Tham khảo:
Bài thơ được mở đầu với việc tác giả đã gợi mở về thời gian, không gian cũng như điểm nhìn của bài thơ. Hai từ “bước tới” gợi đến một sự ngạc nhiên khi nhìn thấy hay tiếp cận con đèo. Thời gian “bóng xế tà” gợi ra ngày đã sắp tàn và màn đêm đang dần buông xuống. Đứng trước đèo Ngang với rừng núi hoang vu xa lạ, những xúc cảm của lòng người đã trào dâng. Tiếng “tà” với âm bằng xuất hiện trong văn cảnh tạo nên giai điệu buồn thương man mác, trở thành “vần” của ý thơ:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Trong khoang gian thời gian đó, tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đèo Ngang. Điệp từ “chen”, kết hợp với việc sử dụng vần lưng “đá - lá”, lại vừa sử dụng vần chân “tà - hoa” đã làm cho nhạc điệu thơ du dương và réo rắt. Cảnh đèo hiện lên thật hoang vu và có chút cằn cỗi.
Giữa bức tranh thiên nhiên đó, con người xuất hiện như một chấm buồn nhỏ bé, lặng lẽ:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Điều này càng khiến cho tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan càng thêm lạnh lẽo, cô đơn.
Nhà thơ đã sử dụng bút pháp miêu tả tượng trưng và ước lệ của thi pháp cổ (ngư, tiều, canh, mục) kết hợp với cảm hứng đầy thi cảm và sáng tạo.
Bài thơ được mở đầu với việc tác giả đã gợi mở về thời gian, không gian cũng như điểm nhìn của bài thơ. Hai từ “bước tới” gợi đến một sự ngạc nhiên khi nhìn thấy hay tiếp cận con đèo. Thời gian “bóng xế tà” gợi ra ngày đã sắp tàn và màn đêm đang dần buông xuống. Đứng trước đèo Ngang với rừng núi hoang vu xa lạ, những xúc cảm của lòng người đã trào dâng. Tiếng “tà” với âm bằng xuất hiện trong văn cảnh tạo nên giai điệu buồn thương man mác, trở thành “vần” của ý thơ:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Trong khoang gian thời gian đó, tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đèo Ngang. Điệp từ “chen”, kết hợp với việc sử dụng vần lưng “đá - lá”, lại vừa sử dụng vần chân “tà - hoa” đã làm cho nhạc điệu thơ du dương và réo rắt. Cảnh đèo hiện lên thật hoang vu và có chút cằn cỗi.
Giữa bức tranh thiên nhiên đó, con người xuất hiện như một chấm buồn nhỏ bé, lặng lẽ:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Điều này càng khiến cho tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan càng thêm lạnh lẽo, cô đơn.
Nhà thơ đã sử dụng bút pháp miêu tả tượng trưng và ước lệ của thi pháp cổ (ngư, tiều, canh, mục) kết hợp với cảm hứng đầy thi cảm và sáng tạo.