“Không thầy đố mày làm nên”: Khẳng định vai trò, công ơn của thầy - người dạy ta từ tri thức, cách sống, đạo đức...
Sự thành công trong công việc, sự thành đạt của học trò đều có công sức của thầy. Vì vậy, phải biết kính trọng thầy, tìm thầy mà học.
* “Học thầy không tày học bạn": Đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn. Nó không hạ thấp việc học thầy, không coi học bạn quan trọng hơn học thầy ra muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi.
Câu tục ngữ khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học khuyên nhủ về việc kết hạn và tình bạn.
- So sánh hai câu tục ngữ trên: Hai câu nói về hai vấn đề khác nhau, câu nhấn mạnh vai trò của thầy, một câu lại nới về tầm quan trọng của việc học bạn. Để cạnh nhau tưởng như hai câu mâu thuẫn, đối lập nhưng thực ra chú bổ sung nghĩa cho nhau.
Biết ơn,quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn & tình thầy trò.Thầy là người cho ta nhiều kiến thức.Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức vừa học.Những điều này vừa được cha ông ta truyền lại qua hai câu tục ngữ:
“Không thầy đố mày làm nên”
“Học thầy không tày học bạn”
Tại sao “không thầy đố mày làm nên” ? Tại sao phải “học thầy không tày học bạn” ?
Cả hai câu tục ngữ :”Không thầy đố mày làm nên” & “học thầy không tày học bạn” không mâu thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai trò của người thầy với người học.Trong chuyện rèn luyện & học tập,người thầy đóng vai trò chủ đạo,tổ chức chỉ dẫn & truyền thụ kiến thức bổ ích cho người học.Câu tục ngữ :“không thầy đố mày làm nên” nhằm đề cao vai trò,vị trí & tác dụng quyết định của người thầy,đề cao người thầy là đề cao tinh thần học tập phải học mới có kiến thức. ”Thầy” không có nghĩa là người dạy ở trường mà còn là người giỏi hơn,có thể truyền đạt kinh nghiệm của người đi trước.Không có thầy,không được chỉ bảo,dạy dỗ,không được học hành đến nơi đến chốn,người ta không thể làm tốt bất cứ công chuyện gì.Những hiểu biết tri thức,khoa học mà mỗi người lĩnh hội được nếu không phải một phần do sự chỉ bảo,hướng dẫn,truyền đạt của người thầy.Rõ ràng nếu không có thầy dạy,không có kinh nghiệm của người đi trước thì không có kiến thức,dễ sai lầm,thất bại.
Ngược lại,câu tục ngữ :”học thầy không tày học bạn” có vẻ như coi nhẹ vai trò,tác dụng của người thầy & đề cao chuyện học tập ở bạn bè.Cho rằng chuyện học ở bạn có kết quả cao hơn học ở thầy.Nhưng ta cũng nên phải nhớ rằng kiến thức của bạn có được cũng từ thầy mà ra.Tuy nhiên,học ở bạn có những thuận lợi mà học ở thầy,cô không có:bạn bè cùng lứa,dễ gần gũi,trao đổi,học tập lẫn nhau.Học ở bạn,bản thân mình sẽ thấy được chỗ tốt,chỗ kém của mình mà từ đó cố gắng vươn lên & tiến bộ.
Bên cạnh vai trò của thầy & bạn,sự nỗ lực của bản thân cũng là điều quyết định trong chuyện học tập & nâng cao kiến thức.
Câu tục ngữ :”không thầy đố mày làm nên” quá đề cao vai trò của người thày trong chuyện trưởng thành,lập nghề của người học.Mặc dù trong công tác đào tạo con người,người thầy giữ vai trò trung tâm,quyết định nhưng cho rằng “không thầy đố mày làm nên” là điều không thỏa đáng.Chúng ta ai cũng nhìn nhận sự trưởng thành,có sự nghề của mỗi con người một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường,của thầy cô nhưng một phần cũng phải do bản thân người học phát huy nỗ lực cả nhân,tự bản thân vận động để tiếp thu những cái mới,sáng tạo những cái hay.Trong cuộc sống,môi trường hàng ngày ngoài tác dụng của thầy,người học còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh,của yếu tố khách quan như gia đình,cha mẹ,xã hội…Do đó,tuyệt đối hóa chuyện học ở thầy,không coi trọng chuyện học tập ở nơi khác,người khác thì sẽ hạn chế kết quả của công việc.
Tuy nhiên,khẳng định :”Học thầy không tày học bạn” cũng có nhiều chỗ chưa đúng vì câu tục ngữ này vừa hạ thấp vai trò & tác dụng của người thầy,đề cao quá mức vai trò của bạn bè trong học tập.Học hỏi,tìm hiểu nơi bạn bè là một trong những yếu tố lũy phần vào sự thành đạt của mỗi cá nhân nhưng trong gia đình,người thầy đóng vai trò quyết định,bạn bè đóng vai trò hỗ trợ.Nếu nói rằng bạn bè có trò giúp đỡ,hỗ trợ,bảo ban để cùng nhau học tập tốt hơn thì chúng ta dễ chấp nhận nhưng nói “không tày” thì khó nghe vì ông cha ta vừa từng nói:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Muốn học tốt,bên cạnh chuyện học ở thầy,ở bạn còn phải có sự nỗ lực,học tập của bản thân.Chúng ta phải khẳng định chuyện học ở thầy là chủ yếu & còn phải kết hợp với sự nỗ lực của cá nhân người học.Chúng ta không chấp nhận cách học thụ động,nhồi nhét,máy móc.
Ngoài ra,muốn giúp đỡ nhau trong học tập sao cho có kết quả,bạn bè cùng chung chí hướng,chung mục đích học tập,phấn đấu rèn luyện theo nội dung mà người thầy hướng dẫn.Một phần do thầy dạy dỗ bảo ban còn phải mở rộng lớn sự học hỏi,học ở bạn,học trong thực tế.
Chính Hồ Chủ tịch cũng vừa khẳng định “phải học ở trường,học ở sách vở,học lẫn nhau,học ở nhân dân,không học nhân dân là thiếu sót lớn”
Như vậy,trong hoạt động ở nhà trường hiện nay,hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn nhau,như vậy đều có ý nhấn mạnh đối tượng đối với người biết vận dụng thì hai câu tục ngữ có ý nghĩa tích cực,bổ sung cho nhau,chỉ cho chúng ta hai nơi học tốt nhất: học ở thầy & học ở bạn.
Hai câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn”,”không thầy đố mày làm nên” tách rời nhau,có khía cạnh đúng & hạn chế,nhìn bề ngoài như mâu thuẫn với nhau nhưng phối hợp nội dung hai câu tục ngữ sẽ có lời khuyên học hỏi tốt nhất:chúng ta phải coi trọng chuyện học ở thầy,đồng thời (gian) phải biết học ở bạn.
Bản thân mỗi người học sinh phải biết kính trọng,biết ơn thầy cô giáo,những người vừa giúp đỡ,truyền thụ cho chúng ta,dạy dỗ những điều hay lẽ phải cho chúng ta.Và chúng ta cũng vẫn phải khiêm tốn học hỏi nơi bạn bè,đoàn kết chân thành giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy”
Bởi vì chính người thầy đã hướng dẫn, uốn nắn chúng ta trở nên người hữu ích cho xã hội. Khẳng định mạnh mẽ vai trò của tác dụng người thầy, tục ngữ ta có câu:
“Không thầy đố mày làm nên”
Trong khi đó, chính tục ngữ cũng lại có câu:
“Học thầy không tày học bạn”
Vậy quan niệm trong hai câu tục ngữ trên có gì mâu thuẫn nhau hay có gì chưa thỏa đáng? Và người học sinh chúng ta nên hiểu việc học thầy học học bạn như thế nào cho đúng?
Qua câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” ông bà chúng ta đều cao vai trò, vị trí, tác dụng quyết định tuyệt đối của người thầy giáo đối với học sinh. Không có sự giáo dục uốn nắn của thầy thì chúng ta sẽ không bao giờ làm nên bất cứ việc gì cả.
Ngược lại, câu tục ngữ sau cũng không phải hoàn toàn phủ nhận vai trò của người thầy giáo nhưng lại quá đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập rèn luyện nên cho rằng học bạn là có kết quả hơn học thầy.
Như vậy xét cho cùng hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn nhau, vì đều đề cập vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp đào tạo, giáo dục con người nhưng có khác nhau ở mức độ: câu đầu quá đề cao, câu sau lại coi nhẹ vai trò và tác dụng đó.
Đúng là cả hai câu tục ngữ đều nhìn nhận vấn đề chưa được thỏa đáng. Cho rằng: “Không thầy đố mày làm nên” là coi người thầy giáo có vai trò quyết định tuyệt đối trong quá trình học tập, trong sự rèn luyện thành người của người học sinh thi đúng là hơi quá. Tuy người thầy giáo có vai trò rất lớn trong sự thành đạt, làm nên của học trò mình nhưng không phải là quyết định tất cả. Chính nhờ thầy là bậc đàn anh đi trước truyền đạt lại mà học trò là người đi sau mới có được các kiến thức mới mẻ, mới hiểu ra bao điều hay lẽ phải. Thầy giáo hướng dẫn cho học trò từng bước đi lên vững chắc hơn, nhưng chỉ có sự làm việc của người thầy thôi chưa đủ. Bên cạnh sự tận tâm hướng dẫn của người thầy đòi hỏi có sự nỗ lực chủ quan của trò. Người thầy dù có hết lòng hết sức và truyền đạt hay cách mấy mà trò thiếu ý thức, không chịu cố gắng học tập thì cũng không sao làm nên được. Hơn nữa, chỉ học ở trường thôi chưa đủ. Học trò còn phải học hỏi thêm ở cuộc sống ngoài xã hội trong gia đình và cả bạn bè nữa.
Trái lại, nếu ta khẳng định: “Học thầy không tày học bạn” thì đúng là quá hạ thấp vai trò người thầy và đề cao quá đáng vai trò của bạn bè trong quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện. Đúng ra, bạn bè chỉ có thể đóng vai trò giúp đỡ, hỗ trợ, trao đổi thêm để cùng tiến bộ chớ nếu không tày thì không ổn, là quá cường điệu. Vả lại, bạn bè chỉ giúp đỡ được nhau khi có sự bản ban và hướng dẫn của thầy giáo, khi bạn bè biết thương yêu, thông cảm và đoàn kết với nhau, có cùng chí hướng, cùng quyết tâm nỗ lực đi lên. Khi ấy học bạn mới mong có kết quả được. Trong việc học tập của mọi người đâu phải lúc nào hay bất cứ ai cũng có thể gặp được bạn tốt sẵn sàng giúp đỡ mình một cách chân thành, vô tư. Thành ra coi nhẹ vai trò, tác dụng của người thầy giáo và quá đề cao việc học tập ở bạn bè và kết luận rằng học bạn có kết quả hơn học thầy là không chính xác.
Thấu suốt ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên ta không thể hoàn toàn tán thành câu nào, bỏ qua câu nào. Phải biết khéo léo vận dụng cả hai câu vào quá trình học tập của mình. Cả hai câu tục ngữ trên sẽ bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa và đem lại cho chúng ta bài học bổ ích trong việc rèn luyện để vươn lên của mình. Ta phải xác định vai trò của người thầy giáo dối với việc hướng dẫn dạy dỗ chúng ta. Muốn làm nên, nghĩa là thành đạt, chủ yếu là ta phải học ở thầy, nhưng về phía bản thân phải có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng và đồng thời phải biết học hỏi thêm ở thực tế cuộc sống ở gia đình và đặc biệt là ở bạn bè là những người luôn gần gũi sát cánh bên ta trong việc học tập. Phải làm sao tạo được tình đoàn kết tương thân tương ái trong bạn bè để hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện. Có như vậy mới mong đạt được kết quả tốt đẹp được.
Tóm lại, cả hai câu tục ngữ trên nếu đứng riêng ra thì mỗi câu đều không được đúng hoàn toàn và nhìn bề ngoài có vẻ mâu thuẫn nhau. Nhưng nếu chúng ta đi cùng với nhau chúng ta sẽ nhận được từ chúng một lời khuyên đầy đủ nhất, đúng đắn nhất. Phải coi trọng việc học thầy, đồng thời cũng phải kính trọng thầy đúng theo tinh thần tôn sư trọng đạo của cha ông: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bên cạnh đó, cũng phải biết thương yêu, đoàn kết, khiêm nhường học hỏi ở bạn bè và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng có lúc lại khẳng định: Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ đó có chỗ nào mâu thuẫn nhau? Ở mỗi câu tục ngữ có điểm nào đúng, điểm nào chưa đúng? – Bài làm 2Con người dù có thông minh tài giỏi xuất chúng cũng phải bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho mình qua sự trợ giúp, hướng dẫn của nhiều người thầy. Thấy rõ vai trò quan trọng của người thầy nên tục ngữ ta có câu:
“Không thầy đố mày làm nên”
Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng:
“Học thầy không tày học bạn’’
Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh, cho dù học với thầy hay học ở bạn. Vấn đề quan trọng cần nói lên ở đây là học với ai là đạt kết quả cao nhất? Chúng ta cần xác định rõ việc học tập với thầy và học với bạn như thế nào cho đúng?
Nhận định thận trọng và chính xác thì cả hai câu tục ngữ trên không có gì mâu thuẫn nhau, chúng cùng đề cập đến việc học tập của học sinh. Nhưng chúng chỉ khác nhau ở đối tượng học tập mà thôi. Và nổi rõ trong vấn đề học tập là người “thầy”. Xét về chuyên môn thì “thầy” cũng có nhiều ngành: thầy dạy nghề nghiệp và thầy dạy chữ nghĩa trong nhà trường. Đối với những người thầy dạy nghề nghiệp thì mong mỏi duy nhất là học trò của mình sẽ thành thạo nghề nghiệp để “làm nên”, để tạo được cuộc sống vẻ vang, sung sướng. Còn thầy dạy chữ nghĩa bao giờ cũng muốn học sinh cùa mình nắm vững đạo đức, kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, đạt được học vị như ý muốn. Trong phạm vi của hai câu tục ngữ này, chúng ta xin bàn bạc trong góc độ của người học sinh với việc học tập để nâng cao trình độ mà thôi.
Trước hết, chúng ta nhận định mặt đúng của hai câu tục ngữ. Câu Không thầy đố mày làm nên” là đúng. Tại sao đúng? Bởi vì vai trò cùa thầy giáo thật quan trọng. Thầy là người có trình độ kiến thức văn hóa, có tư cách. Muốn làm thầy phải trải qua trường lớp sư phạm, phải nắm vững phương pháp dạy học. Do vậy việc học tập ở thầy sẽ đạt kết qụả tốt, sẽ “làm nên”. Hàng ngày, chúng ta đối diện với bí ẩn trong cuộc sống, trong vũ trụ, trong khoa học kỹ thuật… thì thầy ta sẽ giúp ta thông hiểu. Thầy mở rộng, nâng cao kiến thức văn hóa cho ta. Bởi vậy mới có câu ca dao:
“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ đã lớn khôn thế này
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho đáng những ngày ước ao".
Thật vậy, ông thầy nào cũng ước ao học sinh của mình sẽ làm nên danh phận sau này.
Và câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” cũng có phần đúng. Vì sao đúng? Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải ta dễ tiếp thu hơn. Mặt khác học ở bạn có nhiều thuận lợi về giờ giấc, địa điểm. Điều gì ta chưa hiểu rõ, bạn có thể nói đi, nói lại nhiều lần khi nào ta thấu hiểu, thấu đáo, rành rẽ mới thôi. Sẽ gần gũi ta, thời gian học với bạn lại không bị gò bó, do vậy ta sẽ tiếp thu sự chỉ bảo của bạn một cách thoải mái. Nhưng học với bạn cũng cần gạn lọc, chọn lựa tìm những bạn tốt vì: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn’’ là kinh nghiệm thực tế giúp ta phải biết chọn lựa bạn tốt để học tập.
Tuy nhiên, xét suy thận trọng thì cả hai câu tục ngữ đều có khía cạnh làm ta không hài lòng. Nếu như ai đó quá đề cao vai trò của thầy thì quả quyết “không thầy đố mày làm nên”. Họ đã tuyệt đối hóa, tin tưởng ở vai trò của người thầy trong sự thành đạt của mình. Nhưng con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là nhờ phần lớn ở sự nỗ lực của bản thân. Tự thân người học sinh nhận thức tiếp thu, sáng tạo mới làm nên. Mặt khác, học với thầy có nhiều hạn chế về thời gian, phương tiện bàn ghế, giờ giấc, trật tự, kỷ luật. Như vậy, sự thành công, sự “làm nên” của học sinh còn phải được nhiều đối tượng khác trợ giúp như gia đình, trong đó có cha, mẹ, anh chị, bạn bè và xã hội chung quanh: sách báo, các phương tiện nghe nhìn cũng giúp ta thành công trong học tập. Chúng ta khẳng định con người trưởng thành, một phần là nhờ công ơn của thầy dạy dỗ trong nhà trường, còn một phần lớn là do quan hệ xã hội…
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Cũng có ý khuyên ta nên học tập, rèn luyện ở môi trường khác. Hơn nữa, câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn’’ cũng có chỗ chưa thỏa đáng. Bởi vì nó quá đề cao vai trò của bạn bè trong việc học tập rèn luyện mà hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy. Trong công tác giáo dục, người thầy luôn luôn có vai trò to lớn, vai trò chủ đạo còn bạn bè chỉ là người hỗ trợ mà thôi. Vì bạn bè chưa có kinh nghiệm sống, kiến thức còn non yếu, lại chưa nắm vững phương pháp dạy học. Thế nên ta không thể xem việc học với bạn là tối ưu được. Bạn ta làm sao có trình độ kiến thức hơn thầy ta được? Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận vai trò hướng dẫn của bạn, nhưng trong chừng mực nào đó, bạn bè tốt là những người biết giúp đỡ trao đổi nhau học tập để cùng nhau tiến bộ. Ca dao ta có câu:
“Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau”
Đó là những người bạn cùng chung chí hướng, chân tình giúp nhau trong học tập.
Trong thời phong kiến, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài chưa mở rộng, giáo dục chưa có tính chất phố’ biến, phạm vi giáo dục gò bó khuôn sáo. Trong việc học tập, người học sinh nhất cử, nhất động đều tuân thủ theo thầy, họ xem lời giáo huấn và nhân cách của thầy là “khuôn vàng, thước ngọc”, là mẫu mực phải noi theo. Mặt khác, việc học tập ngày xưa là nhằm thăng quan, tiến chức, nhằm chiếm lĩnh địa vị cao sang trong xã hội và cuối cùng là đồ phục vụ cho vua, chúa để được vinh thân, phì gia. Muốn thi đỗ làm quan thì phải tìm thầy giỏi để học vì “không thầy đố mày làm nên”.
Còn ở thời đại mới ngày nay, người thầy giáo đã hoàn toàn được xã hội quan tâm. Trong nhiều năm qua, Ngày Hiến chương Nhà giáo 20 – 11 đã trở thành ngày hội lớn, là ngày xã hội quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đóng vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Cho dù học với thầy hay học với bạn, thì lòng biết ơn thầy, cô dạy dỗ mình vẫn là nguyên tắc đạo đức và là chuẩn mực về tư cách của học sinh chúng ta.
“Trọng thầy mới được làm thầy”
Tình nghĩa thầy trò lúc nào cũng thấm sâu và cao đẹp biết bao! Ta nên nghĩ rằng thầy là người bạn “lớn” luôn sẵn sàng giúp ta vươn tới trong học tập cũng như góp phần khẳng định hướng cho ta vào tương lai.
Nhìn một cách chung nhất, cả hai câu tục ngữ cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng có chung mục đích là nhắc nhở mọi người cố công học tập để “làm nên” sự nghiệp cho cuộc đời mình. Cho dù học vởi thầy hay học với bạn, chúng ta cũng phải học tốt. Chúng ta kính yêu và biết ơn thầy, cô đã khổ công truyền bá tư tưởng đạo đức, kiến thức cho ta. Chúng ta phải khiêm tốn, tương trợ, giúp đỡ bạn để cùng học tập, cùng tiến bộ.
Dân gian ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên” nhưng đồng thời lại nhắc nhở chúng ta: “Học thầy không tày học bạn”. Em hiểu những câu nói trên như thế nào? – Bài làm 3Với truyền thống "Tôn sư trọng đạo", dân gian Việt Nam rất coi trọng vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục. Bởi vậy có câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên". Song dân gian cũng lại có câu “Học thầy không tày học bạn” Vậy hai câu tục ngữ này có mâu thuẫn với nhau không? Ta cần hiểu vấn đề này như thế nào?
Kho tàng tục ngữ Việt Nam là phương tiện chuyền tải những kinh nghiệm quý giá của nhân dân về những vấn đề tự nhiên, xã hội. Do hình thức ngắn gọn, hàm súc nên tục ngữ chỉ đề cập đến những vấn đề cốt lõi, cơ bản mà không mở rộng, bàn luận, nhận xét. Bởi vậy, có khá nhiều cặp tục ngữ luôn tồn tại song song với nhau tưởng như đối lập nhau nhưng thực chất là bổ sung cho nhau về ý nghĩa. Hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” cũng nằm trong số đó.
Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” có tính chất tuyệt đối hóa vai trò của người thầy trong việc học tập của con người. Xưa, các phương tiện thông tin đại chúng rất hạn chế, việc đi lại giao lưu cũng không phổ biến. Bởi vậy, người thầy chính là nguồn cung cấp tri thức chủ yếu cho học trò. Thầy dạy trò đọc sách, thầy dạy trò cách cư xử hàng ngày,… không có thầy, trò không biết và không làm được điều gì trong cuộc sống. Vậy là trong việc học tập của học trò hàng ngày, người thầy đóng vai trò chủ đạo.
Nhưng nếu như câu tục ngữ trên tuyệt đối hóa vai trò của người thầy thì câu sau lại tuyệt đối hóa vai trò của người bạn trong việc học tập: “Học thầy không tày học bạn”. Trong thực tế, ngoài việc học thầy, ta có thể học ở bạn bè. Bạn bè là những người cùng trang lứa với ta, cùng tâm lí, cùng trình độ, nhờ vậy ta có thể học hỏi ở bạn cách học tốt hơn, rút kinh nghiệm từ bạn những điều sai trái. Trong câu tục ngữ này, từ “tày” mang ý nghĩa là “bằng". Cả câu mang ý nghĩa “Học thầy không bằng học bạn”. Cách nói này chỉ nhằm nhấn mạnh vai trò của việc học bạn chứ không hề phủ nhận vai trò của việc học thầy. Điều đó cũng như câu tục ngữ trước chỉ nhằm nhấn mạnh vai trò của việc học thầy chứ không phủ nhận vai trò của việc học hỏi ở các đối tượng khác.
Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau nhắc nhở chúng ta: việc học có nhiều cách thức, nhiều phương tiện. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, ta có thể học từ rất nhiều nơi: thầy cô, cha mẹ, bạn bè, báo chí, sách vở, mạng,… Điều quan trọng là cần biết lựa chọn thông tin chính xác, cập nhật, có ích để tiếp nhận và học hỏi.
Từ xưa đến nay nhân dân ta vẫn giữ gìn, nâng nu truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn thuộc nằm lòng câu ca dao:
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
PROMOTED CONTENT
by
Thiên thần FUN88 xinh đẹp mang tới 150% Tiền thưởng bóng đá
nhanthuong88.com
Find A Committed Man Ready For A Serious Relationship Here!
dating.com
Bí mật của các triệu phú Việt đã được vén màn
Bạn sẽ có thể kiếm 40 triệu đồng mỗi ngày khi học được mẹo này
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy”
Bởi vì chính người thầy đã hướng dẫn, uốn nắn chúng ta trở nên người hữu ích cho xã hội. Khẳng định mạnh mẽ vai trò của tác dụng người thầy, tục ngữ ta có câu:
“Không thầy đố mày làm nên”
Trong khi đó, chính tục ngữ cũng lại có câu:
“Học thầy không tày học bạn”
Vậy quan niệm trong hai câu tục ngữ trên có gì mâu thuẫn nhau hay có gì chưa thỏa đáng? Và người học sinh chúng ta nên hiểu việc học thầy học học bạn như thế nào cho đúng?
Qua câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” ông bà chúng ta đều cao vai trò, vị trí, tác dụng quyết định tuyệt đối của người thầy giáo đối với học sinh. Không có sự giáo dục uốn nắn của thầy thì chúng ta sẽ không bao giờ làm nên bất cứ việc gì cả.
Ngược lại, câu tục ngữ sau cũng không phải hoàn toàn phủ nhận vai trò của người thầy giáo nhưng lại quá đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập rèn luyện nên cho rằng học bạn là có kết quả hơn học thầy.
Như vậy xét cho cùng hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn nhau, vì đều đề cập vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp đào tạo, giáo dục con người nhưng có khác nhau ở mức độ: câu đầu quá đề cao, câu sau lại coi nhẹ vai trò và tác dụng đó.
Đúng là cả hai câu tục ngữ đều nhìn nhận vấn đề chưa được thỏa đáng. Cho rằng: “Không thầy đố mày làm nên” là coi người thầy giáo có vai trò quyết định tuyệt đối trong quá trình học tập, trong sự rèn luyện thành người của người học sinh thi đúng là hơi quá. Tuy người thầy giáo có vai trò rất lớn trong sự thành đạt, làm nên của học trò mình nhưng không phải là quyết định tất cả. Chính nhờ thầy là bậc đàn anh đi trước truyền đạt lại mà học trò là người đi sau mới có được các kiến thức mới mẻ, mới hiểu ra bao điều hay lẽ phải. Thầy giáo hướng dẫn cho học trò từng bước đi lên vững chắc hơn, nhưng chỉ có sự làm việc của người thầy thôi chưa đủ. Bên cạnh sự tận tâm hướng dẫn của người thầy đòi hỏi có sự nỗ lực chủ quan của trò. Người thầy dù có hết lòng hết sức và truyền đạt hay cách mấy mà trò thiếu ý thức, không chịu cố gắng học tập thì cũng không sao làm nên được. Hơn nữa, chỉ học ở trường thôi chưa đủ. Học trò còn phải học hỏi thêm ở cuộc sống ngoài xã hội trong gia đình và cả bạn bè nữa.
Trái lại, nếu ta khẳng định: “Học thầy không tày học bạn” thì đúng là quá hạ thấp vai trò người thầy và đề cao quá đáng vai trò của bạn bè trong quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện. Đúng ra, bạn bè chỉ có thể đóng vai trò giúp đỡ, hỗ trợ, trao đổi thêm để cùng tiến bộ chớ nếu không tày thì không ổn, là quá cường điệu. Vả lại, bạn bè chỉ giúp đỡ được nhau khi có sự bản ban và hướng dẫn của thầy giáo, khi bạn bè biết thương yêu, thông cảm và đoàn kết với nhau, có cùng chí hướng, cùng quyết tâm nỗ lực đi lên. Khi ấy học bạn mới mong có kết quả được. Trong việc học tập của mọi người đâu phải lúc nào hay bất cứ ai cũng có thể gặp được bạn tốt sẵn sàng giúp đỡ mình một cách chân thành, vô tư. Thành ra coi nhẹ vai trò, tác dụng của người thầy giáo và quá đề cao việc học tập ở bạn bè và kết luận rằng học bạn có kết quả hơn học thầy là không chính xác.
Thấu suốt ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên ta không thể hoàn toàn tán thành câu nào, bỏ qua câu nào. Phải biết khéo léo vận dụng cả hai câu vào quá trình học tập của mình. Cả hai câu tục ngữ trên sẽ bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa và đem lại cho chúng ta bài học bổ ích trong việc rèn luyện để vươn lên của mình. Ta phải xác định vai trò của người thầy giáo dối với việc hướng dẫn dạy dỗ chúng ta. Muốn làm nên, nghĩa là thành đạt, chủ yếu là ta phải học ở thầy, nhưng về phía bản thân phải có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng và đồng thời phải biết học hỏi thêm ở thực tế cuộc sống ở gia đình và đặc biệt là ở bạn bè là những người luôn gần gũi sát cánh bên ta trong việc học tập. Phải làm sao tạo được tình đoàn kết tương thân tương ái trong bạn bè để hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện. Có như vậy mới mong đạt được kết quả tốt đẹp được.
Tóm lại, cả hai câu tục ngữ trên nếu đứng riêng ra thì mỗi câu đều không được đúng hoàn toàn và nhìn bề ngoài có vẻ mâu thuẫn nhau. Nhưng nếu chúng ta đi cùng với nhau chúng ta sẽ nhận được từ chúng một lời khuyên đầy đủ nhất, đúng đắn nhất. Phải coi trọng việc học thầy, đồng thời cũng phải kính trọng thầy đúng theo tinh thần tôn sư trọng đạo của cha ông: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bên cạnh đó, cũng phải biết thương yêu, đoàn kết, khiêm nhường học hỏi ở bạn bè và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng có lúc lại khẳng định: Học thầy không tày học bạn. Hai câu tục ngữ đó có chỗ nào mâu thuẫn nhau? Ở mỗi câu tục ngữ có điểm nào đúng, điểm nào chưa đúng? – Bài làm 2
Con người dù có thông minh tài giỏi xuất chúng cũng phải bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho mình qua sự trợ giúp, hướng dẫn của nhiều người thầy. Thấy rõ vai trò quan trọng của người thầy nên tục ngữ ta có câu:
“Không thầy đố mày làm nên”
Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng:
“Học thầy không tày học bạn’’
Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh, cho dù học với thầy hay học ở bạn. Vấn đề quan trọng cần nói lên ở đây là học với ai là đạt kết quả cao nhất? Chúng ta cần xác định rõ việc học tập với thầy và học với bạn như thế nào cho đúng?
Nhận định thận trọng và chính xác thì cả hai câu tục ngữ trên không có gì mâu thuẫn nhau, chúng cùng đề cập đến việc học tập của học sinh. Nhưng chúng chỉ khác nhau ở đối tượng học tập mà thôi. Và nổi rõ trong vấn đề học tập là người “thầy”. Xét về chuyên môn thì “thầy” cũng có nhiều ngành: thầy dạy nghề nghiệp và thầy dạy chữ nghĩa trong nhà trường. Đối với những người thầy dạy nghề nghiệp thì mong mỏi duy nhất là học trò của mình sẽ thành thạo nghề nghiệp để “làm nên”, để tạo được cuộc sống vẻ vang, sung sướng. Còn thầy dạy chữ nghĩa bao giờ cũng muốn học sinh cùa mình nắm vững đạo đức, kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, đạt được học vị như ý muốn. Trong phạm vi của hai câu tục ngữ này, chúng ta xin bàn bạc trong góc độ của người học sinh với việc học tập để nâng cao trình độ mà thôi.
Trước hết, chúng ta nhận định mặt đúng của hai câu tục ngữ. Câu Không thầy đố mày làm nên” là đúng. Tại sao đúng? Bởi vì vai trò cùa thầy giáo thật quan trọng. Thầy là người có trình độ kiến thức văn hóa, có tư cách. Muốn làm thầy phải trải qua trường lớp sư phạm, phải nắm vững phương pháp dạy học. Do vậy việc học tập ở thầy sẽ đạt kết qụả tốt, sẽ “làm nên”. Hàng ngày, chúng ta đối diện với bí ẩn trong cuộc sống, trong vũ trụ, trong khoa học kỹ thuật… thì thầy ta sẽ giúp ta thông hiểu. Thầy mở rộng, nâng cao kiến thức văn hóa cho ta. Bởi vậy mới có câu ca dao:
“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ đã lớn khôn thế này
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho đáng những ngày ước ao".
Thật vậy, ông thầy nào cũng ước ao học sinh của mình sẽ làm nên danh phận sau này.
Và câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” cũng có phần đúng. Vì sao đúng? Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải ta dễ tiếp thu hơn. Mặt khác học ở bạn có nhiều thuận lợi về giờ giấc, địa điểm. Điều gì ta chưa hiểu rõ, bạn có thể nói đi, nói lại nhiều lần khi nào ta thấu hiểu, thấu đáo, rành rẽ mới thôi. Sẽ gần gũi ta, thời gian học với bạn lại không bị gò bó, do vậy ta sẽ tiếp thu sự chỉ bảo của bạn một cách thoải mái. Nhưng học với bạn cũng cần gạn lọc, chọn lựa tìm những bạn tốt vì: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn’’ là kinh nghiệm thực tế giúp ta phải biết chọn lựa bạn tốt để học tập.
Tuy nhiên, xét suy thận trọng thì cả hai câu tục ngữ đều có khía cạnh làm ta không hài lòng. Nếu như ai đó quá đề cao vai trò của thầy thì quả quyết “không thầy đố mày làm nên”. Họ đã tuyệt đối hóa, tin tưởng ở vai trò của người thầy trong sự thành đạt của mình. Nhưng con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là nhờ phần lớn ở sự nỗ lực của bản thân. Tự thân người học sinh nhận thức tiếp thu, sáng tạo mới làm nên. Mặt khác, học với thầy có nhiều hạn chế về thời gian, phương tiện bàn ghế, giờ giấc, trật tự, kỷ luật. Như vậy, sự thành công, sự “làm nên” của học sinh còn phải được nhiều đối tượng khác trợ giúp như gia đình, trong đó có cha, mẹ, anh chị, bạn bè và xã hội chung quanh: sách báo, các phương tiện nghe nhìn cũng giúp ta thành công trong học tập. Chúng ta khẳng định con người trưởng thành, một phần là nhờ công ơn của thầy dạy dỗ trong nhà trường, còn một phần lớn là do quan hệ xã hội…
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Cũng có ý khuyên ta nên học tập, rèn luyện ở môi trường khác. Hơn nữa, câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn’’ cũng có chỗ chưa thỏa đáng. Bởi vì nó quá đề cao vai trò của bạn bè trong việc học tập rèn luyện mà hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy. Trong công tác giáo dục, người thầy luôn luôn có vai trò to lớn, vai trò chủ đạo còn bạn bè chỉ là người hỗ trợ mà thôi. Vì bạn bè chưa có kinh nghiệm sống, kiến thức còn non yếu, lại chưa nắm vững phương pháp dạy học. Thế nên ta không thể xem việc học với bạn là tối ưu được. Bạn ta làm sao có trình độ kiến thức hơn thầy ta được? Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận vai trò hướng dẫn của bạn, nhưng trong chừng mực nào đó, bạn bè tốt là những người biết giúp đỡ trao đổi nhau học tập để cùng nhau tiến bộ. Ca dao ta có câu:
“Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau”
Đó là những người bạn cùng chung chí hướng, chân tình giúp nhau trong học tập.
Trong thời phong kiến, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài chưa mở rộng, giáo dục chưa có tính chất phố’ biến, phạm vi giáo dục gò bó khuôn sáo. Trong việc học tập, người học sinh nhất cử, nhất động đều tuân thủ theo thầy, họ xem lời giáo huấn và nhân cách của thầy là “khuôn vàng, thước ngọc”, là mẫu mực phải noi theo. Mặt khác, việc học tập ngày xưa là nhằm thăng quan, tiến chức, nhằm chiếm lĩnh địa vị cao sang trong xã hội và cuối cùng là đồ phục vụ cho vua, chúa để được vinh thân, phì gia. Muốn thi đỗ làm quan thì phải tìm thầy giỏi để học vì “không thầy đố mày làm nên”.
Còn ở thời đại mới ngày nay, người thầy giáo đã hoàn toàn được xã hội quan tâm. Trong nhiều năm qua, Ngày Hiến chương Nhà giáo 20 – 11 đã trở thành ngày hội lớn, là ngày xã hội quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đóng vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Cho dù học với thầy hay học với bạn, thì lòng biết ơn thầy, cô dạy dỗ mình vẫn là nguyên tắc đạo đức và là chuẩn mực về tư cách của học sinh chúng ta.
“Trọng thầy mới được làm thầy”
Tình nghĩa thầy trò lúc nào cũng thấm sâu và cao đẹp biết bao! Ta nên nghĩ rằng thầy là người bạn “lớn” luôn sẵn sàng giúp ta vươn tới trong học tập cũng như góp phần khẳng định hướng cho ta vào tương lai.
Nhìn một cách chung nhất, cả hai câu tục ngữ cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng có chung mục đích là nhắc nhở mọi người cố công học tập để “làm nên” sự nghiệp cho cuộc đời mình. Cho dù học vởi thầy hay học với bạn, chúng ta cũng phải học tốt. Chúng ta kính yêu và biết ơn thầy, cô đã khổ công truyền bá tư tưởng đạo đức, kiến thức cho ta. Chúng ta phải khiêm tốn, tương trợ, giúp đỡ bạn để cùng học tập, cùng tiến bộ.
Câu thứ nhất: "Không thầy đố mày làm nên"
+Người thầy: ở đây không chỉ riêng giáo viên trong trường mà ám chỉ cho tất những người đã cho ta những bài học và kiến thức. Như: ông, bà, cha, mẹ thậm chí là cả bạn bè nữa.
+Làm nên: nghĩa là sự thành công, thành đạt.
Câu thứ hai: "Học thầy không bằng học bạn"
+Người thầy: ở đây ảm chỉ duy nhất là giáo viên.
+Bạn: ở đây không giới hạn ở bạn đồng trang lứa. Bạn ở đây chính là những người mà giữa ta và họ có nhiều tình cảm VD: cha, mẹ, ông hàng xóm thậm chí là giáo viên.
=>Từ định nghĩa thầy của "câu" 1 và "bạn" của câu 2 bạn sẽ thấy chúng ko hề mâu thuẫn.
=>Chúng đang bổ sung cho nhau đấy: Muốn thành công thì cần có người dẫn dắt, cần có người dạy cho ta những kiến thức cần thiết. Nhưng sẽ tốt hơn (tiến trình sẽ nhanh hơn) nếu người dạy ta cũng là người mà ta yêu mến và kính trọng.
ko thầy đố mày làm nên : nếu ko có người dạy dỗ sẽ ko có thành công. : học thầy ko tày học bạn : học bạn tốt hơn học thầy
không thầy đố mày làm nên:
-Khẳng định vai trò, công ơn của thầy, người dạy ta từ tri thức đến lối sống đạo đức.
-Sự thành công trong công việc, sự thành đạt của mỗi người học trò đều có công sức của thầy. Vì thế phải biết quý trọng thầy, tìm thầy mà học.
Học thầy không tày học bạn:
-Đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn. Học bạn giúp chúng ta tiến bộ rất nhanh, rất nhiều.
-Khuyên chúng ta mở rộng đối tượng học tập. Đồng thời phải biết lựa chọn ạn để học, để chơi.