Giả sử em nhìn thấy một ô tô đang vận chyển động vật quý hiếm đi tieu thụ, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây ?
A. Không quan tâm vì đó là việc của cơ quan kiểm lâm
B. Báo với cơ quan kiểm lâm
C. Lặng lẽ theo dõi việc làm của họ
D. Ngăn chặn không cho họ vận chuyển
Bố X là cán bộ huyện A. Nên bố X đã bắt X phải đi học và sau này vào làm việc trong một cơ quan của huyện. Nhưng X lại không muốn vào làm việc trong cơ quan nhà nước theo nguyện vọng của bố mà X muốn làm việc cho một công ty nước ngoài. Nếu là bạn của X em sẽ giúp X lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Động viên X nên nghe lời bố vì đây là cơ hội và điều kiện tốt
B. Phân tích, tâm sự với bố để bố hiểu ràng con cái có quyền tự do lựa chọn những ngành mà con thích
C. Không quan tâm vì làm việc trong thành phần kinh tế nào cũng được
D. Đưa vấn đề này lên Facebook để chia sẻ với mọi người
Sau khi tốt nghiệp Đại học, chị H được nhận vào làm việc tại một công ty tư nhân X. Nhưng bố mẹ chị phản đối, bắt chị phải làm việc trái ngành mà chị H không thích tại một cơ quan nhà nước vì cho rằng ở đó sẽ ổn định và phù hợp với chị hơn. Nếu là chị H em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Nghe theo lời bố mẹ vào làm việc trong doanh nghiệp nhà nước.
B. Không nói gì và cứ làm theo ý mình.
C. Không đi làm ở công ty X và cơ quan nhà nước mà bố mẹ ép làm
D. Vẫn đi làm và giải thích cho bố mẹ hiểu sự đúng đắn trong quyết định của mình.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, chị H được nhận vào làm việc tại một công ty tư nhân X. Nhưng bố mẹ chị phản đối, bắt chị phải làm việc trái ngành mà chị H không thích tại một cơ quan nhà nước vì cho rằng ở đó sẽ ổn định và phù hợp với chị hơn. Nếu là chị H em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Nghe theo lời bố mẹ vào làm việc trong doanh nghiệp nhà nước
B. Không nói gì và cứ làm theo ý mình
C. Không đi làm ở công ty X và cơ quan nhà nước mà bố mẹ ép làm
D. Vẫn đi làm và giải thích cho bố mẹ hiểu sự đúng đẳn trong quyết định của mình
Khi học về các thành phần kinh tế ở nước ta cô giáo hỏi: em có dự định sẽ hoạt động trong loại hình doanh nghiệp nào? Bạn H cho rằng: chỉ nên làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, vì đây là thành phần kinh tế quan trọng nhất. Em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây phù hợp?
A. Không đồng ý vì em thấy kinh tế tư nhân quan trọng hơn.
B. Đồng ý với quan điểm của H vì kinh tế nhà nước an toàn hơn, không bị đuổi việc.
C. Đồng ý với quan điểm của H.
D. Không đồng ý, vì các thành phần kinh tế đều quan trọng như nhau.
Trong cuộc trò chuyện giờ ra chơi, A cho rằng hiện nay mình chỉ là học sinh, chỉ cần tập trung vào học, không cần quan tâm đến những vấn đề trong và ngoài nước khác vì không cần thiết. Nếu là bạn của A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây để góp phần thực hiện chính sách đối ngoại?
A. Đồng tình và làm theo ý kiến của A
B. Phân tích cho bạn thấy trách nhiệm của mình với chính sách đối ngoại
C. Không đồng tình nhưng không nói thêm gì cả
D. Không quan tâm tới ý kiến của A, cho rằng đó chỉ là suy nghĩ trẻ con
S cho rằng gia đình mình giàu, không cần lao động vẫn sống tốt nên hàng ngày, sau giờ học lại tụ tập bạn bè đi chơi. Nếu là S, em sẽ chọn cách xử sự nào sau đây cho phù hợp với quan điểm kinh tế?
A. Không cần lao động, cứ sống hưởng thụ.
B. Cố gắng học tập và giúp đỡ gia đình công việc phù hợp.
C. Không cần học vì nhà giàu lo gì chuyện tiền bạc.
D. Không tụ tập bạn bè đi chơi nhưng cũng không cần học, không cần lao động.
Trong buổi ngoại khóa tuyên truyền về an toàn giao thông, K được cô giáo phân công phát tờ rơi cho các bạn. K không nhận lời vì cho rằng đó là việc của cảnh sát giao thông. Nếu là K em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây ?
A. Không nhận lời vì mình còn bận học.
B. Vui vẻ nhận lời và thực hiện tốt nhiệm vụ
C. Bảo cô phân công bạn khác.
D. Giả vờ đau đầu và xin nghỉ buổi ngoại khóa.
Khi địa phương tiến hành tư bổ, tôn tạo di tích lịch sử, nếu phát hiện việc làm của lãnh đạo không đúng với nội dung mà Cục Di sản văn hóa đã cho phép, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây ?
A. Lờ đi, coi như không biết
B. Thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C. Thông báo cho nhân dân địa phương
D. Đe dọa lãnh đạo địa phương