Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tran thi ngoc lan

giới thiệu một món đặc sản ở quê em

Minh Chương
21 tháng 1 2018 lúc 19:42

Mỗi đất nước trên thế giới đều có một món ăn riêng mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Việt Nam- quê hương thân yêu của tôi cũng vậy! Cũng có một nền ẩm thực vô cùng độc đáo, mang đậm tinh hoa văn hóa truyền thống Lạc Hồng.  Không thể thiếu trong đó chính là món bánh chưng được sử dụng vào những dịp lễ tết. Bánh chưng có từ rất lâu rồi, vào thời của vua Hùng thứ mười tám, đây là món lễ vật do Liêu Lang dâng lên cho vua cha để bày tỏ sự hiếu thảo, sự thành kính của mình. Và cũng nhờ món bánh chưng này, chàng hoàng tử út nghèo khổ đã được nhường ngôi, trở thành vị vua của dân tộc.

Từ rất lâu rồi, dân gian ta vẫn truyền rằng, bánh chưng chính là biểu tượng cho sự vuông đầy của đất mẹ, nên hình dáng của bánh chưng chính là hình vuông vức đều nhau. Nguyên liệu để làm nên một chiếc bánh chưng khá đơn giản, gần gũi với dân tộc ta, bao gồm: thịt heo thường là loại thịt ba chỉ, đậu xanh, nếp, và có thể thêm một số gia vị khác tùy khẩu vị của mỗi nhà. Thịt heo được thái lát vừa phải, không quá to, không quá nhỏ, được nêm thêm gia vị như hạt tiêu, hành tím, một chút muối và bột ngọt, được ướp trong thời gian 30 phút. Để gia vị được ngấm đều vào từng miếng thịt, tạo nên vị béo ngậy, đậm đà khi thưởng thức. Người dân ta thường rất cẩn thận trong việc chọn đậu xanh và nếp. Đậu xanh thường được chọn là những hạt đậu chắc nẩy, chúng ta sẽ bóc lớp vỏ bên ngoài, giữ lớp thịt ở vàng ở trong, được ngâm trong nước ấm từ một đến hai tiếng để hạt đậu mềm hơn, đến khi luộc bánh hạt đậu sẽ nhanh chín hơn. Đây chính là hai nguyên liệu làm lớp nhân bên trong của bánh. Còn lớp vỏ bánh bên ngoài chính là gạo nếp. Chúng ta cần ngâm gạo nếp vào nước lạnh từ bốn đến năm tiếng để hạt gạo mềm và chín kĩ hơn. Các nguyên liệu từ vỏ bánh cho đến phần nhân đã chuẩn bị xong xuôi thì các bạn cũng không được quên đến lớp lá gói bên ngoài. Đó chính là lá dong.Chúng ta cần chọn những lá không bị rách, xanh, sau đó rửa sạch và lau thật khô để tránh khi nấu bánh, bánh sẽ bị nhão.

Gói bánh chính là công đoạn cuối cùng, muốn có một cái bánh đẹp và vuông vức, chúng ta cần sử dụng đến khuôn để gói. Xếp vào khuôn bốn lớp lá dong chồng lên nhau, sau đó cho một bát gạo nếp trải đều lên lớp lá, xong cho một chén nhỏ hơn đỗ xanh rồi bỏ lên trên từ hai đến ba miếng thịt, xong chúng ta cho một ít đổ xanh lên phủ kín lại phần thịt và cuối cùng ta lại đổ một bát gạo lên trên cùng. Chúng ta gói lại theo khuôn và nén chặt thật chặt để bánh được chắc, chúng ta dùng dây lạt để buộc chặt bánh chưng. Rồi bỏ vào nồi luộc trong khoảng tám đến mười tiếng thì bánh chín. Vớt ra rổ, để ráo nước thế là các bạn đã có thể thưởng thức được những chiếc bánh ngon lành này rồi. Khi bóc vỏ bánh ra, ta sẽ thấy có một màu xanh lá cây tươi sáng bám vào vỏ bánh. Khi cắt bánh ra, ba màu sắc của bánh trở nên thật hài hòa với màu xanh của vỏ bánh, màu vàng của gạo nếp và màu hồng hồng loang mỡ của thịt ba chỉ. Chao ôi! Thật ngon biết bao. Nếm chiếc bánh, ta sẽ không thể nào quên được vị béo ngậy của thịt heo, vị thơm dẻo của gạo nếp và đậu xanh. Hòa quyện vào nhau tạo nên sự hoàn hảo không thể nào lẫn vào đâu được.

Và bánh chưng trở thành một bánh truyền thống mà dù miền bắc, miền trung hay miền Nam thì vào dịp lễ tết đến xuân về, nhà nhà người người đều phải chuẩn bị để bày trên bàn thờ tổ tiên, bày cạnh mâm ngũ quả. Có thể nói, đây chính là món ăn, là hương vị mà ai đi đâu cũng muốn được thưởng thức, nó như là sự báo một sự đoàn viên, sự đủ đầy. Và cứ vào ngày 28 hay 29 tết, các thành viên trong gia đình lại tụ tập quây quần bên nhau, bên bếp củi lửa để cùng nhau gói bánh chưng, cùng nhau thức canh nồi bánh, cùng nhau trò chuyện về một năm cũ đã qua và những dự định cho năm mới lại tới. Bánh chưng là sự khéo léo và cẩn thận, bánh chưng chính là gia đình người Việt.

Bánh chưng là một loại bánh rất thơm ngon, mang một hương vị đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Vì vậy, chúng ta cần gìn giữ và lưu truyền món ăn truyền thống này, giống như gìn giữ nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam. 

Kết quả hình ảnh cho hinh bố thí cái

tranthithao tran
21 tháng 1 2018 lúc 19:38

chịch đó

Aoi Ogata
21 tháng 1 2018 lúc 19:38

NẾP RỒNG QUÊ TÔI (Giới thiệu một đặc sản)

Vùng quê tôi, vụ chiêm chỉ toàn lúa tẻ. Vụ mùa có nhiều loại nếp, nhưng nối tiếng nhất là nếp rồng. Trong nam ngoài bắc, không ở đâu có loại nếp này, mà chỉ có ở Nghệ Tĩnh. Ngày nay ở Nghệ Tĩnh, chỉ bà con nông dân quanh vùng núi Hai Vai mới có tập quán lâu đời và cấy nhiều loại nếp rồng. Năng suất nếp rồng thấp so với các loại nếp khác, càng rất thấp so với lúa tẻ. Nhà nghèo, ít đất ruộng, không dám cấy. Chi nhữngnhà có chừng dăm sào trở lên mới dám dành một ít đế cấy.

Lúa nếp rồng nơ nhiều dảnh, to khóm, lá xanh đậm. Khi hạt đã bắt đầu ngậm sữa là mùi hương thoang thoảng bay lên. Khi hạt chín, đi qua thửa ruộng nếp rồng là biết ngay, hương thơm tỏa khắp cả một khoảng đồng. Trên đường làng, gánh nếp rồng theo người đến đâu là hương thơm đến đấy. Hương vương dọc bờ tre làng. Hương ướp lên mái tóc cô gái. Hương thấm đậm vào từng giọt mồ hôi.

Một nhà đồ xôi nếp rồng là tất cả các nhà láng giềng đều biết. Hơi bốc lên tỏa ngát qua bờ giậu, đánh thức khứu giác của mọi người một cách nhạy bén. Ngày giỗ, ngày tết nếu cúng xôi bằng các loại nếp khác, người ta đơm cả một cỗ đầy, lót lá chuối tươi, đặt ở giữa một con gà trống luộc. Nhưng nếu cúng bằng xôi nếp rồng, người ta chi đơm vào đĩa. Tại sao xôi nếp rồng chỉ đơm vào đĩa? Lẽ thứ nhất, vì nếp rồng hiếm. Lẽ thứ hai, là khi xôi nếp rồng nguội thì không được dẻo như các loại xôi nếp khác, cho nên người ta chỉ đơm đĩa đế

cúng tượng trưng, phần còn lại vAn ú nóng. Sau khi lô bAi tổ tiên, hạ mâm xuống, rá xôi được mở ra, mọi người ngồi xếp hằng xung quanh, xôi phả lên mùi hương đặc biệt khắp gian nhà càng làm âm áp thím tình nghĩa gia tộc.

Sự tích về hạt nếp rồng khá hấp dẫn.

Sau khi ông Đùng đã dẹp yên thú rừng, giặc giã và đã phân định đất đai cho các trang ấp, Trời sai chim thần bay về nhả hạt. Nhưng loại nếp rồng là đặc sản chỉ để dành cho những buổi lễ tê ử thiên đình, tuyệt nhiên không ai được dùng vào bất kỳ một công việc nào khác. Chim thần vô ý ngậm nhầm mấy hạt và đã thả nhầm xuống vùng đất ông Đùng ở núi Di Sơn, núi Hai Vai. Khi dân chúng nấu ăn, thấy bốc lên mùi thơm khác lạ, ai cũng nghĩ rằng Ngọc Hoàng thương dân vùng này vất vả, nên đã cho một loại hạt giống đặc biệt như thế. Ngờ đâu, cuối năm, ông Táo lên chầu Trời, tâu cho Ngọc Hoàng biết rằng: dân vùng Di Sơn có nếp rồng. Ngọc Hoàng bất chim thần hỏi tội và bỏ vào ngục, rồi sai một vị thần xuống trần gian đòi lại giống nếp rồng. Dân họp lại, cử một bô lão cao tuổi nhất đến khấn khoản xin thần. Thần lắc đầu: "Ta chỉ làm theo lệnh Ngọc Hoàng. Các người muôn xin thì lên tận thiên đình mà xin". Thế lả vị bô lão đành phải mang cơm nắm với cà pháo muối, theo thần lên thiên đình.

Trước lúc bô lão đi, bà con họp bàn với nhau phải mang theo lễ vật quý như vàng, bạc, đá ngọc. Bô lão gật đầu: "Thế là phải đạo với thượng giói". Tới nơi, bô lão lễ phép quỳ xuống phủ phục kêu xin: "Dân chúng tôi đói khổ quanh năm, chỉ có loại nếp rồng này là ngon nhất, trong một năm mỗi người chỉ được ăn một lần. Xin Ngọc Hoàng đừng lấy lại giống. Ngọc Hoàng cần gì, chúng con xin phụng". Tiếp đó, bô lão mở khăn gói, dâng lên nào đá ngọc, nào vàng, nào bạc. Ngoe Hoàng lắc đầu: "Những thứ này ta có đầy kho, đầy lẫm, nhà ngươi hãy mang về, và đem giống nếp trả lại cho ta ngay".

Bô lão buồn thiu, lủi thủi ngồi nghỉ ở cửa nhà Trời, giở cơm nắm ra ăn với cà pháo. Một tên thiên binh trông thấy, chạy vào thưa với Ngọc Hoàng: "Cái ông lão người trần kia đang ăn một quá gì rất giòn và ngon lắm". Ngọc Hoàng liền sai thiên binh gọi lão vào: "Nhả ngươi đang ăn thứ quả gì?" Bô lão sợ hãi, giấu vội mấy quả cà vào túi:

"Dạ... dạ... Đây là thứ quả chỉ dùng để cho người nghèo ăn với cơm". Ngọc Hoàng bảo: "Người đưa ta xem thử". Bô lão tái xanh mặt, run run tay dâng lên mây quả cà. Ngọc Hoàng cầm ngắm nghía ra vẻ lạ lùng, rồi ăn thử. Bỗng gương mặt Ngọc Hoàng tươi tỉnh, mừng rỡ. Bô lão sướng đến run người. Không ngờ Ngọc Hoàng lại thích cái của khỉ 4 này! Ngọc Hoàng hỏi: "Ớ dưới trần có loại quả này à? Ngon lắm. Nhà ngươi về mang giông quả lên đây; ta sẽ không đòi lại giống nếp rồng".

Thế là từ dó dân vùng Di Son được vĩnh viễn gieo cấy nếp rồng.

Ngày xưa, nếp rồng là loại nếp tiến cho nhà vua. Hạt nếp phải to, tròn, không hề có chút xây xát. Nhặt xong, nếp được đổ vào bốn cái thông sứ to vẽ hình rồng. Mỗi thống bốn người khiêng. Cả đoàn gồm chừng năm chục người đế thay nhau khiêng và một lý trưởng.

Dằng dặc ngàn dặm đường trường từ quê nhà tới kinh đô. Cơm nắm cơm đùm mang theo. Ê ẩm đôi vai. Rã rời đôi chân. Lắm lúc mệt mỏi, đói lả, hoa mắt, vẫn phải từng bước cẩn thận, nhỡ trượt chân, thống vỡ, nếp đổ, nhà vua biết được dễ bị chém đầu như chơi.

Người ta bảo "đi kinh một lần là già mất mười tuổi". Có nhiều tráng đinh, lúc ra đi, thân hình vạm vỡ, lúc trở về, mặt mũi, chân tay hốc hác. Cuộc đời một con người chỉ dám một lần gánh nếp lên kinh tiến vua.

Chuyện cổ về hạt nếp rồng tôi SƯU tập được cách đây gần bốn mươi năm tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Của ngon thường hiếm. Năng suất nếp rồng và nhiều loại nếp khác thường thấp hơn nhiều so với gạo tẻ. Cho nên, nếp rồng và nhiều loại gạo ngon khác ở miền Bắc bị thu hẹp diện tích canh tác rất nhiều, có loại hầu như bị mất giống.

Chẳng lẽ nếp rồng chỉ thơm trong truyện cổ tích?

Một trí thức Pháp, từng ở Việt Nam trước năm 1945, gần đây có * quay lại Việt Nam. Vào ở trong một khách sạn, ông nói: "Tôi không cần thực phẩm nhiều, tôi chỉ cần một nắm xôi nếp rồng và một bát cơm gạo tám".

 
Nguyễn Đặng Linh Nhi
21 tháng 1 2018 lúc 19:39

Nam Bộ có nhiều món ăn độc đáo, nhưng phổ biến vẫn là món bún. Bún được chế biến nhiều món ăn đa dạng về hình thức, phong phú về chất lượng như: bún thịt xào, bún nem bì, bún cà ri, bún riêu cua, bún nước lèo, bún mắm... được mọi người ưa thích, từ giới bình dân cho đến kẻ giàu sang phú quý, nhưng hấp dẫn chắc vẫn là món bún mắm.

Ở Trà Ổn, người bán bún mắm không nhiều như ở miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, bù lại có tiếng là ngon. Ngon từ sợi bún nhỏ nhắn, tròn trịa, dài mềm mại đến nước lèo, chất mắm. Cách nấu bún mắm ở đây được thêm thắt đôi chút cho hợp khẩu vị của người ăn. Từ đó bún mắm tự dưng được mọi người xem như món ăn "đặc trưng" nơi đây và cả đồng bằng Tây Nam Bộ.

Nước lèo theo cách gọi chung được nấu chuyên nghiệp cho là đúng “gu” là không xài bột ngọt và đường, chỉ cốt lấy chất ngọt từ con cá lóc, xương heo cùng chất "tinh túy" ở loại mắm sắc đồng, miệt Cà Mau, thường gọi là "mắm trô" có mùi nặng đặc biệt. Mắm nấu sôi cho cá rả ra, lọc mắm qua rây lấy nước, bỏ xương. Cá lóc làm sạch cắt thành khúc, cùng xương heo thả trong nước lèo. Cá chín vớt ra, xắt thành từng miếng nhỏ dài lối ngón tay. Còn đầu cá no tròn, đùm ruột gan mỡ béo ngậy được xếp chồng lên trong đĩa bàn lớn, chưng cho "bắt mắt". Cặp trứng cá vàng ruộm bỏ trố lại nồi, dùng “dá” khoả đều cho trứng nổi lên trên mặt, cùng sả băm nhuyễn, nấm rơm búp, tép mỡ óng ánh lềnh bềnh càng tăng thêm chất lượng nồi nước lèo.

Khi ăn nồi nước lèo sôi ngùn ngụt được chan vào tô bún cho ngập nước, dùng "dá" chặn bún lại cho nước đổ trở lại nồi, đó là cách làm cho cọng bún mềm và nóng. Sau đó xếp từng miếng cá, lát thịt ba đọi, vài con tép bạc bên trên, kèm theo rau thơm, giá sống, bắp chuối, rau muống chẻ nhỏ, nước mắm ớt nguyên chất, nếu thích vắt thêm tí chanh. Công đoạn cuối cùng là chan nước lèo lại lần thứ hai. Tô bún mắm đã đầy đủ sẵn sàng mời khách. Cũng chưa hết, khách yêu cầu thêm cục xương heo hay cái đầu cá, đùm ruột béo ngậy, người bán cũng không từ chối, chỉ cần tính thêm tiền.



 

Pain Địa Ngục Đạo
21 tháng 1 2018 lúc 19:44

thịt chó mắm tôm :)

Khổng Minh Quân
21 tháng 1 2018 lúc 19:50

Đối với mọi người, hồn quê có thể là cây đa, bến nước, mái đình,có thể là bếp rơm bập bùng buổi sáng, tiếng gà gáy,ve kêu,đôi khi lại là cánh đồng lúa vàng .Nhưng với tôi, thì hồn quê là mùi hương cá kho ngày tếtCòn nhớ hồi học sinh, cứ đến những ngày 27, 28 tháng chạp tết, tôi bước chân xuống xe ô tô, nhìn ngắm làng quê mình rồi hít 1 hơi thật sâu để tận hưởng hương vị quê, trong đó nồng nàn nhất là mùi hương cá kho ngày tết.Ở quê tôi vốn có truyền thống kho cá ngày tết từ rất lâu rồi, nhưng những năm gần đây, khi được báo chí, truyền hình biết đến, món cá kho như một dòng văn hóa âm thầm bỗng nhiên bùng lên với tính chất thương mại hóa.Công thức cổ truyền vẫn vậy, người kho vẫn là người ở làng, gia vị không có gì thay đổi, chỉ khác một điều là cứ trong thời gian tháng trước tết, làng tôi nhiều ô tô hơn, họ về lấy đặt mua cá với sự trân trọng đặc biệt cho một món đặc sản cổ truyền. Bố mẹ tôi là một trong những người đi đầu trong việc đưa món cá kho cổ truyền ra ngoài thị trường với thương hiệu Cá Kho Nhân Hậu - Trần Luận . Nhà tôi bán từ năm 1998, lúc đầu chỉ là bán cho một vài người quen đặt hàng để biếu sếp , nhưng từ đó đến nay, số lượng đặt hàng dường như lớn lên theo cấp số nhân, đặc biệt là vào dịp tết. ..... Cũng phải thôi, món ăn mà 10 người ăn cả 10 đều khen ngon thì ai mà chả muốn một lần được thưởng thức, không những thế, đây còn là món quà vô cùng ý nghĩa cho người thân.Thật là tuyệt nếu được thưởng thức cái hồn quê tôi vào dịp tết phải không? Về đến đầu làng, các bạn sẽ ngửi ngay thấy mùi hương cá kho, nghe thấy tiếng giã gừng giềng, và sẽ thấy những xe chở cá đi nhộn nhịp trên đường..... Một giá trị cần được chúng ta biết đến.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thanh Hồng
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Ngô Thu Huyền
Xem chi tiết
Dương Thị Kim Dư
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Hà
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Thu Trang ( Army Of Dark...
Xem chi tiết