một hôm,em ra vườn sớm và tình cờ nghe được cuộc chuyện trò của cây non bị bẻ gãy ngọn ,không được chăm sóc với một chú sẻ nhỏ . hãy tưởng tượng và ghi lại cuộc đối thoại đó
các bài văn của học sinh năng khiếu cho các bài :
tả lại cảnh chuẩn bị đón tết ở gia đình em
mùa xuân đến trong tiết trời ấm áp cây cối hoa lá rực rỡ trong ánh nắng ban mai . Em nghe như có tiếng trò chuyện của cây cối hoa lá đón mừng xuân . Em hãy tưởng tượng cuộc trò chuyện ấy
mùa xuân cây cối như bừng lên sức sống mãnh liệt hãy tả một cây mà em thích mỗi khi mùa xuân đến
em có cảm nghĩ gì về cuộc giao lưu học sinh nâng khiếu toán và tiếng việt lần này nếu em đạt điểm cao hãy viết một bài văn 25 dòng
mình có 4 đề văn đó giúp mình với thứ 4 phải nộp giúp mình nhé
Những chú ong trong bài thơ “Hành trình của bầy ong” của tác giả Nguyễn Đức Mậu bay đi khắp nơi để chinh phục nhiều vùng đất mới. Em hãy thử tưởng tượng mình là chú ong nhỏ, kể lại những điều mà chú trông thấy trong cuộc hành trình của mình. (Trình bày thành một đoạn văn).
Hãy lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình (chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó ).
Help me.
Em có suy nghĩ gì về hình anh chú đi tuần của nhà thơ Trần Ngọc .
bài này là cảm thụ văn học nhé
Tả 1 cơn heo đất! Mẫu:
Một hôm đi chợ cùng ngoại, em thấy người ta bày bán nhiều con heo đất ngộ nghĩnh, rất đẹp. Em trầm trồ: “Heo đất đẹp ghê, ngoại ha.”. Ngoại không nói gì, chỉ cười. Không ngờ ngay hôm sau, ngoại mua chú heo đất về, đặt nó nằm trên tủ sách của em. Đi học về, nhìn thấy chú heo đất trên tủ, em reo lên sung sướng, chạy ra nhà sau tìm ngoại để cảm ơn ngoại.
Chú heo đất to bằng cái ấm tích, hình dáng giống chú heo vẽ trong tranh Đông Hồ. Lưng chú heo sơn màu hồng sen, láng bóng. Bụng chú heo để trần màu mộc hồng hồng của đất nung, không tô vẽ gì. Đầu chú heo vẽ tai, mắt bằng mực tàu màu đen. Mũi của chú được làm nhô ra, sơn đỏ ở cả hai lỗ mũi. Hai tai chú heo đất như hai chiếc lá nhú lên. Hai má heo hồng hào như tô phấn. Khuôn mặt chú heo đất thật dễ thương. Với nét vẽ vô cùng biểu cảm của người thợ làm đồ gốm, khuôn mặt chú heo dường như cũng biết vui, biết buồn vậy. Cái thân hình tròn phệ của chú heo đứng vững vàng nhờ bàn chân được nặn bằng phẳng. Đuôi chú heo là một nét vẽ uốn cong rất điệu đàng. Mông chú heo tròn trĩnh. Trên mông trái của chú, người thợ làm đồ gốm đã xẻ một rãnh nhỏ chỉ đủ để xếp tờ giấy bạc nhét vào bụng heo.
Heo đất dùng để đựng tiền tiết kiệm. Ngoại dặn em phải cho heo đất “ăn”, không thì heo “đói”.Do vậy, mỗi ngày em đều tiết kiệm tiền mẹ cho ăn quà, để cho heo đất “ăn”. Chú heo đất, ngoài việc là “ngân hàng tiết kiệm” của em, chú còn là một món đồ chơi để em ngắm nhìn thích mắt. Khuôn mặt chú heo đất xinh xinh, lí lắc và ngô nghê thật đáng yêu. Chú heo đất làm sáng một góc tủ buýp-phê. Em phải giữ gìn chú cẩn thận để chú khỏi vỡ tan. Một năm tiết kiệm bớt tiền quà, em có thể mua sắm dụng cụ học tập, cũng giúp mẹ đỡ tốn nhiều tiền. Như thế, chú heo của em thật đắc dụng.
Em rất cảm động trước món quà của ngoại dành cho em. Chú heo đất chỉ là ý thích cỏn con nhất thời của em. Thế mà ngoại lưu tâm và mua tặng nó cho em. Chú heo đất là tình cảm yêu thương ngọt ngào của ngoại. Em hứa học hành chăm ngoan để ba mẹ vui lòng, cũng là đền đáp tình yêu thương của ngoại dành cho em. Em sẽ giữ gìn chú heo đất cẩn thận và tiết kiệm tiền để tập thói quen chi tiêu hợp lí.
Lưu ý: Ko chép mẫu!
Mấy chế nhanh tay để có like nà!
Uyên và Ánh có 32 cây bút chì. Uyên gấp 3 lần cây bút chì của Ánh. Tìm số bút chì của mỗi bạn.
Viết lời giải ra nhé!
Bốn nhà văn Hoàng , Cầu , Hoài , Luận ngồi nói chuyện với nhau . Sau khi hỏi tuổi nhau , bác Hoàng nhận xét : 2/3 số tuổi của tôi , 3/4 số tuổi của chú Cầu , 4/9 số tuổi của bác Hoài và 6/7 số tuổi của chú Luận là những con số bằng nhau . Tính ra năm nay tôi kém bác Hoài 18 tuổi . Em hãy tính số tuổi của mỗi người
Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên trường làng.
Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua. Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại. Nhưng hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường, chẳng có ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết ấy.
Hôm sau, rồi hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào giơ tay vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại.
Hôm sau, người diễn viên già giở chiếc va li hóa trang của ông ra. Ông dán lên mép bộ râu giả, đeo kính, đi ngược lên ga trên. Ngồi sát của sổ toa tàu ông thầm nghĩ: “Đây là vai kịch cuối cùng của mình, một vai phụ như nhiều lần nhà hát đã phân vai cho mình – một hành khách giữa bao hành khách đi tàu”.
Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quýt, nhảy cẫng lên, đưa hai tay vẫy mãi.
Con tàu đi xa dần, người diễn viên già trào nước mắt. Ông thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai diễn cuối cùng của ông. Tuy chỉ là vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng ông đã làm cho một chú bé vui sướng, ông đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất niềm tin vào cuộc đời.
(Theo Truyện khuyết danh)
II. Dựa vào nội dung bài, khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu :
1. Nhân vật chính trong câu chuyện là người có hoàn cảnh như thế nào?
a. Là một diễn viên già về hưu, sống độc thân, đến nghỉ ở làng miền núi.
b. Là một diễn viên già sống với gia đình của mình ở làng miền núi.
c. Là một diễn viên nổi tiếng, công việc bận rộn, không có thời gian nghỉ.
d. Là một diễn viên nghỉ hưu đưa gia đình về sống ở một làng miền núi.
2. Người diễn viên già thấy gì khi dạo chơi ở bãi cỏ?
a. Một chú bé ngồi đợi đoàn tàu chạy đến để lên tàu đi chơi rất xa.
b. Một chú bé chiều nào cũng ngồi đợi để vẫy chào đoàn tàu chạy qua.
c. Một chú bé đang chờ đón người nhà đi tàu về thăm quê hương.
d. Một chú bé chiều nào cũng đợi đoàn tàu chạy qua và người trên tàu vẫy tay.
3. Người diễn viên già đã làm gì để đem lại niềm vui cho cậu bé?
a. Hóa trang làm hành khách, ngồi sát cửa toa tàu, đưa tay vẫy cậu bé.
b. Lên tàu ở ga trên, ngồi sát cửa toa tàu để cậu bé dễ nhìn thấy mình.
c. Đến nhà hát xin cho mình được đóng vai diễn cuối cùng.
d. Làm hành khách đi tàu, mỉm cười khi cậu bé vẫy tay chào mọi người.
4. Niềm vui sướng của cậu bé được mêu tả như thế nào?
a. Đứng lặng đi không nói được lời nào.
b. Mừng cuống, nhảy cẫng lên, vẫy cả hai tay.
c. Chạy theo đoàn tàu, reo to lên vì sung sướng.
d. Chạy vội về làng, reo to lên vì sung sướng.
5. Vì sao tuy chỉ là một vai phụ không lời mà người diễn viên già thấy cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát?
a. Vì đây là vai ông đóng lúc đã về nghỉ hưu, sống độc thân nơi vắng vẻ.
b. Vì khi diễn ở nhà hát chưa có ai tán thưởng ông nhiệt tình như chú bé.
c. Vì đây là vai diễn đóng đạt nhất trong đời biểu diễn nghệ thuật của ông.
d. Vì ông đã làm cho chú bé sung sướng, không mất niềm tin vào cuộc đời.
6. Từ nào đồng nghĩa với từ “ háo hức”?
a. Náo nức
b. Nô nức
c. Hí hửng
d. Tưng bừng
7. Từ “ngon” trong câu nào được dùng theo nghĩa chuyển?
a. Bữa cơm hôm nay rất ngon.
b. Bài toán này Nam giải ngon ơ.
c. Anh ấy nấu ăn rất ngon.
d. Cốm là một thức quà ngon của người Hà Nội.
8. Dòng nào dưới đây có cặp từ in nghiêng là những từ đồng âm?
a. cây bằng lăng/ cây thước kẻ
b. mặt bàn/ mặt trái xoan
c. chỗ nghỉ chân/ cái chân bàn
d. tìm bắt sâu/ moi rất sâu
9. Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn vào chỗ chấm:
a. Bạn Phương rất chan hoà, thân ái……………bạn bè.
b. Chiếc bút màu xanh ……..…em có khắc hình chú mèo máy.
c. Nụ cười của cô bé đẹp ……….một nụ sen vừa nở.
d. Những đám mây sẽ kể cho mọi người …..….cuộc phiêu lưu của nó khắp đó đây.
( về, của, với, như)
10. Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tăng tiến:
ai đúng tich nha