Bài viết số 6 - Văn lớp 7

Vo Mai Anh

Giai thich y nghia cau noi" tien hoc le,hau hoc van"Please

Thien Tu Borum
25 tháng 3 2017 lúc 20:22
Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”-Văn lớp 7

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

Não cá vàng
25 tháng 3 2017 lúc 20:47

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

giai-thich-cau-tuc-ngu-tien-hoc-le-hau-hoc-van

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Thảo Phương
25 tháng 3 2017 lúc 20:36

I. Đặt vấn đề

- Nhân dân ta tử bao đời nay vốn coi trọng đạo lí. Ngay trong lĩnh vực học tập cũng thế.

- Hiện nay, ở hầu hết trường học, mỗi ngày bước qua cổng trường là người học sinh nhìn thấy ngay một hàng chữ lớn: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

- Câu này có ý nghĩa gì?

II. Giải quyết vân để

Giải thích câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học vãn. ”

- Học lễ trước, học văn sau.

- Lễlà cách cư xử, trên tinh thần tôn trọng con người, kính trên nhường dưới trong các mối quan hệ xã hội. Lễ là tính cách là đạo đức của con người trong xã hội.

- Vănlà văn chương, hiểu biết, kiến thức, kĩ năng giúp người ta có học vấn ngày xưa là để dỗ đạt làm quan phò vua giúp nước. Ngày nay, “ Văn” là kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, kĩ năng cần thiết được giảng dạy trong nhà trường.

- Học lễ trước, học văn saucó ý nghĩa gì?

- Đạo đức, hạnh kiểm là yểu tố cần được đặt ra trước để dạy dỗ và rèn luyện.

- Cái đức của người học sinh là điểu cần yếu nhất không thể thiếu, là cơ bản của con người là nền tảng để tiếp thu kiến thức.

- Vìsao “Tiên học lễ, hậu học văn”?

- Đạo đức, hạnh kiểm của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của người ấy.

- Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.

- Có “văn”, không có “lễ”, có “tàr không có “đứd' thì tác hại đối với xã hội sẽ vô cùng to lớn.

- Thực hiện tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta phải làm gì?

- Đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu, trên cơ sở đó phát huy học tập nâng cao kiến thức văn hóa, trình độ kĩ thuật và kĩ năng thực hành. Tuy nhiên, nói học lễ trước, học văn sau là nói theo cách nói của người xưa, nhằm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc học lễ, việc rèn luyện đức hạnh của con người. Ngày nay, chúng ta không tách ra mà tiến hành song song việc rèn luyện đạo đức với việc học tập văn học, sử học và' kiến thức khoa học khác. Ngày nay, việc học lễ được lồng vào việc học văn, 'trong học văn có học lễ để bồi dưỡng con người toàn diện.

III. Kết thúc vấn để

- Phải chú ý công việc học tập vì đây là điều kiện giúp ta trở thành người công dân hữu ích cho xã hội mai này.

- Phẩm chất con người bao giờ cũng tồn tại “đức” và “tài”, “lễ” và “văn”, do đó không thể thiếu được mặt nào cả.

Linh Phương
25 tháng 3 2017 lúc 21:11

Gợi ý:

Giải thích ý nghĩa lời khuyên:"Học, học nữa, học mãi"
1. Học (nghĩa đen) là hoạt động thu nhận kiến thức và tái hiện kiến thức của học sinh dưới sự hứơng dẫn và truyền đạt của giáo viên trong nhà trường...
Học (nghĩa bóng) là người múôn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập súôt đời, không chỉ học trong trường học mà cần học mọi lúc, mọi nơi...
2. Học nữa: học thêm, nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học được
3. Học mãi: học không ngừng, học súôt đời
Tại sao ta cần phải "Học, học nữa, học mãi"
1. Kiến thức nhân loại phát triển từng ngày, khoa học kĩ thuật ngày cáng cao, nếu không học sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của xã hội.
2. Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn...
C. Ta phải học tập như thế nào để đạt kết quả?
1. Phải xác định đựơc mục đích học tập, nội dung học tập và phương pháp học tập...
2. "Học, học nữa, học mãi" là mục đích của tất cả mọi người, đặc biệt là đối với thanh niê, học sinh...
3. Ta phải học tập trong sách vở, nhà trường, trong thực tế cuộc sống...

Phạm Ngọc Diễm
26 tháng 3 2017 lúc 10:39

câu này muốn nói:

Trước tiên con người học lễ phép, rồi mới đến học chữ

(còn j nữa thì bn tự suy nghĩ mk chỉ bt z thui nhan hiu


Các câu hỏi tương tự
tran thi lan huong
Xem chi tiết
nguyen thi quynh yen
Xem chi tiết
Tam Chau
Xem chi tiết
Đường Tiểu Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Lan Vy
Xem chi tiết
Tưởng Y Y
Xem chi tiết
Đường Tiểu Linh
Xem chi tiết
nguyễn hà phương
Xem chi tiết
Trịnh Thị Thanh Hà
Xem chi tiết