sắc riêng ít nơi nào có được. Đầu xuân, vào trung tuần tháng giêng đến giữa tháng hai âm lịch, khi các loài cây khác mới lấm tấm chồi non thì hoa bưởi đã nở trắng khắp vườn. Hoa vương nhẹ trên tóc thiếu nữ, phảng phất hương thơm man mác dịu dàng trong không gian, bay bay theo tà áo buông tha thướt. Cánh hoa trăng trắng nhỏ xinh cuộn tròn theo gió, đuổi nhau trên những con đường gạch.  Mùa hè đến, thứ đồ ăn hấp dẫn chúng tôi nhất có lẽ là bát chè hoa bưởi nấu bằng bột sắn dây. Bát chè trong suốt vừa thơm mùi hoa, vừa man mát hương bưởi dịu nhẹ, ăn vào đến đâu nhớ đến đấy. Bây giờ người ta nấu chè thường cho hương liệu va ni, dầu chuối. Nhưng ai đã từng được nếm thứ chè bột sắn dây ướp hoa bưởi, hẳn sẽ không bao giờ quên.... Tôi cx ko hiểu ong bướm bị hấp dẫn bởi màu trắng tinh khôi của hoa bưởi, hay bị lôi cuốn bởi mùi hương thoang thoảng, ngọt ngào của hoa mà cứ quấn quít lượn vòng trên những chùm lá non mơn mởn, lấp ló vài chùm hoa. Chỉ vài tuần sau, từ giữa bông hoa đó sẽ hình thành một trái bưởi non nhỏ xíu. Bưởi chắt chiu tinh hoa của đất nuôi trái lớn dần, để rồi khoảng tháng 8 âm lịch cho những trái bưởi tròn kịp đón Trung thu...Nếu Trung thu, làm cỗ trông trăng,...mà ko có bưởi thì còn gì vui nữa nhỉ? Ko chỉ quan trọng trong dịp Trung thu mà bưởi còn quan trọng vào dịp Tết Nguyên Đán nữa. Bưởi quê tôi tuy nhỏ, nhưng mọng nước và ngọt lạ thường. Mùa đông, cây bưởi nhìn cx rất khác lạ so với các loài khác. Nó ko khẳng khiu, trơ trọi mà vẫn kiên cường trước cái giá lạnh đặc trưng của miền Bắc....Và một mùa hoa bưởi lại về.... Đi trong không gian man mác mùi hương và trắng màu tinh khôi của hoa bưởi. Đó đây còn sót lại trên cành đôi trái bưởi vàng ươm từ vụ trước, hái một trái thưởng thức trong không khí ngày xuân, thật chẳng có gì thú vị hơn.

Hoa bưởi quê mùa mộc mạc vậy thôi, nhưng đã đi vào thơ ca, âm nhạc với bao nỗi niềm... Nhà thơ Anh Nguyễn đã từng viết

 

Hoa bưởi trắng khơi miền kỷ ứcCủa một thời thao thức vì aiThời gian xưa cũ loang dàiChỉ còn quá khứ phôi phai đã nhiều...... Có lẽ, cây bưởi đối với tôi là người bn tuổi thơ, là 1 phần trong kí ức của tôi. Và dù đi đâu xa, ta vẫn nhớ về quê mình với một mùa hoa của loài cây mộc mạc chân chất nhưng khó quên - cây bưởi.

 

 

 

Lê Dung
12 tháng 10 2016 lúc 11:13
Đối với lứa tuổi học trò chúng em, khi nhắc tới làng quê thân yêu, không ai là không có ấn tượng về một loài cây nào đó. Riêng em, em lại thích cây khế.
Đó là một loài cây bình dị, mộc mạc nhưng để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quyên.
Không hiểu sao em lại yêu cây khế đến thế. Cứ mỗi lần về quê là em chạy ra ngay gốc cây để ngắm nhìn nó. Hay có lẽ vì em và cây bằng tuổi nhau nên có quan hệ thân thiết đến vậy chăng?
Gốc cây không to lắm nhưng tán lá rất rộng. Dưới tán lá này, em nghịch rất nhiều trò. Cây khế tuy to như vậy nhưng mà hoa của nó bé nhỏ li ti. Những chùm hoa bám chặt vào thân như chẳng muốn rời. Vào mùa hoa kết trái khi cơn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa bé nhỏ lấm tấm như vẩy vàng rơi rơi làm cho em cảm thấy thích thú. Ông em bảo cánh hoa đang làm nhiệm vụ của mình cho quả khế được sinh ra. Trong nắng hè oi bức, những chùm khế như ngôi sao sáng trên bầu trời.
Từ bé cây khế đã làm bạn của em. Khi em còn nhỏ ông em hay bế em ra gốc cây khế và nói rằng:
- Cháu ông lớn nhanh và gặt hái nhiều thành quả như cây khế đơm hoa kết trái này nhé!
Năm lớp bốn là năm em về quê lâu nhất năm đó, em trèo lên cây khế lấy quả nhưng không may gãy mất một cành. Em cảm thấy rất sợ vì đây là cây khế mà ông em quý nhất. Thật may may, ông đã không ,mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng:
- Lần sau cháu trèo lên cây phải cẩn thận, không làm gãy cành vì cây khế cũng biết đau như con người ấy.
Em càng lớn lên, cây khế càng to, ông em ngày càng già yếu đi. Vào những ngày cuối cùng ông dắt em ra bên cạnh gốc khế dặn em phải chăm sóc cây khế như cái gì đó thân thiết với mình. Bây giờ đúng dưới gốc cây khế, em nhớ lại lời dạy của ông lúc nào. Qua tán cây, em thấy nụ cười nhân từ hiền dịu của ông.
Cây khế không chỉ làm em nhớ đến quê hương mà còn là người bạn thân thiết, là sợi dây tình cảm của em và ông. Mỗi lần nhìn khế đậu quả em lại nhớ đến bao tình cảm thương yêu, trìu mến mà ông dành cho em. Cho thiên nhiên xung quanh.
  
Lê Dung
12 tháng 10 2016 lúc 11:13

Mình gợi ý cho bạn dàn bài nhé :)
MB : 
Sân trường em được bao trùm bởi 1 màu xanh ngắt của cỏ cây .
Cây phượng thì ....... Cây Sứ thì ...... ( bạn nêu những đặc điểm nổi bật của nhữg cây có trong sân )
Vậy mà em lại xao động trước một loài cây bình dị nhưng thân thương : cây bàng

TB : 

1/. tả bao quát 
Dáng cây cao to ... cành đưa bốn phía tạo bóng mát rộng 
cảm giác giống như là bác bảo vệ canh gác . ( bạn nêu một vài cảm xúc hay sử dụng những từ miêu tả có tính biểu cảm )

2/. tả chi tiết 

Rễ : cắm sâu xuống đất tìm dưỡng chất -> tính cần cù , chăm chỉ chắt chiu dưỡng chất
Thân : xù xì , màu nâu ( như đất mẹ ) -> nhỏ chưa = vòng tay 2 , 3 đứa trẻ nhưng cây vẫn đứng vững vàng chống chọi ới mưa bão -> Mạnh mẽ , kiên cường 
Cành : chia nhiều nhánh 
Lá : to hơn bàn tay của em ... màu sậm , gân lá trồi lên -> dù to nhưng mảnh mai -> dáng vẻ dù bên ngoài mạnh mẽ nhưg bên trong rất yếu ớt cần che chở 
.........
( bạn có thể tả thêm hoa quả và bỏ cành nhưng coi chừng lộn qua miêu tả bạn nhé :) )
3/. : kể về 1 kỉ niệm
 
_ phần này là phần biểu cảm gián tiếp nên bạn chọn lọc những câu chuyện cảm động nêu bật được tình yêu của mình đối với cây là ổn 
vd : bị điểm kém , chạyxuống gốc cây ngồi khóc , cảm giác đc cây an ủi và bảo vệ .............
hay là trèo cây hái trái bàng té nhưng có cành bàng đỡ ,cành bàng hy sinh để em đc lành lặn v..v..v

KB : Cảm nghĩ về cây bàng ( yêu , thương , quý , ... )
 
gợi ý cho bạn nè : dù mọi ng` vẫn thường bảo Phương mới là cây gắn bó với tuổi thơ khi đi học nhưg đối với em thì Bàng mới chính là Cây-Học-Trò giữ biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn ...

Lê Dung
12 tháng 10 2016 lúc 11:14

Chắc hẳn mỗi người học trò nào cũng có những kỷ niệm về mái trướng, thầy cô và bè bạn, với tôi kỷ niệm ấy gắn với cây bàng ở sân trường Có lẽ, không bao giờ tôi quên được hình ảnh về cây bàng này. 
Từ xa nhìn lại, cây bàng như chiếc ô xanh kỳ lạ. Rễ cây nổi lên mặt đất như những con rồng đang uốn lượn. nhưng đệp nhất vẫn là lá bàng. những ngày cuối đông lá bàng chuyển từ màu lục già sang màu vàng rồi chuyển sang màu đỏ thật lộng lẫy, không sót một chiếc lá nào. Bây giờ, cây bàng nổi bật với những chiếc lá đỏ như đồng giữa bầu trời lạnh lẽo mùa đông khiến ta cảm thấy ấm áp. CHỉ cần một cơn gió nhẹ thoáng qua đã làm chiếc lá ban ngf rơi xuống. Lúc ấy, trông những chiếc lá bàng thật giống những chiếc máy bay., rơi đột ngột từ trên cao xuống bị gió thổi làm cho lảo đảo, lảo đảo mấy vòng rồi cuối cùng đã hạ cánh xuống mặt đất. Những chiếc máy bay hạ cánh trồng lên nhau như một chiếc thảm rực rỡ khiến cho những cành bàng trở nên trơ trụi. Để rồi màu xuân đến, lộc non tràn đầy trên những cành khô khốc ngày nào. Những lộc non ấy xanh biêc một màu xanh đến kỳ lạ, xanh tươi đẹp đến nỗi người vội vã đến mấy cũng phải dừng lại đôi chút để ngắm lá bàng. Và dường như trong mỗi cành lộc non như ẩn chứa cái gì đó vô cùng mạnh mẽ, một sức sống mãnh liệt, tràn đầy sức sống. Đến mùa hạ, lá bàng đã rắn rỏi hơn cả, chiếc lá to dần lên thật dày, xanh um mát rượi. Ánh sáng xuyên qua giờ chỉ còn là màu ngọc bích. Chính vì lẽ đó mà chúng em rất thích được ngồi dưới tán lá bàng đọc truyện, chơi nhảy dây, đá cầu… Mùa thu đến, hoa bàng đã nở rộ xinh xinh như những ngôi sao tí hon rồi dần trở thành những quả bàng vàng ươm, thơm lừng và ngọt lịm, nhân ăn bùi bùi như lạc.
Thời gian thấm thoát trôi qua cũng đã năm năm rồi, sắp phải xa mái trường tiểu học Cát Linh yêu dấu, sắp phải xa bạn bè xa cây bàng nhưng có lẽ suốt đời này em sẽ không bao giờ quên và mãi khắc ghi vào trong tim hình ảnh cây bàng với những kỉ niệm bạn bè của thuở nào.

 

Lê Dung
12 tháng 10 2016 lúc 11:16

1/ Mở bài:

 

-          Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)

-          Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…

2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.

Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)

-  Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.

-   Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…

-  Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…

-   Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.

-  Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.

-  Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…

-  Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?

-  Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.

-  Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.

Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:

-  Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.

-  Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…

-  Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.

-   Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.

-  Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.

-  Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”

Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng

-  Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.

-  Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.

-  Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.

-  Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…

Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.

-  Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)

-  Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…

3/ Kết bài:

-  Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.

-  Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

Linh Phương
12 tháng 10 2016 lúc 12:07

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng . Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt . Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát . Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường . Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người ! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế ! 
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người VN chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuois cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa VN.
THỜI GIAN
Có một thứ không màu sắc không mùi vị, không rõ hình hài dài lê thê không đầu không cuối , không gốc không ngọn, vô tận vô cùng…thế mà lại có sức mạnh cực kì ghê gớm.
Từ trong nó những lâu đài nguy nga tráng lệ mọc lên, những kì quan thế giới mọc lên, những danh lam thắng cảnh hình thnahf. Từ trong nó đất nước trời mây sông dài biển rộng núi lửa sóng thần dông bão …được sinh ra và biến đổi không ngừng. từ trong nó những con vượn người tiến hóa trở thành động vật cao cấp văn minh nhất với xe hơi nhà lầu, với tàu hỏa, tàu ngầm, tàu bay, tàu vũ trụ và những gì toois tân hiện đại nhất.
Cũng từ trong nó, những lâu đài nguy nga tráng lệ những kì quan thế giới có thể biến thành đống hoang tàn đổ nát. Cũng từ trong nó, có thể sa mạc sẽ trở thành rừng cây, rừng cây có thể sẽ trở thành đồi trọc. Từ trong nó em bé thơ ngây nơi chân tre gốc rạ ngày nào có thể thành người anh hùng. Từ trong nó trang viết I tờ nơi nhà tranh vách đất xưa kia có thể thành tấm bằng cử nhân tiến sĩ. Từ trong nó, em bé thơ ngây sẽ trở thành một cụ già…
Cái thứ có sức mạnh gớm ghê dố chính là thờiì gian.
Thời gian có một sức mạnh phi thường.
Thời gian hủy hoại cái này đồng thời lại sinh ra và nuôi lớn cái khác. Có bao nhiêu số phận bao nhiêu cuộc đời đã sống lầm than khổ cực và chết dần chết mòn đi trong thời gian.Cũng có bao nhiêu số phận bao nhiêu cuộc đời của những con người mới đã “mở mày mở mặt” rạng rỡ lên trong thời gian.
Thời gian làm già nua đi cái này và làm non tơ cái khác, làm mờ tối cái này và làm sáng lên cái khác.
Thời gian có ở khắp mọi nơi. Nhưng đâu phải ai cũng có thời gian. Có người có thời gian. Có người có rất ít thời gian. Có người không có thời gian.
Thời gian không phải của riêng một người nào. Không ai cấm vận được thời gian. Không ai tích trữ được thời gian. Thời gian không chờ ai cả.
Chỉ có những người biết quí thời gian, nắm được bản chất của thời gian, vươn lên phấn đấu không mệt mỏi cho cái mới cái đẹp cái thiện cái nhân nghĩa thì mới nắm được thời gian.
Và ai nắm được thời gian, người ấy sẽ giàu có. Ai nắm được thời gian người ấy sẽ có hạnh phúc.

Bạn tham khảo mẫu bài này nhé! Chúc bạn học tốt!

Thảo Phương
12 tháng 10 2016 lúc 12:36

Bạn tham khảo nhé bạn

Đất nước Việt Nam trải dài hơn 2000 cây số,phong cảnh nơi nào cũng đẹp đẽ, cuốn hút lòng người. Nếu du khách làm một cuộc hành trình xuyên Việt bằng tàu hoả từ Bắc vào Nam thì khi qua vùng duyên hải miền Trung, ắt hẳn sẽ ngạc nhiên và thích thú trước rừng dừa bạt ngàn chạy dài ven biển.

Ở dải đất miền Trung quê em, dừa là chủ yếu. Không biết cây dừa mọc trên đất này từ bao giờ và tại sao lại chọn vùng cát trắng, biển xanh là nơi sinh sôi phát triển? Cây dừa thân màu nâu sẫm. Trên thân có nhiều lớp bẹ dừa già đã rụng in thành dấu chi chít. Phía ngọn cây lá mọc thành vòng tròn, xoè đều. Những lá nhỏ màu xanh thẫm mọc nối tiếp nhau xuôi theo hai bên cuốn. Tàu dừa rộng cả mét và dài đến ba, bốn mét. Hoa dừa mọc thành từng chùm lớn, gồm nhiều hoa nhỏ như hạt lúa, màu trắng ngà, có mùi thơm diệu nhẹ.

Dừa ra trái quanh năm. Trái kết thành từng quày. Bốn năm quày lớn, nhỏ chen xít nhau thành ngọn. Trái dừa tròn, phía đuôi hơi thon lại, màu xanh thẩm. Ngoài cùng là lớp vỏ dày, sơ bao bọc gáo cứng. Tiếp đó là lớp cùi trắng tinh, béo ngậy và trong cùng là nước dừa mát ngọt lành.

Rừng dừa quê em có nhiều loại khác nhau: dừa xiêm thấp lè tè, trái tròn, nước ngọt; dừa nếp lơ lửng giữa trời, trái vàng xanh mơn mởn; dừa lửa trái to, vỏ xanh hồng…

Cây dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Thân dừa làm máng nước, làm cầu bắt qua kênh mương, làm vật liệu chắn sóng và cát biển. Lá dừa được dùng để gói bánh, làm tranh lợp nhà, làm vật liệu trang trí trong những dịp lễ, Tết; cọng lá làm chổi, chẻ nhỏ làm vách. Xơ dừa làm thảm, bện dây rất tốt nhất là đối với người đánh cá vì dây dừa mềm, nhưng chắc, chịu mưa chịu nắng. Ngày nay, người ta lấy thân dừa và xơ dừa phơi khô, xay nhuyễn ra làm phân bón cây xanh rất tốt. Gáo dừa làm gáo, làm muôi, làm đồ thủ công trang trí mỹ nghệ đẹp tuyệt vời. Cùi dừa non làm bánh kẹo, làm mứt; cùi dừa già ép lấy dầu, sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt nước dừa ngọt mát là thứ nước giải khát tinh khiết thượng hạng, giàu chất bổ dưỡng, nhất là trong những ngày hè.

Trong rừng dừa xanh tốt bao thế hệ cây nối tiếp nhau. Bên cạnh gốc dừa lão bạc phếch màu thời gian là những gốc dừa tơ đang vươn lên mạnh mẽ. Cả không gian tràn ngập một màu xanh mát mắt. Trời xanh, nước xanh và dừa xanh kết hợp hài hoà tạo nên một khung cảnh êm đềm thơ mộng hiếm có. Gió thổi lồng lộng, những hàng dừa xào xạc vi vu ngân lên một bản đàn bất tận.

Dừa mọc khắp nơi, từ ven biển cho đến trong làng, mọc cả ngoài đồng, ngoài bãi. Dưới bóng dừa râm mát, người dân quê em vui sống một cuộc sống lao động, tuy vất vả nhưng yên bình biết mấy! Bới vậy mà qua bao thế kỉ, cây dừa gắn bó thân thiết với cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân quê em. Cây dừa mãi mãi song hành cùng với con người.

“Dừa xanh sừng sững giữa trời

Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung

Mỗi loài cây đều có tiếng nói riêng, có hương vị riêng. Nhưng cây dừa quê em với vẻ đẹp của nó đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh rừng dừa bát ngát tượng trưng cho linh hồn của quê hương nên mỗi khi nghĩ đến một nỗi xúc động, bâng khuâng khó tả lại trào dâng.

Lê Phú
20 tháng 10 2017 lúc 15:42

Trong số những loại cây trồng thì lúa là loại cây rất gắn bó với con người Việt Nam. Lúa được trồng khắp nơi ở đất nước ta, trên những cánh đồng rộng bạt ngàn. Từ hàng ngàn năm nay, cây lúa là nguồn sống, cũng là người bạn tâm giao của người nông dân.

Lúa là loại cây thân cỏ. Thân lúa ngắn, chỉ dài khoảng năm đến sáu mươi xăng - ti - mét . Lá lúa dài, cong. Khi lúa chưa chín, cây có lá xanh mướt, tràn trề sức sống. Còn khi lúa chín, lá lúa vàng, từng bông lúa uốn trĩu vì nặng, đợi người nông dân đến gặt mang về. Thân và lá lúa làm cho ta cảm giác lúa rất mảnh dẻ và yếu đuối. Lúa được trồng khắp nơi trên dất nước ta. Không chỉ ở đồng bằng, ở miền núi còn có lúa nương, những ruộng bậc thang trồng lúa trên các sườn núi. Tuy phải trồng trọt, chăm sóc vất vả nhưng cây lúa không phụ công người. Nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam. Tất cả chúng ta đều sống bằng nguồn lương thực chính là gạo. Thật không thể tưởng tượng đời sống chúng ta sẽ ra sao khi không có cây lúa. Rồi những thứ bánh, ngon lành, gắn bó với người Việt Nam được làm từ gạo của cây lúa. Những chiếc bánh vô cùng thân thuộc của dân tộc. Đặc biệt bánh chưng, bánh giầy, những thứ bánh có ý nghĩa quan trọng để cúng trong dịp lễ Tết cùng có thành phần chính từ gạo. Lúa thật vô cùng quan trọng. Lúa cung cấp cho chúng ta từ món ăn đến nguyên liệu làm kinh tế. Lúa thật không thể thiếu với người Việt Nam ta.

Không chỉ có vai trò về vật chất mà quan trọng hơn còn là ý nghĩa của lúa đối với đời sống tinh thần tình cảm của người dân. Trải qua bao nhiêu năm tháng, cây lúa vẫn rất gắn bó với người Việt Nam. Lúa đã trở thành biểu tượng của người nông dân. Ta đã dâng lên cha ông mình sản vật quý nhất là cây lúa. Và cả những món ăn dân tộc đặc sắc hay các thức bánh đều từ lúa mà ra. Những thức ăn đó mang đậm hương vị cánh đồng, làng quê Việt Nam, gợi ta nhớ đến quê hương. Nó cũng là niềm tự hào của chúng ta đối với toàn thế giới. Du khách đến Việt Nam mà không thưởng thức các món ăn như bánh, bún, phở... thì chưa là đến Việt Nam, chưa hiểu đặc sắc văn hoá Việt Nam. Chính cây lúa đã tạo nên nét đặc sắc đó, đặc sắc của ẩm thực dân tộc. Cây lúa gắn với kí ức tuổi thơ của tôinhững ngày rong chơi thả diều trên những cánh đồng lúa xanh ngắt một màu khiến chúng tôi sẽ không quên những kỉ niệm đẹp ấy.

Người dân Việt Nam từ bao đời nay đã luôn coi cây lúa là bạn. Cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần cây lúa luôn bên cạnh người Việt Nam. Đi đâu xa quê, xa đất nước, mỗi khi nghĩ về cây lúa, trong chúng ta lại dâng lên một cảm giác nhớ quê hương. Cây lúa chính là biểu trưng của con người và đất nước Việt Nam.




Các câu hỏi tương tự
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Minh Thư
Xem chi tiết
Hà Đào
Xem chi tiết
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
Heo Rypa
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Dạ Nguyệt
Xem chi tiết
Trương Khánh Ly
Xem chi tiết
   凸(¬‿¬)凸 ๖ۣۜMika
Xem chi tiết