a.
Người ta thường gọi mẹ ơi
Còn tôi thường gọi bu ơi quen rồi
Người ta thường nói mẹ tôi
Còn tôi thích gọi bu tôi cho gần.
(Nguyễn Cao Tiến)
b.
Má già trong túp lều tranh
Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô.
(Tố Hữu).
a.
Người ta thường gọi mẹ ơi
Còn tôi thường gọi bu ơi quen rồi
Người ta thường nói mẹ tôi
Còn tôi thích gọi bu tôi cho gần.
(Nguyễn Cao Tiến)
b.
Má già trong túp lều tranh
Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô.
(Tố Hữu).
Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.
các b xem hộ mk bài này nha:
bài làm
Năm nay, mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi. Với dáng người cao cao, làn da ngăm đen nên trông mẹ có vẻ rắn chắc. Mẹ thường mặc những bộ quần áo sẫm màu, tóc búi cao. Ây vậy mà trông mẹ rất đẹp. Mẹ đẹp một cách giản dị, tự nhiên. Nổi bật trên khuôn mặt của mẹ là cặp mắt đen, long lanh và dịu hiền. Đôi mắt ấy thường ánh lên những nét tươi vui, ấm áp. Mỗi khi mẹ mỉm cười, hàm răng trắng nõn nà hiện ra, chiếc răng khểnh đã tăng thêm phần duyên dáng của mẹ. Trong mắt tôi, mẹ là người đẹp nhất.
Mẹ rất yêu thương gia đình và hết lòng chăm sóc con cái. Dù bận rộn công việc ở cơ quan nhưng mẹ luôn dành thời gian chăm lo gia đình, nhắc nhở tôi học tập. Mẹ rất vui khi tôi học hành tấn tới. Những lần tôi mắc khuyết điểm, mẹ ân cần chỉ bảo chỗ sai để tôi khắc phục, sửa lỗi. Không chỉ có thế, mẹ tôi là người luôn khoan dung, độ lượng, sống cởi mở và luôn quan tâm đến tất cả mọi người. Đặc biệt, mẹ rất quan tâm đến người nghèo khó. ơ cơ quan, mẹ luôn hoà nhã với đồng nghiệp, săn sàng giúp đỡ đồng nghiệp gặp khó khăn, ơ nhà, mẹ quan tâm đến từng miếng ăn giấc ngủ của mọi thành viên trong gia đình. Những bữa cơm ngon lành nhờ tay mẹ nấu. Đúng như lời ca từ tuổi mẫu giáo mà tôi thường hát:
Cơm con ăn tay mẹ nấu
Nước con uống tay mẹ đun
Trời nắng nóng, gió từ tay mẹ...
Công việc bề bộn là thế nhưng mẹ không bao giờ phiền lòng. Mẹ chỉ mong tôi ăn khỏe ngon, ngủ ngon, học hành tiến bộ, mong gia đình êm ấm, trên thuận dưới hoà... Mẹ mong hạnh phúc đến cho mọi người thì nhiều nhưng mong cho mẹ chẳng bao nhiêu. Mẹ tôi là người thật tuyệt vời.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, bây giờ tôi đã cao gần bằng mẹ. Mẹ tôi mỗi ngày một già đi. Đúng như lời thơ của Trương Nam Hương:
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho tôi ngày một thêm cao...
Mẹ là “Tổ quốc” của riêng tôi! Mỗi lần nghĩ về mẹ, lòng tôi lại dâng lên những tình cảm thiêng liêng nhất. Tôi thầm biết ơn mẹ. Tôi nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại tình cảm to lớn của mẹ. Tôi mong rằng mẹ sẽ sống mãi bên tôi, là chỗ dựa vững chắc cho tôi.
Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ...
Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều. Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích.
Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất.
Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương.
Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè!
Trả lời câu hỏi:
Tìm các từ chỉ thiên nhiên có trong bài văn
Bên mẹ !Hoài niệm về những ngày bên mẹ...
Chung quanh tôi, có ngàn vạn con người.
Nhưng trong tôi, chỉ có một người thôi.
Người ấy đã trao cho tôi cuộc sống này, và hơn thế, đã cho tôi hiểu vẻ đẹp của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống.
Tôi gọi Người là Mẹ.
Mẹ tôi là một cô gái trồng hoa nết na thuỳ mị, được hàng xóm láng giềng yêu mến, và tất nhiên, được rất nhiều chàng trai theo đuổi. Cuối cùng mẹ đã chọn bố tôi - một viên chức quèn thấu hiểu tâm hồn mẹ. Bố không thể cho mẹ nhiều thứ, tuần trăng mật: không, váy cưới: không, nhẫn cưới: cũng không. Nhưng theo lời mẹ thì bố tôi đã tặng cho mẹ hai món quà tuyệt vời nhất: một vườn hoa xinh xắn ở sau nhà, và tôi, tài sản lớn nhất của mẹ.
Mùa xuân, tôi chập chững theo mẹ ra vườn thăm những bông hoa vừa hé nụ. Mẹ bảo rằng nàng tiên mùa Xuân đã đánh thức cả vườn hoa, và mỗi bông hoa tươi là một nụ cười của cuộc sống. Bàn tay mẹ chăm sóc nâng niu cho muôn nụ cười nở rộ, đưa hương thơm náo nức khắp vườn. Mẹ còn dạy tôi ghi nhớ từng mùi hương riêng biệt trong vườn, vì hương thơm chính là linh hồn của cỏ hoa. Tôi chẳng thể nào phân biệt giỏi như mẹ và mọi loài hoa trong mắt tôi, tôi đều gọi chung là “hoa mẹ”.
Có lần, hai mẹ con ra vườn chơi từ lúc mặt trời còn chưa dậy. Mẹ ôm tôi vào lòng, hát những lời ru ngọt ngào như sữa, thủ thỉ các cậu chuyện cổ tích về cô công chúa Hoa, chàng hoàng tử Lá... và nói với tôi đôi lời vu vơ:
- Con có thấy hạt sương đang run rẩy trên cánh hồng kia không? - mẹ hỏi - Nó đang khóc đấy. Vì chỉ chút nữa thôi khi mặt trời lên, nó sẽ tan biến khỏi cõi đời này, sẽ không được ở bên hoa nữa. Hạnh phúc nhiều khi đơn giản lắm, con hiểu không?
Tôi không hiểu lắm những điều mẹ nói. Được sống bên cha mẹ như thế này, tôi cũng thấy hạnh phúc lắm rồi. Và hạnh phúc lớn nhất của tôi là hàng đêm được ngủ vùi trong mái tóc dài mượt mà thơm ngát của mẹ. Mái tóc mẹ có một hương thơm kỳ lạ: vừa nồng nàn đắm say, vừa nhẹ nhàng thanh khiết, có khi quấn quít không rời, lúc lại dịu dàng lan toả... Tưởng như tất cả các hương hoa trong vườn đã lưu lại trên tóc mẹ vậy.
Mùa hạ ùa đến với những tia nắng rát bỏng xen lẫn những cơn mưa dữ dội. Cảnh vật khô héo đi dưới sức nóng của mặt trời. Tôi ghét mùa hạ! Mùa hạ làm hoa lá ủ rũ và làm mẹ tôi mệt mỏi. Mẹ thường xuyên bị chóng mặt và ho dữ dội, có lần mẹ còn bị ngất khi đang cùng tôi tưới hoa. Tôi chỉ biết ngồi khóc cho đến khi mẹ tỉnh dậy. Vậy mà mẹ lại dặn tôi rằng không được kể cho bố, rằng mẹ chỉ thiếp đi một chút thôi, và mẹ sẽ tự dậy được ngay.
Nhưng đến lần thứ hai, mẹ đã không tự dậy được.
Mẹ được chuyển ngay vào Khoa cấp cứu của bệnh viện. Tôi chỉ được bố giải thích là mẹ bị ốm nhẹ, mẹ phải xa tôi một thời gian. Nhưng tôi chẳng tin đâu vì nếu bị ốm nhẹ thì mẹ tôi đâu phải nằm Bệnh viện, và bố tôi đâu phải lo lắng đến rộc cả người thế kia.
Ngày nào tôi cũng được bố đèo vào Bệnh viện thăm mẹ. Dù mệt mỏi nhưng mẹ vẫn tự tay vắt cam, pha sữa cho tôi uống. Mẹ cười rất tươi khi biết tôi vẫn chăm sóc cẩn thận cho những bông hoa ở nhà. Mẹ còn xin phép ông bác sĩ già được tặng vài giống hoa đẹp cho khu vườn của Bệnh viện. Thấy mẹ như vậy, tôi cũng an tâm phần nào. Tôi sà vào lòng mẹ và hỏi:
- Mẹ ơi, mẹ có mệt lắm không? Mẹ phải nhanh khỏi ốm đấy nhé!
Mẹ âu yếm thơm tôi và trả lời:
- Ừ, được rồi, mẹ sẽ nhanh khỏi ốm để đưa con trai mẹ ra vườn chơi.
Thế nhưng lúc về, tôi thấy hình như mắt mẹ đẫm lệ.
Thấm thoát thu qua đông tới, thời gian trôi ngày một nhanh hơn và mẹ tôi ngày một yếu hơn. Vào thăm mẹ, tôi giật mình khi thấy mẹ xanh quá và tóc mẹ rụng từng mảng. Tôi cứ mếu máo ăn vạ mãi nên mọi người đành phải cho tôi ở hẳn Bệnh viện với mẹ. Một lần, trong giấc ngủ mơ màng, tôi loáng thoáng nghe tiếng mẹ thổn thức:
- Anh ơi, em sắp phải đi rồi... Em chẳng tiếc gì đâu, em chỉ tiếc con em thôi... Giá mà em được nhìn thấy con lớn lên, được đưa con đến trường, rồi con mình lấy vợ... Ước gì em sống thêm được vài năm, không, chỉ vài tháng, hay mấy tuần nữa thôi cũng được. Sắp đến Tết rồi, anh nhỉ? Em sẽ dắt con ra chợ mua lá dong về gói bánh chưng, sẽ mua cho con bộ quần áo mới...
Bệnh của mẹ tôi đã vào giai đoạn cuối. Tuy mẹ cố kìm những tiếng rên rỉ nhưng nhìn vẻ mặt mẹ, tôi biết mẹ đang đau đớn đến cùng cực. Tôi nghe trộm được ông bác sĩ già nói với bố:
- Tôi không hiểu vì sao cô ấy có thể trụ vững lâu đến như vậy. Thứ giữ cô ấy sống đến bây giờ không phải là thuốc men nữa rồi. Mà có lẽ... có lẽ là tình yêu thương...
Vì mẹ tôi yếu quá rồi nên mọi người không cho tôi được ở với mẹ nữa. Tôi một mình lầm lũi trở về khu vườn thân quen. Những cơn gió lạnh buốt sục sạo khắp nơi như muốn tiêu diệt nốt các mầm sống còn sót lại. Những bông “hoa mẹ” úa tàn đổ gục xuống, những cánh hoa héo hắt và giập nát phủ dày trên mặt đất, chốc chốc lại bị gió thổi tung lên, bay lả tả. Nhưng kìa, ở giữa khu vườn vẫn còn trơ trụi một bông hoa xinh đẹp, dẫu cành lá đã xiêu vẹo hẳn đi nhưng vẫn bất chấp giá lạnh mà kiên cường sống. Tôi chạy vội tới, dùng cả hai lòng bàn tay che chở cho nụ cười cuối cùng của cuộc đời. Một cơn gió sắc như dao lướt tới, bông hoa xinh khẽ run rẩy rồi gục xuống, trong bàn tay tôi chỉ còn những cánh hoa rời rụng. Tôi oà lên khóc. Mẹ ơi! Mẹ về đi! Con nhớ mẹ quá... Con chẳng thích bánh chưng đâu. Con chẳng thích quần áo mới đâu. Con chỉ cần mẹ thôi...
Một buổi tối, bỗng nhiên mẹ yêu cầu bác sĩ cho tôi được ngủ cùng mẹ. Buổi tối ấy, suốt đời tôi không quên được. Mẹ tôi lại xinh đẹp như ngày xưa, da mẹ hồng hào, mắt mẹ sáng long lanh. Trên khuôn mặt mẹ không còn những nét đau đớn nữa. Mẹ không nói gì cả, mẹ chỉ cười tươi như hoa và ôm tôi vào lòng, thật chặt. Tôi sung sướng áp đầu vào mái tóc thơm ngát của mẹ và ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, tôi bị đánh thức bởi tiếng gào thét và tiếng chân người chạy cuống cuồng. Tôi mở choàng mắt ra. Mẹ tôi vẫn nằm yên trên giường, miệng thoáng một nụ cười mãn nguyện. Bố tôi quì phục bên mẹ, thân hình cứng đờ như tượng đá. Tôi gào lên gọi mẹ, rồi gọi bố. Nhưng không ai trả lời... Cô y tá vội bế thốc tôi ra khỏi phòng nhưng trước đó, tôi vẫn kịp nhìn thấy vị bác sĩ già lôi từ hàm răng xô lệch của mẹ một chiếc khăn tay rỉ máu:
- Tội nghiệp! Cô ấy muốn thằng bé ngủ yên...
***
Nàng tiên mùa Xuân lại quay về đánh thức cả khu vườn. Những cánh bướm rập rờn nô đùa quanh hàng trăm bông hoa mơn mởn sắc hương. Chăm sóc cho cả vườn hoa ấy bây giờ chỉ còn bố và tôi, còn mẹ tôi lặng lẽ ngụ ở một góc vườn ngắm nhìn hai bố con. Tôi đứng trước những que hương vừa thắp trên mộ mẹ mà lòng chợt thấy bâng khuâng. Được sống mãi trong khu vườn này bên những người thân yêu, đó là tâm nguyện của mẹ. Bố khẽ thở dài và vỗ nhẹ lên vai tôi:
- Đừng buồn nữa con... Mẹ đã bay lên trời rồi nhưng mẹ vẫn yêu thương chúng ta như chúng ta yêu thương mẹ. Vì bố, mẹ và con mãi mãi là một gia đình, phải không?
Tôi im lặng. Một luồng hương ấm áp và thân quen bất chợt toả ra, ôm ấp lấy hai bố con. Mùi hương nhang khói ư, hay hương thơm của cỏ hoa? Hình như không phải... Đây là một hương thơm kỳ lạ: vừa nồng nàn đắm say, vừa nhẹ nhàng thanh khiết, có khi quấn quýt không rời, lúc lại dịu dàng lan toả...
nguồn: olm.vn/hoi-dap/detail/8545520712.html
có bạn nào hiểu được ý nghĩa của bài này giống mik không?
gạch dưới các quan hệ từ trong câu sau . Nêu tác dụng của mối quan hệ từ trong câu.
a) Tóc bà bạc nhiều nhưng bà linh lợi lắm
b) tôi ra vườn , thấy bà và mẹ tôi đang bọc áo cho mía , nghĩa là lột bỏ những lá già
c) Bà chỉ giữ hai cây đẹp nhất để cúng cụ thôi !
d) Rồi bà chỉ cho tôi xem những luống rau cải của bà .
vd từ của là từ chỉ sở huữ ......... của ai đó .........
Những câu nào sau đây có QUAN HỆ TỪ (có 2 câu)
A:tôi ghét thằng em của tôi nhất.
B:tôi và chị tôi thường chơi game cùng nhau.
C:ngắm sao là việc mik thích nhất.
D:em và mẹ thường ăn cơm muộn.
Bài 7: Gạch dưới các quen hệ từ có trong đoạn văn
Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân một nắng hai sương.
giúp mk gấp với
Gạch 1 gạch dưới bộ phận trạng ngữ, 2 gạch dưới chủ ngữ và 3 gạch dưới vị ngữ trong các câu sau đây:
a) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò vui vẻ.
b) Suốt từ sáng đến tối, tôi và bà tôi đứng trên boong tàu, dưới bầu trời trong sáng, giữa đôi bờ sông Vôn-ga.
c) Đến mùa rét, khi cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ, bác Lê lo sợ không ai mướn mình làm việc.
d) Vì một thành phố xanh, sạch, đẹp, bà con trong phố thường xuyên tổ chức lao động.