Đáp án A
Cơ thể lai bất thụ có bộ NST là nA + nB = 12. Cơ thể song nhị bội hữu thụ có bộ NST: 2nA + 2nB = 24.
Trong giao tử của cơ thể song nhị bội có bộ NST là: nA + nB = 12.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Đáp án A
Cơ thể lai bất thụ có bộ NST là nA + nB = 12. Cơ thể song nhị bội hữu thụ có bộ NST: 2nA + 2nB = 24.
Trong giao tử của cơ thể song nhị bội có bộ NST là: nA + nB = 12.
Hạt phấn của loài A có 6 nhiễm sắc thể, tế bào rễ của loài B có 12 nhiễm sắc thể. Cho giao phấn giữa loài A và loài B được con lai F1. Cơ thể F1 xảy ra đa bội hóa tạo cơ thể lai hữu thụ có bộ nhiễm sắc thể trong tế bào giao tử là
A. 12
B. 18
C. 48
D. 24
Hạt phấn của loài thực vật A có 8 nhiễm sắc thể. Các tế bào lá của loài thực vật B có 22 nhiễm sắc thể. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét không đúng?
(1). Cây lai không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được.
(2). Cây lai có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
(3). Cây lai không thể trở thành loài mới vì có nhiễm sắc thể không tương đồng.
(4). Cây lai có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ.
(5). Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của cây lai có 30 nhiễm sắc thể.
(6). Cây lai được đa bội hóa sẽ cách li sinh sản với hai loài bố mẹ.
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Loài thực vật A có số nhiễm sắc thể lưỡng bội là 12, loài thực vật B có số nhiễm sắc thể lưỡng bội là 16. Một loài mới C, xuất hiện do kiểu dị đa bội con lai giữa loài A và loài B. Loài thực vật C có số nhiễm sắc thể trong tế bào là
A. 56
B. 28
C. 12
D. 16
Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đưởng lai xa và đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là
A. 13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.
B. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ.
C. 26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ.
D. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.
Ở một loài thực vật bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Loài này có 4 nhóm gen liên kết.
II. Thể đột biến một nhiễm của loài có 7 nhiễm sắc thể.
III. Nếu chỉ xảy ra trao đổi chéo đơn (tại 1 điểm) ở cặp nhiễm sắc thể Dd thì loài này có thể tạo ra tối đa 48 loại giao tử.
IV. Trong trường hợp xảy ra đột biến đã tạo ra cơ thể có bộ nhiễm sắc thể là AAABbDdEe thì cơ thể này sẽ bất thụ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Ở một loài thực vật bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Loài này có 4 nhóm gen liên kết.
II. Thể đột biến một nhiễm của loài có 7 nhiễm sắc thể.
III. Nếu chỉ xảy ra trao đổi chéo đơn (tại 1 điểm) ở cặp nhiễm sắc thể Dd thì loài này có thể tạo ra tối đa 48 loại giao tử.
IV. Trong trường hợp xảy ra đột biến đã tạo ra cơ thể có bộ nhiễm sắc thể là AAABbDdEe thì cơ thể này sẽ bất thụ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào (gọi là tế bào X) của một cây khác (gọi là cây Y) thuộc loài nói trên đang thực hiện quá trình phân bào, người ta xác định trong tế bào (X) có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực tế bào. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào X diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tế bào lưỡng bội bình thường của loài nói trên có 16 nhiễm sắc thể.
(2) Tế bào (X) có thể đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.
(3) Cây (Y) có thể thuộc thể một nhiễm.
(4) Kết thúc quá trình phân bào của tế bào (X) có thể tạo ra hai nhóm tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂ Aa x ♀ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, có 20% số tế bào khác xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh tạo nên hợp tử F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Cơ thể đực không tạo ra được giao tử bình thường (A,a).
II. Cơ thể đực tạo ra được giao t ử AA chiếm tỉ lệ 5%, giao tử Aa chiếm tỉ lệ 5%.
III. Hợp tử bình thường có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 35%.
IV. Hợp tử lệch bội dạng thể một nhiễm chiếm tỉ lệ 15%; thể ba nhiễm chiếm tỉ lệ 15%.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Ở 1 loài, hợp tử bình thường nguyên phân 3 lần không xảy ra đột biến, số nhiễm sắc thể chứa trong các tế bào con bằng 624. Có 1 tế bào sinh dưỡng của loài trên chứa 77 nhiễm sắc thể. Cơ thể mang tế bào sinh dưỡng đó có thể là:
A. Thể ba nhiễm
B. Thể đa bội chẵn
C. Thể đa bội lẻ
D. Thể một nhiễm