Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
TH LO CHANNEL

GIẢI THÍCH Ý NGHĨA ĐÓI CHO SẠCH RÁCH CHO THƠM !!!!!

王一博
28 tháng 2 2020 lúc 8:02

Đạo lí truyền thống của dân tộc ta được thể hiện khá toàn diện qua ca dao, tục ngữ. Nói về lối sống thanh cao, giữ gìn phẩm giá tốt đẹp trong hoàn cảnh khó khăn, người xưa có câu: Đói cho sạch, rách cho thơm.

Dân gian mượn hai yếu tố thiết yếu nhất trong cuộc sống hằng ngày là ăn và mặc để thông qua đó phản ánh quan niệm sống. Trong xã hội phong kiến, người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự cùng khốn: Bần cùng sinh đạo tặc, hay Đói ăn vụng, túng làm càn. Thực tế cũng có một sô" người bị tha hóa trước hoàn cảnh, còn phần lớn người dân lao động vẫn giữ nếp sống lành mạnh, trong sạch của ông cha.

Lúc đói, bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sông. Liệu có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ? Khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người cồn nghĩ tới thơm tho? Câu tục ngữ này không định đề cập đến nghĩa đen mà cao hơn thế, nó nêu lên một triết lí sống, một quan điểm sống làm nền tảng đạo đức của nhân dân ta.

Câu tục ngữ lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể nhất, tiêu biểu nhất của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để phản ánh cuộc sông gian truân, vất vả. Nước ta là một nước nỏng nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Quanh năm họ dầu dãi nắng mưa, đổ mồ hôi sôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi SƯU cao, thuế nặng, bởi chính sách áp bức bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Suốt đời, những người nông dân nghèo có mấy khi được vui vẻ, ấm no?

Sống trong đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm giá,, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức.

Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống trong sạch, đúng với thiên lương, sao cho cúi xuống không thẹn đất, ngẩng lên không thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.

Quan điểm này là sự đối nghịch với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp bóc lột; là sự tự khẳng định và đề cao lối sống thanh cao của người lao động. Không một uy lực nào, một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục.

Trong sạch trong lối sống, trong nếp nghĩ. Thơm tho trên phương diện danh dự, đạo lí làm người. Điều đó đã được kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến… Quan niệm sống cao đẹp ấy đã thành truyền thống từ ngày xưa truyền lại. Nó giống như những bông sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và làn hương thơm ngát.

Khách vãng lai đã xóa
TH LO CHANNEL
28 tháng 2 2020 lúc 8:03

DÀI QUÁ!!

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn thị thảo phương_
28 tháng 2 2020 lúc 8:08

Dù là ở trong hoàn cảnh khó khăn và nghèo túng như thế nào cũng hãy giữ cho mình trong sạch. Trên đời này có rất nhiều người, cuộc sống của họ lúc nào cũng vất vả nhưng tấm lòng thì lại vô cùng đáng quý. Có thể không phải là những bộ quần áo đắt tiền và đời sống vật chất có phần khiêm tốn nhưng đối với nhân cách của mình, chúng ta hãy giữ cho nó thật đẹp…

Thứ nhất, Đói cho sạch nhắc nhở con người ta là dù có đói đến mức độ nào cũng nên chú ý sạch sẽ. Ăn uống nên đảm bảo vệ sinh để có lợi cho sức khỏe cũng như tạo thói quen tốt về sau. Còn “Rách cho thơm” ý là dù trong cảnh khó khăn, quần áo có rách nát cũng phải giữ cho nó không bẩn. Người ăn mặc tuy rách rưới nhưng vẫn giữ quần áo sạch sẽ, thơm tho thì không một ai kì thị và khó chịu.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Thanh Thủy
Xem chi tiết
Vũ Hoàng Gia Huy
Xem chi tiết
Khanh Pham
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Một người bình thường vô...
Xem chi tiết
Trần Ngô Hạ Uyên
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Huyen Dieu
Xem chi tiết