Hai dòng thơ dưới có sử dụng phép đối không?
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
(Bài 77: Thế gian biến đổi - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
A. Có
B. Không
Hình thức đối trong nội bộ các dòng thơ (bướm lả - ong lơi, cuộc say - trận cười, đầy tháng - suốt đêm, lá gió - cành chim, sớm đưa - tối tìm...) không có tác dụng gì?
A. Làm cho âm điệu câu thơ thêm hài hòa, uyển chuyển, nhịp nhàng
B. Làm cho nỗi thương mình của Kiều thêm da diết, tái tê
C. Làm cho âm hưởng đoạn thơ thêm hùng hồn.
D. Làm cho lời thơ khúc chiết, tạo được nhiều ấn tượng hơn.
Khi vua muốn phong anh của Thủ Độ là An Quốc làm tướng, Thủ Độ can vua và nói: Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao? Lời can gián này có ngụ ý rằng, nếu cả hai anh cùng làm tướng thì:
A. Có thể dẫn đến nhiều việc bất tiện, khó xử, hậu quả khôn lường.
B. Có thể Trần Thủ Độ sẽ bị người anh lấn quyền.
C. Có thể người anh sẽ bị Trần Thủ Độ lấn quyền.
D. Có thể hai anh em kết bè kết đảng, thao túng việc trong triều.
Tìm các câu thơ/ đoạn thơ có sử dụng phép đối trong bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Tìm 2 câu thơ có sử dụng phép đối trong đoạn trích Chí khí anh hùng (Truyện Kiều – Nguyễn Du) và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong 2 câu thơ đó
a) Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì ? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó (ví dụ: nhiều người muốn thay bán và mua) ? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu) ?
b) Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền ?
Mùa xuân đất trời đẹp, hai chim én dạo chơi trên bầu trời thấy Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai chim én bèn rủ màn cùng dạo chơi. Hai chim én ngậm hai đầu cọng cỏ khô mèn ngậm ở giữa, thế là cả ba cùng bay lên mèn ta say sưa thích thú, được một lúc nó chợt nghĩ: Tội gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ, hãy thả quách chúng đi để chơi một mình có sướng hơn không. Nghĩ là làm mèn ta há mồm ra…
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng?
Câu 2: Khi dế mèn há mồm ra điều gì sẽ xảy đến với cậu
Câu 3: Những bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì ?
Câu 4: Viết một bài văn bày tỏ suy nghĩ của em về câu chuyện trên
-----------
Giúp mình đề này với ạ
Câu thơ dưới sử dụng phép hoán dụ gì?
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Sau đây là một đề làm văn:
Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là ngưòi vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. ".
Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?
Một bạn đã tìm được một số ý:
a) Giải thích khái niệm tài và đức.
b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.
c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Hãy:
- Bổ sung các ý còn thiếu.
- Lập dàn ý cho bài văn.