TK
– Trong giai đoạn 1990 – 2002, tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và rau đậu giảm, đặc biệt cây lương thực giảm nhanh hơn; tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh.
– Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.
– Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.
Từ năm 1980 đến 2002:
– Diện tích tăng 1.904 ha. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp 1,34 lần.
– Năng suất lúa cả năm tăng 25,1 tạ/ha. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp 2,2 lần.
– Sản lượng lúa cả năm tăng 22,8 triệu tấn. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp gần 3 lần.
– Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng 215kg. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp 2 lần.
Nghành trồng trọt:
- Cây lương thực:
+ Cơ cấu đa dạng. Lúa là cây lương thực chính
+ Lúa trồng ở khắp nơi chủ yếu là hai đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng
- Cây công nghiệp:
+ Phát triển khá nhanh
+ Phân bố hầu hết 7 vùng trong cả nước
+ Tập trung nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
+ Bao gồm cây công nghiệp hàng năm và lâu năm
- Cây ăn quả:
+ Phát triển khá nhanh, nhiều sản phẩm như vải thiều, đào, sầu riêng, măng cụt,....
+ Vùng cây ăn quả lớn nhất nước: Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long,....
Nghành chăn nuôi:
- Chiếm tỉ trọng còn thấp trong công nghiệp, đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh,...
- Bò, trâu, nuôi chủ yếu ở trung du, miền núi, chủ yếu lấy sức kéo, sữa, thịt
- Lợn, gia cầm nuôi ở đồng bằng ( nhất là hai đồng bằng lớn ) nơi có nhiều lương thực và đông dân