Nhân dân Việt Nam từ xưa vốn có truyền thống lấy chữ "nhân" làm gốc. Một trong nhưng nét đẹp của phẩm giá là tình yêu thương con người và lòng vị tha. Chính vì vậy, ông bà, cha mẹ thường xuyên khuyên con cháu: "Thương người như thể thương thân"
Trước tiên, chúng ta cần hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào. Thân là bản thân, thương người là thương xót, cảm nhận được nỗi khổ của mình khi đói không cơm, khi lạnh không áo, ốm không thuốc. Thương người là thương mọi người xung quanh là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ. Thương người như thể thương thân nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì cũng yêu người khác như chính bản thân mình. Nếu đã từng trải qua đói khổ, bệnh tật, túng thiếu,… thì khi người khác lâm vào cảnh đấy ta cảm thông, giúp đỡ, quan tâm coi việc của người khác như của mình.
Tại sao chúng ta phải giúp đỡ người khác? Trong cuộc sống, không ai có thể sống lẻ loi, cô độc. Trong gia đình có ông bà, cha mẹ, con cái,… Đó là quan hệ máu thịt thiêng liêng. Hiểu rõ điều đó nên từ khi còn nằm trong nôi, ông bà thường hát ru con cháu bằng tiếng hát êm đềm, tình cảm.
"Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"
Thấu hiểu được nỗi vất vả, sự hy sinh to lớn của bậc làm cha mẹ, con cháu phải có hiếu thảo để báo đáp lại cha mẹ.
"Công cha như núi thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông"
"Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Xem thêm: Chứng minh thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận
Rộng hơn nữa là tình làng xóm, láng giềng những người " tối lửa tắt đèn có nhau". Vào những lúc họ gặp khó khăn, hoạn nạn,… chúng ta nên có thái độ "nhường cơm sẻ áo".
Ngay đến cộng đồng, xã hội mà ta đang sống, những người ở miền ngược hay miền xuôi, dù là ở núi hay đồng bằng thì tất cả những con người Việt Nam đều là anh em, đều do mẹ Âu Cơ sinh ra. Chính mối quan hệ này đã tạo nên tình thân ái giữa con người với con người. Tình cảm ấy đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Để có được cuộc sống đầy đủ, ý nghĩa, mỗi chúng ta phải cùng hòa nhập với cộng đồng, luôn ở bên cạnh nhau dù khó khăn hay hạnh phúc, tục ngữ vì thế đã có câu: "Sông có khúc, người có lúc" ý nói trong cuộc đời không ai có thể làm hoàn hảo mọi việc cho nên muốn được người khác đối xử tốt với mình thì mình phải đối xử tốt với mọi người trước. Thực tế, nhân dan ta đã sống theo quan niệm ấy đã từ rất lâu. Ở đâu có chiến tranh, thiên tai thì hàng triệu con tim hướng về thay cho lời an ủi, động viên sâu sắc. Không những vậy, từ các vị lãnh đạo đến những người dân thường hay những anh chị sinh viên, những bạn học sinh đều sẵn sàng đóng góp xây dựng những mái ấm cho trẻ mồ côi, xây dựng trường học, nuôi lợn nhựa giúp người nghèo,… LÀ một học sinh, em thấy mình phải rèn luyện đức tính "Thương người như thể thương thân"hơn nữa. Đồng thời, cũng phê phán những con người thờ ơ, coi việc đó không phải việc của mình.
Câu tục ngữ trên là một lờ khuyên với tất cả mọi người hãy yêu thương, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là lúc khó khăn, hoạn nạn để tất cả mọi người đều sống trong ấm no, hạnh phúc.
cảm ơn bn nhé
chúc bn học tốt