Giữa thế kỷ XIX, I-ta-li-a có đặc điểm gì giống với nước Đức?
A. Đều chịu sự thống trị của Áo
B. Đều có nền kinh tế lạc hậu kém phát triển
C. Tầng lớp quý tộc mới đã nắm chính quyền
D. Đất nước bị chia cắt thành nhiều vương quốc
Đến nửa cuối thế kỉ XIX, điểm tương đồng của vương quốc Lào và các nước trên bán đảo Đông Dương thể hiện ở điểm nào?
A. Chính trị- xã hội ổn định, kinh tế phát triển.
B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị.
D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực
Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế ở nước Đức đến giữa thế kỉ XIX là
A. Đất nước thống nhất
B. Đất nước chia cắt thành nhiều vương quốc lớn nhỏ
C. Một phần lãnh thổ bị nước ngoài chiếm đóng
D. Giai cấp thống trị không quan tâm đầu tư phát triển sản xuất
Nguyên nhân chung có tính chất quyết định làm cho nền kinh tế của Đức, Mĩ phát triển nhanh chóng vào thế kỉ XIX là gì?
A. Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên
B. Có nguồn nhân lực dồi dào
C. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của những nước đi trước
D. Nhờ tiền bồi thường trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế nước Đức cuối thế kỉ XIX phát triển với tốc độ mau lẹ?
A. Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên
B. Có nguồn nhân lực dồi dào
C. Tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của những nước đi trước
D. Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp
Giữa thế kỷ XIX, các vương quốc của I-ta-li-a chịu sự khống chế của đế quốc nào?
A. Anh
B. Đức
C. Áo
D. Pháp
Hiện nay, nước ta cần rút bài học kinh nghiệm gì về những thành tựu khoa học - kĩ thuật trong các thế kỉ XVI - XVII để đưa nền kinh tế phát triển theo hướng hội nhập quốc tế?
A. Cần chú trọng phát triển khoa học tự nhiên để tiếp cận và tiếp nhận thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới
B. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
C. Mở rộng kinh tế đối ngoại
D. Đẩy mạnh công nghiệp hoá trong nông nghiệp
Đất nước ta bị chia cắt trong những thế kỉ XVI- XVIII là do
A. nhu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.
B. quyền lợi của các tập đoàn phong kiến trong nước.
C. sự phát triển của các vùng miền đất nước theo các chiều hướng khác.
D. những biến động của tình hình thế giới tác động đến nước ta.
Sự kiện nào góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỉ XIX?
A. Lincôn lên làm Tổng thống năm 1860
B. Kết thúc nội chiến 1861 – 1865
C. Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha năm 1898
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất