Hình tượng so sánh trong câu thơ mở đầu:
Như |
Đôi mắt em |
muốn nhìn vào |
tâm tưởng của anh |
|
Trăng kia |
muốn vào sâu |
biển cả |
thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu?
Điều kì diệu của tình yêu được tác giả diễn tả qua những nghịch lí hết sức độc đáo. Hai câu nào dưới đây trong bài thơ không nói lên sự nghịch lí đó?
A. Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
B. Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
C. Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú.
Nó sẽ mở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm
D. Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
Câu thơ nào thâu tóm được linh hồn, ý nghĩa của toàn bài thơ về sự gần gũi, giản đơn mà vô cùng kì diệu, bí ẩn của tình yêu?
A. Em là nữ hoàng của vương quốc đó - Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
B. Anh không giấu em một điều gì - Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
C. Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy - Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
D. Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim - Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó.
Đây là bài thơ về tình yêu hay về tình quê? Vì sao bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc?
Hai câu kết tác giả muốn nói điều gì ?
“Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”
A. Thể hiện nỗi tuyệt vọng khi không được đón nhận tình cảm.
B. Là lời oán trách người con gái đã khước từ tình cảm chân thành.
C. Thể hiện lòng yêu chân thành và cầu mong cho người con gái mình yêu hạnh phúc.
D. Thể hiện lòng ghen tuông, đố kị.
Trong bốn câu thơ đầu bài “Tôi yêu em” của Pu-skin, ngoài tình yêu, nhân vật trữ tình còn thể hiện tình cảm nào khác?
A. Tình thương với người mình yêu.
B. Sự cảm phục với người mình yêu.
C. Sự tôn trọng tình cảm của người mình yêu.
D. Sự đồng cảm với người mình yêu.
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu thơ sau:
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
A. Hoán dụ
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ
D. So sánh.
“Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh - Như trăng kia muốn vào sâu biển cả”. Đó là hình tượng so sánh thể hiện điều gì?
A. Đôi mắt của người yêu vừa đẹp vừa huyền ảo như bóng trăng thăm thẳm trong lòng đại dương.
B. Khao khát của người tình muốn thấu hiểu trái tim, thấu hiểu tình yêu của người mình yêu.
C. Sự bí ẩn trong tâm hồn con người.
D. Đôi mắt của người yêu vừa đẹp vừa êm dịu như vầng trăng.
Mâu thuẫn trong con người nhân vật trữ tình thể hiện điều gì ở nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-skin?
A. Có khát vọng được đồng cảm.
B. Có khát vọng được giúp đỡ mọi người.
C. Có khát vọng được tự do.
D. Có khát vọng được yêu mãnh liệt.