Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Thanh Thảo

Em hãy tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện người lính trong bài thơ đồng chí. Hãy kể lại cuộc hặp gỡ và trò chuyện đó.

Unirverse Sky
17 tháng 11 2021 lúc 14:11

Giờ cũng đã gần nửa đêm, nhưng tôi vẫn không sao ngủ được vì lo lắng cho bài kiểm tra 1 tiết bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào sáng mai. Ước gì, tôi được gặp những người chiến sĩ bộ đội Trường Sơn để có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người họ mà cô giáo đã giảng trên lớp. Suy nghĩ ấy cứ dai dẳng theo tôi đi vào giấc ngủ…

Tỉnh dậy, trước mắt tôi hiện lên là một khung cảnh lạ lẫm, mịt mù .Đó là một con đường gập ghềnh những sỏi đá, từng đoàn, từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy trên đường không ngừng nghỉ. Bỗng, một tiếng nói cất lên về phía tôi:

- Này cháu bé, sao cháu lại đứng ở đây, nguy hiểm lắm, lên đây với chú.

Đó là một chú bộ đội chừng mười tám đôi mươi, nước da ngăm đen, khỏe mạnh, chú mặc một bộ quần áo còn dính cả đất và cát trên áo nhưng nét mặt chú tươi rạng rỡ như ánh mặt trời, chú kéo tôi lên trên xe ngồi, lúc này, tôi mới kịp để ý tới những chiếc xe ở đây. Đó là xe đã cũ, lớp vỏ bên ngoài đều đã bị bong tróc, han gỉ, đặc biệt, những chiếc xe này đều không có kính, hoặc vỡ gần hết. Một chiếc xe tồi tàn như này lại có thể đi trên con đường xấu xí, chông gai thế này ư?

- Bọn chú là bộ đội đang trên đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí vào miền Nam. Đây là nơi cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt nhất.

Thì ra, đây chính là con đường Trường Sơn huyết mạch nổi tiếng năm nào. Những chú bộ đội ở đây là nhân vật chính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, những người lính không ngại khó khăn gian khổ với một sức mạnh, một ý chí kiên cường bất khuất.Tôi hỏi, tại sao xe không có kính, các chú giải thích một cách hài hước:

- Không có kính không phải vì xe không có kính, bom giật bom rung kính vỡ mất rồi.

Quả vậy, nhìn cảnh vật xung quanh, ta mới thấy được sự đáng sợ của chiến tranh, cả khu rừng Trường Sơn toàn là những gốc cây trơ trụi do những đợt trải bom ác liệt, khói bụi mù mịt cùng với một mùi hăng của thuốc súng khiến ta cảm giác lảo đảo, khó chịu, chim muông tan tác, tiếng trực thăng, máy bay ngay trên đầu làm ta cảm nhận rõ ràng tử thần cận kề. Ấy vậy mà các chú vẫn ung dung, không quản ngại khó khăn, giữ tư thế ngẩng cao đầu mà bước tiếp trên con đường gian nan, hiểm trở. Qua lời kể của các chú, những khó khăn đó, những thiếu thốn đó lại trở nên rất lãng mạn, trữ tình. Trong mắt các chú không khói bom mà chỉ có gió, sao trời, cánh chim, con đường chạy thẳng vào tim…Từ buồng lái đã vỡ hết kính, làn gió đã lùa vào vừa cay vừa đắng cũng chỉ như đang xoa dịu, rồi cả những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc trắng xóa như người già, họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ lạc quan làm sao! Đặc biệt hơn cả là cái cách mà những người lính chào nhau: bắt tay nhau qua ô cửa kính vỡ. Họ không hề quen biết nhau, nhưng vẫn không ngần ngại trao cho nhau những cái bắt tay, những lời động viên, thăm hỏi, tiếp sức cho nhau để cùng nhau vượt qua cung đường phía trước rồi khi dừng xe nghỉ ngơi, họ lại quây quần bên chiếc bếp Hoàng Cầm, cùng nấu cơm, cùng chung bát đũa. Họ coi nhau là một gia đình, là người một nhà.Thú tình cảm mộc mạc đơn thuần đó lại là sức mạnh giúp dân tộc ta chiến thắng quân thù, bảo vệ hòa bình tổ quốc.

Tiếng mẹ gọi dậy đi học đánh thức tôi khỏi giấc mơ đẹp, nhớ lại những lời tâm sự của người lính tôi khâm phục và biết ơn ý chí kiên cường, tình đồng chí, đồng đội của họ để con cháu được cuộc sống tươi đẹp của chúng ta ngày hôm nay.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Nguyễn Anh Hào
18 tháng 11 2021 lúc 19:55

                                                                                                                                 Bài làm

 

Khách vãng lai đã xóa
Ngô Kiến Hào
18 tháng 11 2021 lúc 21:31
Khách vãng lai đã xóa
Lê Thành Tài
19 tháng 11 2021 lúc 14:24

Sau năm 1946 thực dân Pháp nổ súng xâm lược quê nhà, theo lệnh động viên tôi lên đường nhập ngũ chiến đấu với kẻ thù. Với tinh thần yêu nước, căm ghét kẻ thù, tôi tham gia tòng quân. Tôi được tham gia điều về Trung đoàn thủ đô.

Thời gian năm 1947, tôi cùng đồng đội của mình tham gia vào chiến dịch Việt Bắc. Tôi được phân công nhiệm vụ chiến đấu và báo cáo tình hình để cấp trên có hướng xử lý. ĐỂ chiến đấu hiệu quả, chúng tôi có sự sáp nhập nhiều đơn vị. Ban ngày, hành quân tấn công quân địch. Ban đêm, chúng tôi nghỉ ngơi. Trong bất kì hoàn cảnh nào chúng tô cùng đều nâng cao cảnh giác, đề phòng cao độ trước kẻ thù.

Khi sáp nhập đơn vị, chúng tôi gặp nhiều đồng đội mới. Tôi có quen với chiến sĩ quê miền duyên hải. Tôi với chú có cuộc trò chuyện thú vị.

Chú chiến sĩ: Cậu quê ở đâu?

Tôi:  Quê cháu ở Hà Nội.

Tôi: Thế còn quê chú ở đâu vậy ạ?

Chú chiến sĩ: quê chú ở miền duyên hải. Ở quê nước mặn đồng chua, quanh năm cuộc sống có khó khăn, vất vả.

Tôi: Chú gia nhập quân đội lâu chưa?

Chú chiến sĩ đáp: Chú vào  hơn cháu một tháng. 

Tôi và chú có ngồi trên bàn nghế uống trà với nhau kể về chuyện gia đình hết rồi lại tới lý do nhập ngũ. .Bỗng nhiên chú uống một ngụm nước rồi lại kễ :

Chú có một người bạn, là một người vô cùng dũng cảm, hài hước. Chú ấy là liệt sĩ, hi sinh khi chỉ mới 26 tuổi. Trước hôm hi sinh, chú ấy còn khoe với chú ngày mai sẽ được nghỉ phép về nhà thăm vợ và đứa con nhỏ vừa mới ra đời. Khuôn mặt và nụ cười hạnh phúc của người bạn ấy có lẽ chú sẽ không bao giờ quên. Bởi ngày hôm sau, khi đang dẫn đường cho những chuyến xe, chú ấy bị trúng bom, mất ngay tại chỗ.Chú nói rằng ngày hôm đó giống như một ngày tội tệ đối với chú khi chính kiến trước mắt mình người bạn cùng mình ra chiến trường lại chết ngay trước mặt mình .Chú quỳ xuống khóc than cho người bạn xấu số của mình và đôi mắt vừa khóc, vừa gào khét nói lên rằng :'Chẳng phải chúng ta đã hứa cùng nhau trở về thăm gia đình hay sao'.Chú không biết khi trở về phải nói như thế nào với người vợ.Tội nghiệp cho đứa bé mới chao đời đã không gặp được cha mình.Người vợ đang sống trong gia đình hạnh phúc đang chờ người chồng chở về lại thành mẹ đơn thân.

Không gian của căn phòng như trùng hẳn xuống qua câu chuyện và sự chia sẻ của chú. Vẫn biết chiến tranh là đau thương, là mất mát nhưng khi nghe chính những người trong cuộc kể lại,  tôi vẫn thấy những mất mát ấy thật lớn lao, đau đớn hơn gấp bội phần. Những người đồng đội của chú có người lành lặn trở về, có người trở lại cuộc sống nhưng không lành lặn, mất chân, mất tay, liệt nửa người cũng có; còn có vô số người không bao giờ trở về được nữa. Họ đã nằm lại mãi ở chiến trường, nơi những người đồng đội của mình cũng đã ở đó. Hội trường đã có những tiếng sụt sùi, đã có những bạn lau nước mắt, đã có những con mắt đỏ hoe. Tôi may mắn sinh ra ở thời hòa bình nên không phải chứng kiến cảnh chia lìa, tan tóc và không phải chịu đựng nỗi đau mất mát, không được gặp lại người mình yêu thương nữa. Nhưng thời đại của cha ông ta, của chú  thì họ đã phải trải qua những điều khủng khiếp ấy. Lần đầu tiên  tôi cảm nhận sâu sắc nỗi đau của nhân dân ta trong cuộc chiến một mất một còn với kẻ thù để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.

Câu chuyện của chú kết thúc ở đó. Chú nói chú không muốn đưa ra lời khuyên, bài học gì cho  tôi nữa mà chú muốn  tôi tự suy ngẫm, cảm nhận và rút ra cho riêng mình. Bởi bài học kinh nghiệm phải tự mình nhận ra mới có giá trị, còn nếu để người khác chỉ ra, nó chỉ là lời khuyên mà thôi. Rồi có tiếng vỗ tay vang lên, nồng nhiệt, vang dội cả căn phòng. Chú  nhìn  tôi, vẫn bằng ánh mắt trìu mến và nụ cười hiền lành lúc mới bước vào.

Kí ức về cuộc chiến, cái chết chóc, sự mất mát có lẽ sẽ luôn là vết thương không bao giờ lành miệng trong lòng chú Kiên, trong lòng những người lính trở về từ chiến trường nhưng những gì chúng tôi thấy ở chú là một con người hiền lành, chất phác, lạc quan, yêu đời và chú quả thực là một người lính kiên cường.

Cuộc gặp gỡ  và câu chuyện của chú đã khiến  tôi nhận ra được thật nhiều điều trong cuộc sống này. Không chỉ là hậu quả của chiến tranh, là cái ác liệt của bom đạn mà chúng tôi còn thấy được hình ảnh của cả thế hệ trẻ Việt Nam kiên cường, bất khuất, gan dạ trong lịch sử hào hùng của dân tộc.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Đình Hải
20 tháng 11 2021 lúc 12:08

Hôm ấy trong buổi học, em được học bài " Đồng Chí " của Chính Hữu, bài thơ thật hay và ý nghĩa. Nó nhanh chóng chiếm được thiện cảm trong em. Buổi tối, em lấy sách ra học thuộc bài thơ. Đọc mãi đọc mãi... em bỗng ngáp dài. Em thiếp đi, chìm vào giấc ngủ và em đã mơ, một giấc mơ thật kì lạ.

Giấc mơ đưa em đến một khu rừng hoang vu, xa lạ. Nơi đây thật vắng vẻ làm sao. Em giật mình, ngơ ngác giữa không gian mù mịt. Trước mắt em là  những tán cây rậm rạp chạy dài xung quanh, dưới chân là những chiếc lá khô xào xạt. Không biết đây là đâu? Em hoang mang, lo sợ. Bỗng em giật mình khi có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em. Em quay người lại. Trước mắt em là một chú chiến sĩ với bộ quần áo rách vá. Khuôn mặt chú vuông vắn mà đầy nghiêm nghị nhưng nước da lại xám vàng nên trông chú thật khắc khổ, chú hỏi em bằng giọng ân cần: " Cháu đi đâu lạc vào đây? Cháu có biết nơi đây rất nguy hiểm không? Nơi đây chỉ dành cho chiến trang, cho những người lính chiến đấu ở đây. Em trả lời chú:" Cháu không biết đây là đâu cả, tự nhiên cháu lại lạc ở đây. Mà chú là ai thế?"

Chú mỉm cười và nói:" Chú là Trần Văn Hà, là chiến sĩ giải phóng quân Việt Bắc. Các chú đang chiến đấu chống lại bọn thực dân Pháp. Cháu nhìn quang cảnh nơi đây xem, những cách rừng đã chôn xác bao kẻ thù và đồng đội của chú. Những thân cây đầy vết của bom đạn. Những hố bom khổng lồ quanh đây. Và cháu hãy nhìn về phía đằng xa kia, cháu sẽ thấy binh đoàn của bọn chú đang đóng quân."

Chú từ từ dẫn em đến doanh trại. Em lễ phép chào hỏi các anh các chú chiến sĩ. Nhìn các chú thật lạ. Quân trang thì mỗi người một kiểu, phần lớn đều mặc quần áo nâu, chân không có giày. Áo thì co vài chỗ vá. Tất cả mọi người cười nói vui vẻ bên đống lửa. Và các chú mời em cùng ăn bữa tối. Bữa tối thì chỉ có nồi cháo loãng với ít rau rừng. Nghĩ mà thương các chú. Trời về đêm trở lên lạnh, chú Hà lấy chiếc chăn khoắc lên mình em. Ngoài em ra thì chẳng thấy chú nào đắp lên mình gì cả. Họ vẫn cười đùa vui vẻ.

Sau bữa ăn, em được chú Hà giải đáp thắc mắc. Đêm rét chỉ có đốt lửa để sưởi ấm vì chăn mền không đủ. Muốn giặt đồ phải ngâm mình dưới suối  do trang phục hầu như mỗi người một bộ. Mà trong khu rừng này có bệnh sốt rét rất nguy hiểm nên không ít anh em đã chết vì căn bệnh này. Giờ em mới thấy được cuộc sống của các chú khổ sở đến thế nào.

Và chú kể tiếp:" Hưởng ứng lời Bác kêu gọi kháng chiến, các chú ở khắp nơi gia nhập đoàn binh đoàn này. " Ai có súng dùng súng, ai có gươm thì dùng gươm." Binh đoàn với vũ khí thô sơ, có chiến sĩ người Mường chỉ có cung nỏ mà khiến giặc Pháp cũng phai kinh sợ. Do vậy, các chú hầu như ai cũng giỏi võ thuật, đặc biệt là sức chiến đấu bền bỉ, sẵn sàng hi sinh vì đất nước." Chú Hà bùi ngùi kể: Rất nhiều đồng đội của chú đã ngã xuống nơi núi rừng tây bắc này.

Nghe đến đây em thấy thương các chú quá. Ngày ngày chú vẫn kiên trì bám sát trên địa bất kể mưa hay nắng, đau hay ốm. Các chú đã quá vất vả, gian lao. Rồi chú Hà nói tiếp:" Tuy vất vả nhưng chú vẫn thấy hạnh phúc khi được sống, được chiến đấu với các đồng đội của mình. những người đồng chí từ bốn phương trời đã hội tụ về đây. Bạn bè các chú thương nhau tay nắm lấy bàn tay chia nhau từng cơn ớn lạnh, từng điếu thuốc, từng niềm vui nỗi nhớ... Các chú cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, chia nhau những nỗi nhớ, ước mơ. Những ngày tháng đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới giữa rừng, làm sao chú quên được? Cac chú vẫn nhìn lên bầu trời rộng mở." Nói xong chú ngân nga vài câu thơ:

                                               Áo anh rách vai

                                        Quần tôi có vài mảnh vá

                                              Chân không giày

                                        Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Vừa ngân nga xong chú hà đứng lên khoắc súng lên vai và bước đi. Em đi theo, vừa đi vừa ngắm phía doanh trại cùng các người lính. Chú Hà đã tới ca trực. Em đứng lặng nhìn chú và đồng đội của chú đứng gác. Ánh mắt chú sáng lên niềm tin và hi vọng. Các chú chiến đấu vì đất nước. Với lòng quả cảm và quyết tâm của mình, các chú đã vượt lên tất cả, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Và em ngước nhìn lên bầu trời. Trăng sao đẹp quá! Trăng như treo trên đầu ngọn súng.

Em không cầm được lòng mình. Em chạy tới, ôm chầm lấy chú Hà xúc động nói:" Các thú thật kiên cường! Cháu rất khâm phục,các chú đã vượt lên tất cả, các chú luôn lo cho đất nước." Chú nắm chặt lấy tay em và nói:" Chắc chắn là như vậy. Đất nước sẽ sớm độc lập, hòa bình thôi cháu ạ." Chú hà vừa nói tới đây, bổng từ xa một tiếng nổ lớn vang lên. Em choàng tỉnh giấc, nghĩ lại về giấc mơ. Em vẫn cảm nhận được sự ấm áp của bàn tay chú Hà khi chú nắm chặt tay em. 

Qua giấc mơ, em như được tìm hiểu thêm về những người lính, chiến sĩ anh dũng anh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Em nghĩ về mình. Em cũng phải như các chú ấy, luôn cống hiến hết mình cho đất nước. Em sẽ cố gắng học tập để noi gương các chú, đưa nước việt nam sánh vai với các cường quốc năm châu, như lời Bác dạy.

 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thành Duy
20 tháng 11 2021 lúc 12:36

loading...

 

Khách vãng lai đã xóa
Trương Hà Huỳnh
20 tháng 11 2021 lúc 15:35

loading...  loading...  loading...  loading...  

Khách vãng lai đã xóa
Lê Nguyễn Hữu Khang
20 tháng 11 2021 lúc 16:08

loading...  loading...  loading...  loading...  loading...  

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Ngọc Hân
20 tháng 11 2021 lúc 20:26

loading...  loading...  loading...  loading...  

Khách vãng lai đã xóa
Trầm Quốc Thông
20 tháng 11 2021 lúc 20:50
Hôm ấy em được cô dạy học bài thơ ĐỒNG CHÍ do nhà văn Chính Hữu là tác giả của bài thơ . Bài thơ đã có ấn tượng trong em. Qua hôm sau cô bắt em học thuộc bài thơ ấy em cứ đọc mãi, cho đế khi ngủ thiếp đi. Và em đã mơ 1 giấc mơ và 1 cách rừng xa lạ . Em cảm thấy ngơ ngác hoang mang ko biết chuyện gì xảy ra với mình. Em cảm thấy sợ hãi vì xung quanh toàn cây khá là hoang sơ bổng có 1 bàn tay đặt lên vai em . Em giật bắn người lên đằng sau là 1 chú chiến sĩ với bộ đồ và có 1 cái giáp ở ngoài để đỡ đạn , và đội 1 cái mũ vành trên mũ có dính nhiều lá cây, da của chú màu vàng rám nắng, chú ấy bổng hỏi em bằng 1 giọng trầm ấm và dịu dàng "Cháu là ai, đi đấy trời tối rồi đi vào giữa rừng làm chi" tôi đáp lại " dạ chú chau cũng ko biết đây là chỗ nào tư nhiên cháu thấy cháu lạc ở đây ạ.Nhưng chú ơi cho cháu hỏi chú là ai vậy. Chú trả lời " à tên chú là Trần Dần, là ng chiến sĩ chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc. Các chú đang chiến đâu chống Pháp Chú từ từ dẫn em đến chỗ doanh trại đang đóng quân. Em lễ phép chào các chú chiến sĩ nhìn cá chú khác biệt với nhau mỗi người 1 kiểu nhưng chủ yếu là quần nâu nón vành áo thì có chỗ vá. Các chú quay quần với nhau bên đống lữa các chú mời cháy ăn tối . Khá nhiều người mà phải ăn ít cháo với rau. Nghĩ lại thấy thương các chú chiến sĩ Sau bữa ăn em được chú Khá giải đáp thắc mắc của em. Em cảm thấy rất thương các chú vì đất nước các chú khá chịu khổ cực đêm rét thì chỉ có đống lữa, nếu mà muốn giặc đồ thì phải ra đến tận suối và đặt biệt có rất nhiều muỗi và đã gây bệnh sốt rét đã có khá nhiều chiến sĩ mất vì căn bệnh này. Chú kể tiếp :" tụi chú khắp nơi vào đây để đóng quân ai có súng thì dùng súng ai có cung thì dùng cùng tuy là ng xa lạ những cũng nhanh hòa thuận với nhau dù có cực khổ đấy dù có xa lạ đấy nhưng tụi chú như lời Bác Hồ dạy đoàn kết là sức mạnh. Tụi chú "có phúc cùng hưởng có họa cùng chia" chia sẽ từng miếng cháo từng điếu thuốc, khi mà đêm rét quá thì tụi chí tay nắm tay cho đỡ lạnh. Những ngày bên nhau chờ giặc tới. Kể xong thì chú Khá đế giờ trực em vừa đi vừa nhìn ngắm doanh trại và thấy đôi mắt của các chiến sĩ nói lên niềm tin hy vọng chiến thắng và có được hoà bình của đất nước, em bổng tỉnh giấc. Nghĩ lại về giấc mơ. Qua giấc mơ cho em hiểu hơn về người chiến sĩ hết lòng vì nước dù có cực khổ để đấu và nhờ giấc mơ đó đã giúp em tự tin và mạnh mẽ quyết tâm trong tương lai không xa sẽ là 1 ng thành công và đưa Việt Nam ra quốc tế
Khách vãng lai đã xóa
Huỳnh An Khang
20 tháng 11 2021 lúc 20:57

loading...  loading...  loading...    

Khách vãng lai đã xóa
Hỷ Khánh Nguyên
20 tháng 11 2021 lúc 21:21

loading...loading...loading...loading...

 

 

 

 

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Kiều Hân
20 tháng 11 2021 lúc 21:31

 Hôm ấy ở trên lớp, tôi được học bài thơ “ Đồng Chí” của nhà thơ Chính Hữu. Đó là bài thơ thật hay và ý nghĩa. Nó nhanh chóng chiếm được thiện cảm trong tôi. Đến tối hôm ấy, tôi lấy sách ra học thuộc bài thơ. Tôi đọc mãi, chẳng biết tự khi nào tôi đã mơ màng mà thiếp đi. 

 Khi chẳng phân biệt được đây đang mơ hay hiện thực thì tôi đã xuất hiện ở một khu rừng được bao trùm bởi màn đêm thật heo hút, xa lạ. Nơi đây mới vắng vẻ làm sao. Tôi giật mình ngơ ngác giữa không gian mù mịt và những ngọn lửa cháy bập bùng. Tôi hoang mang, lo sợ chẳng biết nơi đây là đâu. Bỗng có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai phải của tôi khiến tôi giật bắn mình. Tôi quay người, trước mắt tôi là hai người ăn vận với bộ quần áo rách vá. Khiến tôi nhớ đến câu thơ “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”. Khuôn mặt của các chú thì đầy nghiêm nghị nhưng đầy những vết sẹo nên trông chú thật khắc khổ, một chú hỏi tôi với giọng ân cần:

Cháu đi đâu mà lạc vào đây? Có biết đây là chiến trường ác liệt không? 

Tôi trả lời chú:

Cháu chẳng biết đây là đâu cả. Chú có thể giúp cháu trở về được không ạ? Nhưng mà cho cháu hỏi là chú tên gì thế ạ?

Chú mỉm cười và nói với tôi:

Chú là Tín, còn đây là chú Nam. Các chú là chiến sĩ giải phóng quân Việt Bắc. Các chú đang chiến đấu chống lại thực dân Pháp. Cháu nhìn quang cảnh nơi đây mà xem, những cánh rừng bạt ngàn màu xanh nơi đã chôn xác bao kẻ thù và cả những người đồng đội của tụi chú. Những thân cây đầy dấu vết của bom đạn. Những hố bom khổng lồ là những vết tích của cuộc chiến tranh đấy cháu ạ. Và cháu hãy hướng mắt về phía đằng xa kia, cháu sẽ thấy binh đoàn của hai chú đang đóng quân đấy.

Giọng chú bùi ngùi khi vừa kể vừa chỉ cho tôi xem toàn cảnh xung quanh. Có lẽ chú nghẹn ngào khi nhớ đến những người đồng đội đã hy sinh, những người đã kề vai sát cánh trong những ngày chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc thân yêu cùng mình. Các chú ấy dẫn tôi từ từ tiến tới doanh trại. Tôi lễ phép chào hỏi các chú chiến sĩ giải phóng. Nhìn các chú mà tôi không khỏi xúc động. Quân trang của các chú mỗi người thì một kiểu, mà phần lớn mặc quần áo nâu, chân thì lại không có giày. Mà áo của các chú cũng chẳng lành lặn gì đâu cho cam, vá chằng vá đụp. Tuy vậy nhưng mọi người vẫn cười nói vui vẻ với nhau bên đống lửa. Các chú mời tôi cùng nhau ăn bữa tối. Nói là bữa tối cho sang chứ chỉ có nồi cháo loãng với ít rau rừng thôi. Càng nghĩ tôi càng thấy thương các chú. Khi ăn tôi quan sát lần lượt các chú và cảm thấy thật lạ, tôi thấy các người lính ở đây ai cũng có màu da giống nhau, một màu xám tái cà, chưa kể đa số các chú đều cạo đầu. Khi ấy, tôi nghĩ có lẽ các chú làm vậy chỉ để thuận tiện hơn trong quá trình hành quân. Tôi thắc mắc rất nhiều về chuyện đó, nhưng chẳng biết mở lời như nào. Khi trời về đêm trở nên lạnh hơn, thì chú Tín lấy chiếc chăn khoác lên mình tôi. Ngoài tôi ra, tôi thấy chú nào cũng chia sẻ chăn với nhau. Nhưng tôi thấy họ cười đùa rất vui vẻ. 

Sau bữa ăn, chú Tín và chú Nam đã giải đáp hết tất cả những thắc mắc của tôi. Chú nói rằng là ở đây không đủ chăn mền để cho mỗi người nên các chiến sĩ đành phải chia ra và cùng nhau sử dụng. Nhưng có lẽ việc đó lại giúp các chú từ những người xa lạ thành những người bạn tri kỷ. Đa số các chiến sĩ đều cạo tóc vì như chú Nam nói thì nơi đây chấy rận rất nhiều và còn cả bệnh sốt rét nữa. Không ít chiến sĩ đã mất vì chấy rận, sốt rét. Tôi cảm thấy cuộc sống của các chú sao mà khổ quá vậy. Tôi hỏi chú:

Cuộc sống của các chú rất vất vả, nhọc nhằn. Các chú có còn gặp nhiều khó khăn lắm không ạ?

Quả thật, cuộc sống nơi đây  vất vả và nhiều khó khăn lắm, nào là đói ăn, đói muối, sốt rét rừng và cả nỗi sợ bị thú dữ ăn thịt. Nhưng chú vẫn thấy hạnh phúc khi được sống, được chiến đấu với những người đồng đội của mình. 

Mặc dù chú vừa nói vừa cười đùa nhưng trong nụ cười và những lời nói ấy, tôi lại thấy sự đau thương, đau buồn thoang thoảng trong cái giá lạnh của khung cảnh xung quanh. Có phải chăng đó chính là một nụ cười mang theo vẻ đau thương và mất mát, một nụ cười buốt giá? Tôi quan sát thấy các chú có hành động và lời nói như có vẻ rất thân với nhau. Tôi bèn hỏi:

Nhìn các chú thân như thế chắc các chú là đồng hương?

Chú Nam nhìn tôi cười:

Không đâu cô bé. Chú đến từ miền biển của Trung Bộ, còn Tín thì lại đến từ Bắc Bộ. Đa số các chiến sĩ ở đây là những người nông dân được báo đi lính. Ban đầu tất cả mọi người cũng chẳng quen biết nhau nhưng có lẽ nhờ duyên phận cả đấy cháu à. Những người đồng chí từ bốn phương trời đã hội tụ về đây. Bạn bè các chú trong tay chia nhau từng cơn ớn lạnh, từng điếu thuốc và từng niềm vui và nỗi nhớ nữa. Các chú cùng nhau chia ngọt 

Tôi cảm động với những câu chuyện huyền thoại chú Tín kể về những chiến bình như đại đội trinh sát của quân Pháp phục kích, chúng bắt ta đầu hàng nhưng anh không chịu. Anh đã chùng đại đội chiến đấu đến viên đạn cuối cùng rồi tự sát. Tới đoạn này, tôi thấy khóe mắt cả tôi và chú đã ươn ướt. Chú còn nói rằng: “Rất nhiều đồng đội của chú đã ngã xuống nơi núi rừng Tây Bắc này”. Nói tới đây khóe mắt tôi cay cay, nước mắt cứ theo đó mà tuôn rơi. Càng nghe tôi càng thấy thương các chú. Nghĩ đến cảnh ngày này các chú vẫn kiên trì bám sát trận địa bất kể nắng hay mưa, đau hay ốm mà tôi lại xót xa. Các chú đã quá vất vả, gian lao để cho thế hệ chúng tôi ngày hôm nay có một cuộc sống hòa bình và đầy đủ. Trong lúc tôi đang nghĩ thì chú Tín nói:

Chú và chú Nam tới ca trực rồi. Tụi chú đi nhé!

Nói xong, hai chú đứng lên khoác súng lên vai và bước đi. Tôi đi theo, vừa đi vừa ngắm nghía doanh trại cùng các người lính. Tôi đứng lặng nhìn hai chú và đồng đội đứng gác. Hình ảnh này sao mà đẹp quá. Ánh mắt các chú sáng lên niềm tin và hy vọng. Các chú đang chiến đấu vì đất nước. Với lòng quả cảm và quyết tâm, các chú đã vươn lên tất cả, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Và tôi ngước nhìn lên bầu trời. Trăng hôm nay sao đẹp quá? Nhìn cảnh này làm tôi nhớ đến câu thơ “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu. 

Tôi không kìm được lòng mình. Tôi bèn chạy đến trước mặt hai chú và nói:

Các chú thật kiên cường! Cháu rất khâm phục các chú. Vượt lên tất cả, các chú luôn lo cho đất nước. Cháu chắc rằng có các chú thì đất nước sẽ sớm hòa bình thôi chú!

Hai chú nắm chặt tay tôi. Chú Nam nói:

Chắc chắn là như vậy. Đất nước ta sẽ sớm hòa bình thôi cháu ạ.

Chú nam vừa nói tới đây, bỗng từ xa một tiếng nổ lớn vang lên. Tôi giật mình tỉnh giấc, ngồi nghĩ lại về giấc mơ. Tôi vẫn còn cảm nhận được sự ấm áp của bàn tay chú Tín và chú Nam khi hai chú nắm tay tôi.

 Có lẽ kí ức về cuộc chiến, cái chết chóc, sự mất mát có lẽ sẽ luôn là vết thương không bao giờ lành miệng trong lòng chú Tín và chú Nam và cả trong lòng những người lính trở về từ chiến trường nhưng những gì chúng tôi thấy ở chú là một con người hiền lành, chất phác, lạc quan, yêu đời và chú quả thực là một người lính kiên cường.

 Qua giấc mơ, tôi như hiểu thêm về cuộc sống cũng như những người bộ đội cụ Hồ anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người dân Việt Nam từ xưa chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù. Bỗng dưng, tôi nghĩ về mình. Tôi cũng phải như các chú ấy, cố gắng cống hiến hết mình cho đất nước. Tôi sẽ cố gắng học tập để noi gương các chú, để có thể đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, như những điều ông cha ta đã luôn kì vọng đối với những thế hệ mai này.

 

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Anh Khoa
20 tháng 11 2021 lúc 23:50

Chiến tranh đã để lại cho chúng ta những nỗi đau,mất mát nghiêm trọng.Nhưng đã có những người lính dũng cảm đứng dậy và đấu tranh quyết giành lại tự do cho đồng bào.Họ được xem như người mang hòa bình đến với chúng ta.Vì vậy mà ngày Quân Đội Nhân Dân Việt Nam được ra đời nhằm tưởng nhớ những người lính đã hy sinh anh dũng trên chiến trường.

Như mọi năm,trường em mời các cựu chiến binh ấy về trường khiến cho ai nấy điều hào hứng và vui vẻ.Khi họ đến,ai nấy cũng râu trắng tóc bạc và già cả rồi nhưng họ lại uy nghiêm.Quân hàm chằn chịt trên trước chiếc áo màu xanh của bộ đội khiến mọi người không khỏi ngưỡng mộ.Trong lúc chào cờ,vẻ mặt hài lòng hiện hữu trên khuôn mặt của các cựu chiến binh.Tiếp nối đó là những câu chuyện cuốn hút về thời xưa từ hành trình gian nan của người lính cho đến khi đất nước giành độc lập vào năm 1975.Ngoài ra,họ còn dạy chúng em rất nhiều bài học quý giá như lòng trắc ẩn,lòng quyết tâm và tình đoàn kết,....Sau cùng thì buổi gặp mặt cũng sắp kết thúc nên các cựu chiến binh có những món quà cho những ai trả lời những câu hỏi về lịch sử.Tiếc thay cũng đã đến lúc họ phải về, từng người từng người một thở dài và bắt đầu dọn dẹp sân trường và cũng không quên cuối chào các cựu chiến binh.Em ước giá như họ có thể kể chuyện cho đến khi nào chán thì thôi,cứ vu vơ trong đầu khiến em suýt đụng phải một người cựu chiến binh.Người ấy chính là người đại diện kể lại những câu chuyện trên bục giảng.Em hào hứng và muốn bắt chuyện với bác ấy ngay lập tức nhưng em lại thắc mắc sao bác ấy vẫn còn đứng đây mà không ai đón về.Em lịch sự chào hỏi bác,được một lúc thì bác ấy hỏi rằng:
-Cháu biết người lính xuất hiện trong bài thơ Đồng Chí của tác giả Chính Hữu chứ? 
Không tin vào những gì mà mình vừa nghe được,em hỏi vội bác ấy:
-Là bác thật ư ?!!
Bác cười lấy một cái rồi bắt đầu kể chuyện cho em nghe. Bác là anh cả cảu một gia đình đông con ở một làng quê nghèo được miêu tả là :"đất cày nên sỏi đá".Càng khôn lớn thì bác lại nuôi lấy ý định cải thiện cho ngôi làng ngày càng phát triển tươi tốt hớn.Nào ngờ đâu,bác đã phải từ giã gia đình mà đi nhập ngũ,bác đã vô cùng lo lắng về những khó khăn của gia đình phải gánh vác.Bị dằn vặt mãi bởi một nỗi đau 9 Bác là một người rất may mắn khi được trở về nhà trong sự hạnh phúc khi được trở về quê hương.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Phương Uyên
21 tháng 11 2021 lúc 8:58

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”

Tôi đã nghe và thuộc lòng những hình ảnh thơ được phổ nhạc mà ba tôi vẫn thường mở chiêc radio vào sáng sớm. Đến khi học thuộc được bài thơ “Đồng chí” tôi lại càng ngưỡng mộ sự anh dũng của những người lính trong buổi đầu kháng pháp còn nhiều thiếu thốn. Một buổi trưa, tôi nằm trên chiếc võng sau nhà rồi ngâm nga lại bài thơ. Cơn gió nào đã đưa tôi vào mộng mị hay chính vì khao khát muốn được gặp các anh chiến sĩ, tưởng tượng gặp người lính trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu

 Tôi choàng mở mắt thì mọi cảnh vật xung quanh hoàn toàn khác lạ. Dưới chân tôi những chiếc là rừng khô xào xạt. Trước mắt tôi là những tán cây rậm rạp chạy dài. Cái lạnh tê buốt của sương đêm làm tôi bất giác xoa hai bàn tay vào nhau sưởi ấm. Tôi nhận ra phía trước tôi là một đoàn quân với hơn năm mươi người, các anh đang say sưa trong giấc ngủ sau một ngày hành quân vất vả. Nhìn các anh, tôi không sao khỏi xúc động. Những người lính với tấm áo mỏng họ lấy ba lô của mình làm gối  hoặc gối đầu lên nhau sưởi ấm. Các anh chẳng có tấm chăng chỉ lấy manh áo cũ đắp lên người và lấy lá cây làm chiếu. Có hai người lính canh gác cho giấc ngủ đồng đội mình. Chẳng hiểu sao lúc ấy tôi không hề lo lắng hay sợ hãi mà hồi hộp tiến đến gần hai người lính. Tiếng bước chân của tôi trong đêm vắng làm các anh giật mình quay lại. Tôi nghĩ các anh sẽ ngạc nhiên và truy hỏi tôi là ai, nhưng không các anh mỉm cười nhìn tôi như đã quen biết tôi từ trước. Các anh hỏi tôi sao em lại ở đây nơi này rất nguy hiểm, em lại đây với tụi anh nè. Tôi rất ngạc nhiên nhưng vẫn bước đến mà không chút do dự. Tôi cũng sững sờ khi nhận ra gương mặt quen thuộc của các anh sao giống cha, chú đến thế.  Gương mặt rám nắng, hai quai hàm kiên quyết, đôi mắt trũng sâu vì những đêm thức trắng hành quân. Các anh mặt bộ quân phục màu xanh lá, khoác bên ngoài là chiếc áo trấn thủ những chẳng mấy lành lặng. Tôi chợt nhớ đến câu thơ của  Chính Hữu “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”. Nhìn những mảnh vá chằng chịt trên bộ trang phục của các anh, tôi cảm thấy xót xa và thương các anh nhiều lắm. Các anh sẵn sang hi sinh tất cả để bảo vệ đất nước. tôi quên mất giới thiệu mình là ai và cứ thế trò chuyện. Tôi hỏi anh :

 - Cuộc sống ở chiến khu vất vả lắm phải không anh? Hai anh tên là gì?

  Người chiến sĩ vỗ nhẹ lên vai tôi:

- Anh là Tính, còn đây là anh Việt. Tụi anh quen nhau từ ngày mới vào bộ đội. Cuộc chiến mà em, ở đâu chẳng khó khăn thiếu thốn. Quân đội mình còn cần viện trợ từ bên ngoài nên nhiều lúc thức ăn, thuốc men, quần áo thiếu quanh năm. Em cũng thấy đấy thời tiết rừng khắc nghiệt, đơn vị nào cũng chóng chọi với sốt rét rừng. Mà cái căn bệnh này ghê lắm em ạ, vừa thấy khỏe mạnh đấy thì đã rung người vừng trán ước đẫm mồ hôi.

  Tôi chăm chú lắng nghe anh Tính, anh Việt tiếp lời đồng đội:

- Em không thấy các anh đang ngủ ở kia, các anh bị sốt rét rừng làm da xanh xao, tóc thì rụng sắp hết. Tụi anh vẫn trêu nhau là vệ trọc.

   Tôi nhìn xuống đôi bàn chân của các anh. Vượt qua bao nhiêu là dốc của rừng, leo bao nhiêu là ngọn núi mà các anh chẳng có một đôi giày. Đôi dép lốp đã mòn vẫn kiên cường tiến bước. Tôi lại hỏi tiếp:

  – Nhìn các anh thân nhau như thế chắc các anh là đồng hương?

   Anh Việt nhìn tôi cười và nói:

 – Không đâu em à.  Anh đến từ miền biển của Trung Bộ, còn anh Tính lại đến từ Bắc Bộ. Các chiến sĩ ở đây mỗi người mỗi cảnh, mỗi xứ sở nhưng cùng là người Việt Nam trong cùng một nước em à!

      “Quê hương anh nước mặn đồng chua, làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” phải vậy không anh?

     Anh Việt cười:

 – Em cũng thuộc bài thơ của Chính Hữu à? Giỏi đấy! Ở đơn vị, các anh chép tay truyền cho nhau, tụi anh thuộc nằm lòng. Bài thơ hay phải không em?

 – Dạ, hay và chân thật, em rất thích bài thơ Đồng Chí luôn ạ

  Anh Tính tiếp lời:

 – Tuy không cùng nơi sinh ra nhưng tụi anh nguyện gắn bó cùng nhau, sông chết cùng nhau. Những đêm trong rừng lạnh quá, nên các anh tìm hơi ấm của nhau, gối đầu lên nhau, cùng nhau chia bát cơm, hạt muối còn hơn cả tình anh em nữa em à! “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” mà. Anh vừa nói vừa phì cười mang theo hơi sương giá lạnh như làn khói trắng. Tôi cứ thế hỏi các anh không ngừng:

 Các anh xa nhà bao lâu không về rồi? Thế các anh có nhớ nhà không?

Hai anh nhìn nhau ánh lên vẻ ngậm ngùi:

 - Nhà thì nhớ em ạ, đôi lúc nhắm mắt lại có thể thấy cả hình ảnh gốc đa, giếng nước đầu làng, cả mái nhà tranh vách lá. Từ ngày ra đi đến nay cũng chừng năm mùa lúa chín, không biết mẹ già, em nhỏ có khỏe không. Anh Tính còn có cả vợ con ở nhà đấy! Nhưng đất nước đang cần, phải hòa bình thì mới mong hết khổ em à! Các anh ở đây ai cũng nén tình cảm riêng vì nghĩa lớn, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc là thiêng liêng, cao quý vì tổ quốc là máu chảy trong tim em à!

    Ánh trăng đêm nay treo lơ lửng như một chiếc lưỡi liềm, các anh vẫn đứng hiên ngang, súng trên vai trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. “Đầu súng trăng treo” không có gì đẹp hơn như thế. Hòa bình và chiến tranh, thi sĩ và chiến sĩ tất cả làm nên một bức tranh tuyệt đẹp. Tôi miên man trong dòng suy nghĩ thì nghe âm thanh quen thuộc của mẹ: “Con vào nhà ngủ, gió ngoài này lạnh lắm”. Tôi giật mình mới biết mình nằm mơ, một giấc mơ dài và vô cùng ý nghĩa, ý nghĩa nhất từ trước đến giờ, tôi cảm thấy rất vui và hứng khởi.

    Tôi không thể ngủ thêm được nữa vì hình ảnh người lính cứ quanh quẩn bên tôi. Giá mà giấc mơ có thể nối tiếp tôi sẽ hỏi các anh nhiều hơn thế nữa. Dù sao cũng cảm ơn một giấc mơ tuyệt vời đã giúp tôi hiểu thêm bài học và giúp tôi nhận ra mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ sự hi sinh của các anh. Các anh đã bảo vệ đất nước, trách nhiệm của chúng ta là giữ gìn, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp. Tôi dặn với lòng mình như thế và càng ngày càng cố gắng nhiều hơn nữa.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thanh Thành Đạt
21 tháng 11 2021 lúc 10:13

Hôm nay em được học một bài thơ rất hay về tình đồng chí về những người lính vượt qua khó khăn gian khổ để bảo vệ miền Bắc khỏi Pháp. Đó chính là bài "Đồng chí " của nhà thơ Chính Hữu .

Sau khi về nhà em liền lấy sách ra để mà học thuộc thơ nhưng vì một ngày học mệt mỏi mà em thiếp đi lúc nào không hay . Mở mắt dậy thì em thấy mình đây ở một khu rừng lạnh lẻo không một bóng người , em cứ bước đi trong lo lắng và sợ hãi thì có một cánh tay chạm vào vai em . Giật bắn người em liền quỳ xuống xin tha mạng nhưng nhìn kỹ thì đó là một người lính áo rách vai,đội mũ cối và treo súng trên vai . Một lúc lâu em lấy được bình tĩnh thì chú hỏi em rằng :" nhà ở đâu sao lại lạc vào trong rừng thế này " . Em đáp lại rằng :" Cháu cũng không biết sao mình lại ở đây nữa ạ" . Thế là chú ấy dắt tay em về doanh trại gần đó , em cảm thấy ở đây có sự ấm cúng yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người lính ở đây . Sau đó em ngồi ở bên đống lửa và trò chuyện cùng với nhau. Chú lính dắt em về có tên là Hải xuất thân là một nông dân nghèo quê hương của chú thì đất mặn đồng chua không trồng trọt gì được vì chiến tranh mà chú phải bỏ lại quê hương bỏ lại vợ con mà bảo vệ cho đất nước . Có một chú lính cũng có hoàn cảnh tương tự chú Hải làng chú đó nghèo đất cày lên chỉ là sỏi đá . Em hỏi các chú ấy rằng :" Các chú không quen biết nhau vậy sao các chú có thể gắn kết lại với nhau vậy ". Chú Hải trầm tư một hồi rồi đáp :"Có lẽ là do chú và những người ở đây đều có hoàn cảnh xuất thân là nông dân nghèo như nhau, hiện tại thì các chú đang có cùng một nhiệm vụ cao cả là mau mau chiến thắng được giặc ngoại xâm để về đoàn tụ với gia đình. Chú nghĩ đó là thứ khiến tụi chú có thể gắn kết như keo Sơn vậy". Em cảm thấy rất là tiếc thương các chú lính ở đây vô cùng . 

Bật mình tỉnh dậy hoá ra đây chỉ là mơ những giấc mơ này đã mang lại cho em cái nhìn rộng lớn hơn về người lính , tình đồng chí động đội của họ cùng nhau đoàn kết gắn bó kiên cường anh dũng thì mọi chuyện sẽ được giải quyết . 
 

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Trí Bảo
21 tháng 11 2021 lúc 10:40

Giờ cũng đã gần nửa đêm, nhưng tôi vẫn không sao ngủ được vì lo lắng cho bài kiểm tra 1 tiết bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào sáng mai. Ước gì, tôi được gặp những người chiến sĩ bộ đội Trường Sơn để có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người họ mà cô giáo đã giảng trên lớp. Suy nghĩ ấy cứ dai dẳng theo tôi đi vào giấc ngủ…

Tỉnh dậy, trước mắt tôi hiện lên là một khung cảnh lạ lẫm, mịt mù .Đó là một con đường gập ghềnh những sỏi đá, từng đoàn, từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy trên đường không ngừng nghỉ. Bỗng, một tiếng nói cất lên về phía tôi:

 Này cháu bé, sao cháu lại đứng ở đây, nguy hiểm lắm, lên đây với chú.

Đó là một chú bộ đội chừng mười tám đôi mươi, nước da ngăm đen, khỏe mạnh, chú mặc một bộ quần áo còn dính cả đất và cát trên áo nhưng nét mặt chú tươi rạng rỡ như ánh mặt trời, chú kéo tôi lên trên xe ngồi, lúc này, tôi mới kịp để ý tới những chiếc xe ở đây. Đó là xe đã cũ, lớp vỏ bên ngoài đều đã bị bong tróc, han gỉ, đặc biệt, những chiếc xe này đều không có kính, hoặc vỡ gần hết. Một chiếc xe tồi tàn như này lại có thể đi trên con đường xấu xí, chông gai thế này ư

Bọn chú là bộ đội đang trên đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí vào miền Nam. Đây là nơi cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt nhất.

Thì ra, đây chính là con đường Trường Sơn huyết mạch nổi tiếng năm nào. Những chú bộ đội ở đây là nhân vật chính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, những người lính không ngại khó khăn gian khổ với một sức mạnh, một ý chí kiên cường bất khuất.Tôi hỏi, tại sao xe không có kính, các chú giải thích một cách hài hước:                                                                                                         Không có kính không phải vì xe không có kính, bom giật bom rung kính vỡ mất rồi.

Quả vậy, nhìn cảnh vật xung quanh, ta mới thấy được sự đáng sợ của chiến tranh, cả khu rừng Trường Sơn toàn là những gốc cây trơ trụi do những đợt trải bom ác liệt, khói bụi mù mịt cùng với một mùi hăng của thuốc súng khiến ta cảm giác lảo đảo, khó chịu, chim muông tan tác, tiếng trực thăng, máy bay ngay trên đầu làm ta cảm nhận rõ ràng tử thần cận kề. Ấy vậy mà các chú vẫn ung dung, không quản ngại khó khăn, giữ tư thế ngẩng cao đầu mà bước tiếp trên con đường gian nan, hiểm trở. Qua lời kể của các chú, những khó khăn đó, những thiếu thốn đó lại trở nên rất lãng mạn, trữ tình. Trong mắt các chú không khói bom mà chỉ có gió, sao trời, cánh chim, con đường chạy thẳng vào tim…Từ buồng lái đã vỡ hết kính, làn gió đã lùa vào vừa cay vừa đắng cũng chỉ như đang xoa dịu, rồi cả những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc trắng xóa như người già, họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ lạc quan làm sao! Đặc biệt hơn cả là cái cách mà những người lính chào nhau: bắt tay nhau qua ô cửa kính vỡ. Họ không hề quen biết nhau, nhưng vẫn không ngần ngại trao cho nhau những cái bắt tay, những lời động viên, thăm hỏi, tiếp sức cho nhau để cùng nhau vượt qua cung đường phía trước rồi khi dừng xe nghỉ ngơi, họ lại quây quần bên chiếc bếp Hoàng Cầm, cùng nấu cơm, cùng chung bát đũa. Họ coi nhau là một gia đình, là người một nhà.Thú tình cảm mộc mạc đơn thuần đó lại là sức mạnh giúp dân tộc ta chiến thắng quân thù, bảo vệ hòa bình tổ quốc.

Tiếng mẹ gọi dậy đi học đánh thức tôi khỏi giấc mơ đẹp, nhớ lại những lời tâm sự của người lính tôi khâm phục và biết ơn ý chí kiên cường, tình đồng chí, đồng đội của họ để con cháu được cuộc sống tươi đẹp của chúng ta ngày hôm nay.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Mạnh Hưng
21 tháng 11 2021 lúc 11:07

loading...

 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Vũ Hảo
21 tháng 11 2021 lúc 11:10

Chiến tranh luôn là nỗi đau đau đáu trong lòng mỗi người. Nhưng có lẽ đau đớn và xót xa khôn nguôi hơn cả là những con người đã oằn mình trong cuộc chiến ấy vì bảo vệ biên cương. Hôm nay, nhân ngày QUân đội nhan dân Việt Nam, trường tôi có mời một bác cựu chiến binh đã tham gia chiến trường chống Pháp năm xưa. Trò chuyện, tâm sự với bác sau buổi lễ kết thúc tôi mới có dịp được hiểu rõ và biết được bác chính là anh lính năm xưa được nhà thơ CHính Hữu khắc họa qua bài thơ Đồng chí.

Biết rằng hôm nay sẽ có một cựu chiến binh đến thăm trường nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam nên em vô cùng háo hức. Em ấn tượng khi nhìn thấy bác bởi vẻ ngoài thật đặc biệt.  Chân dung bá là chân dung người lính đứng tuổi  vô cùng uy nghi trong bộ quân trang màu xanh cùng rất nhiều quân hàm. Đó có lẽ là niềm kiễu hãnh và tự hào khôn cùng ở bác. Dáng đi của bác có phần chậm chạp hơn bởi tuổi tác. Nhìn mái tóc bạc trắng, những vết chân chim nơi khóe mắt bác giúp em nhận ra dấu hiệu thời gian. Để ý kĩ em thấy cánh tay hoạt động không được linh hoạt mà có phần chậm hơn bình thường. Em chợt hiểu ra đó có lẽ là vết thương chiến tranh đã để lại. Bác vô cùng xúc động khi bài hát Quốc ca vang lên và khi nghe về truyền thống lịch sử của dân tộc. EM c òn chú ý hơn cả đến ánh mắt, sự chú tâm nhìn xuống các bạn học sinh phía dưới dõi theo từng hoạt động của chúng em. 

Cuộc gặp gỡ, nói chuyện với bác diễn ra dù chỉ ít phút nhưng khiến em xúc động khôn nguôi. Em may mắn là người đại diện cho toàn khối để lắng nghe câu chuyện của bác khi buổi lễ kết thúc. Bác hiền hậu, ân cần qua từng cử chỉ, hành động. Và em còn thêm bất ngờ khi biết bác chính là người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu. Bác kể về xuất thân của bác và đồng đội đều là người lính nông dân nghèo khó.  Đồng đội cùng chung nhau lí tưởng, đồng đội cùng sống trong hoàn cảnh gian khó và đồng hành vượt lên khắc nghiệt với căn bệnh sốt rét, với áo rách, quần vá…Các bác đã  động viên nhau vượt qua khó khăn và trở thành tri kỉ, là người bạn thân thiết gắn bó với trăng, với không khí chiến trường khắc nghiệt. EM chỉ biết điều ấy qua trang thơ, nay qua lời kể của bác em thêm bồi hồi, xúc động khôn nguôi. 

Bác nhìn em với niềm tin tưởng, hi vọng cũng như niềm tin vào thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Giọng bác dịu hiền yêu thương: Các cháu hãy cố gắng nối tiếp truyền thống cha anh. Bác và cả dân tộc đều trông chờ vào thanh niên sức dài vai rộng. NGườ lính đồng chí năm xưa nay vẫn ở đây như một chứng nhân lịch sử để 

Khách vãng lai đã xóa
Võ Xuân Thu
21 tháng 11 2021 lúc 11:25
Trên đường đi học về tôi vừa lẩm nhẩm đọc bài thơ "Đồng Chí". Vừa đọc vừa suy ngẫm, tôi ước gì tôi có thể gặp những người lính trong bài thơ để có thể trò chuyện cùng họ. Bước vào cổng tôi đã nghe tiếng nói chuyện của ba với một vị khách nào đó. Tôi lễ phép cúi đầu chào rồi bước vào phòng cất cặp sách. Ba bỗng nhiên kêu tôi ra và giới thiệu đây là bác Hải, người đã được nhà thơ Chính Hữu khắc họa trong bài thơ "Đồng Chí". Tôi vô cùng ngạc nhiên, không biết có phải mình đã nằm mơ hay không nữa. Giờ nhìn lại kĩ khuôn mặt bác mới thấy, mặc dù bác bằng tuổi của ba tôi nhưng gương mặt ấy lại có phần già hơn. Mái tóc đã bạc trắng, nhiều vết chân chim ở khóe mắt đó chính là dấu hiệu của thời gian. Đôi tay và chân có rất nhiều vết sẹo do hậu quả của chiến tranh đã để lại trên da thịt của mỗi người lính. Sau khi biết bác là người lính trong bài thơ " Đồng Chí" tôi vô cùng phấn khích. Vì tính tò mò nên tôi đã mạnh dạn hỏi bác rằng: -"Bác ơi, bác có thể kể cho cháu nghe về chuyện khi còn chiến tranh được không bác?" Bác đã trả lời với tôi là: -"Tại sao lại không được chứ, tuy có khó khăn khốc liệt nhưng đó cũng là kỷ niệm thật vui và đáng nhớ trong đời đấy cháu ạ." Bác kể rằng gia đình làm nông dân, sống ở một vùng quê nghèo khó, thiếu thốn nhiều thứ. Bác đã rất mong quê hương, đất nước có thể phát triển và giàu mạnh hơn nữa. Sau đó cuộc kháng chiến đã bắt đầu, bác phải tham gia nhập ngũ để đứng lên giật lấy hòa bình cho đất nước. Khi nhập ngũ bác đã gặp phải một người lính lúc đó cũng trạc tuổi của bác. Dáng của người lính ấy cao ráo, trông rất nhanh nhẹn. Bác đã chủ động làm quen với cậu bạn kia. Đêm về bác đã cùng người lính ấy trò chuyện rất nhiều với nhau. Tôi liền hỏi bác: -" Bác đã nói gì với người lính kia vậy ạ?" Bác ung dung nhìn tôi rồi cười, bác nói bác đã kể cho người lính kia nghe về mục đích và ý chí của bác, đó chính là có thể đuổi được hết đám giặc ngoại xâm kia ra khỏi quê hương của mình. Cậu bạn kia, gia đình cũng là nông dân, con người chân lấm tay bùn. Thế ngày qua ngày bác cùng người lính ấy trò chuyện với nhau. Ban ngày thì cùng nhau làm chung nhiệm vụ, còn ban đêm thì cùng nhau đắp chung chăn. Vì bác và đồng đội xuất thân là người lính nông dân nghèo khó, cũng là những đồng đội cùng chung lý tưởng cùng sống trong hoàn cảnh nghèo gian khó và cùng nhau bước lên những khắc nghiệt, những cái giá lạnh của thời tiết, những căn bệnh sốt rét. Nắm lấy bàn tay nhau, gối đầu lên nhau để có thể giữ ấm. Quần áo thì không còn nguyên vẹn, chằng chịt những mảnh vá. Vũ khí thì thô sơ. Lương thực lẫn thuốc men lúc nào cũng trong tình trạng thiếu thốn. Các bác đã cố gắng động viên nhau để vượt lên gian khó và đã trở thành tri kỉ của nhau. Từ là những người xa lạ thì bấy giờ lại trở nên thân thiết như anh em ruột thịt. Vì hồi còn trẻ bác chưa bao giờ xa gia đình nên lúc nhập ngũ bác nhớ cha mẹ già vô cùng. Sau những bữa cơm vội vã, các bác đã nhanh chóng lên đường cho kịp thời gian. Những năm tháng tuy vất vả, gian khổ, lúc nào cũng đối mặt với nguy hiểm nhưng đó là những năm tháng đẹp đẽ nhất cuộc đời của bác. Các bác sống trong tình đồng đội, luôn được quan tâm chia sẻ, hơn nữa là cùng nhau phấn đấu vì mục đích, lý tưởng. Tôi đã từng nghe những điều đó qua trang thơ nhưng khi bác kể tôi lại thấu hiểu hơn, xúc động khôn nguôi. Được gặp gỡ và nghe câu chuyện của bác kể tôi càng thêm khâm phục ý chí, tình cảm của những người lính năm xưa . Nhìn bác như vậy, tôi càng thêm kính quý những con người đã ngã xuống vì nền hòa bình của đất nước. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi mãi được bình yên
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Phương Nghi
21 tháng 11 2021 lúc 11:52

Chiến tranh luôn là nỗi đau trong lòng nhiều người . Nhưng có lẽ những người chịu nhiều đau đớn hơn chắc có lẽ là những người đã chiến đấu trong cuộc chiến ấy . Hôm nay nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam , trường tôi đã lựa chọn ra một số học sinh để trò chuyện cùng một bác cựu chiến binh đã từng tham gia chống Pháp . Lần đầu tiên nhìn thấy bác tôi đã rất ấn tượng bởi bộ độ bác đang mặc trên người đó là một bộ quân trang màu xanh cùng với rất nhiều quân hàm sáng chói được gắn trên áo ,những quân hàm ấy chắc có lẽ là niềm tự hào nhất của bác. Lúc nói chuyện bác đã nói cho tôi qua rất nhiều chuyện như là bác kể về xuất thân của bác và những người đồng đội của bác đều là những người lính nông dân nghèo khó ,là những người đồng đội cùng chung lý tưởng ,là những người cùng nhau sống trong hoàn cảnh khó khăn ,đồng hành cùng nhau vượt lên những khắc nghiệt với căn bệnh sốt rét , với áo rách ,quần vá ,...Các bác đã động viên nhau vượt qua những khó khăn và từ đó đã trở thành tri kỷ của nhau . Trò chuyện một lúc lâu sau với bác thì tôi được biết bác chính là người lính trong bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu ,điều đó lại càng làm tôi thêm xúc động . Kết thúc cuộc trò chuyện với bác tôi đã hiểu ra rất nhiều điều . Chiến tranh dù cho có khắc nghiệt hay gian khổ nhưng tinh thần chiến đấu anh dũng của của những người lính bộ đội cụ Hồ vẫn sẽ mãi chiến thắng 

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Ngọc Linh
21 tháng 11 2021 lúc 11:52
Chiến tranh luôn là nỗi đau đau đáu trong lòng mỗi người. Nhưng có lẽ đau đớn và xót xa khôn nguôi hơn cả là những con người đã oằn mình trong cuộc chiến ấy vì bảo vệ biên cương. Hôm nay, nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, trường tôi có mời một bác cựu chiến binh đã tham gia chiến trường chống Pháp năm xưa. Trò chuyện, tâm sự với bác sau buổi lễ kết thúc tôi mới có dịp được hiểu rõ và biết được bác chính là anh lính năm xưa được nhà thơ CHính Hữu khắc họa qua bài thơ Đồng chí. Biết rằng hôm nay sẽ có một cựu chiến binh đến thăm trường nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam nên em vô cùng háo hức. Em ấn tượng khi nhìn thấy bác bởi vẻ ngoài thật đặc biệt. Chân dung bác là chân dung người lính đứng tuổi vô cùng uy nghi trong bộ quân trang màu xanh cùng rất nhiều quân hàm. Đó có lẽ là niềm kiễu hãnh và tự hào khôn cùng ở bác. Dáng đi của bác có phần chậm chạp hơn bởi tuổi tác. Nhìn mái tóc bạc trắng,những vết chân chim nơi khóe mắt bác giúp em nhận ra dấu hiệu thời gian. Để ý kĩ em thấy cánh tay hoạt động không được linh hoạt mà có phần chậm hơn bình thường. Em chợt hiểu ra đó có lẽ là vết thương chiến tranh đã để lại. Bác vô cùng xúc động khi bài hát Quốc ca vang lên và khi nghe về truyền thống lịch sử của dân tộc. Em còn chú ý hơn cả đến ánh mắt, sự chú tâm nhìn xuống các bạn học sinh phía dưới dõi theo từng hoạt động của chúng em.Cuộc gặp gỡ, nói chuyện với bác diễn ra dù chỉ ít phút nhưng khiến em xúc động khôn nguôi. Em may mắn là người đại diện cho toàn khối để lắng nghe câu chuyện của bác khi buổi lễ kết thúc. Bác hiền hậu, ân cần qua từng cử chỉ, hành động. Và em còn thêm bất ngờ khi biết bác chính là người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu. Bác kể về xuất thân của bác và đồng đội đều là người lính nông dân nghèo khó. Đồng đội cùng chung nhau lí tưởng, đồng đội cùng sống trong hoàn cảnh gian khó và đồng hành vượt lên khắc nghiệt với căn bệnh sốt rét, với áo rách, quần vá…Các bác đã động viên nhau vượt qua khó khăn và trở thành tri kỉ, là người bạn thân thiết gắn bó với trăng, với không khí chiến trường khắc nghiệt.Em chỉ biết điều ấy qua trang thơ, nay qua lời kể của bác em thêm bồi hồi, xúc động khôn nguôi.Bác nhìn em với niềm tin tưởng, hi vọng cũng như niềm tin vào thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Giọng bác dịu hiền yêu thương: Các cháu hãy cố gắng nối tiếp truyền thống cha anh. Bác và cả dân tộc đều trông chờ vào thanh niên sức dài vai rộng. NGườ lính đồng chí năm xưa nay vẫn ở đây như một chứng nhân lịch sử để nhắc nhở tất cả chúng em bằng tình yêu thương lớn lao. Cuộc trò chuyện với bác kết thúc giúp em hiểu ra nhiều điều. Chiến tranh khắc nghiệt gian khổ nhưng cũng làm sáng rõ và nổi bật vẻ đẹp của anh lính bộ đội cụ Hồ dẫu mấy chục năm qua thì vẻ đẹp ,khí thế ấy sống mãi.
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Triệu Vy
21 tháng 11 2021 lúc 11:54
Miệng cười buốt giá Tôi đã nghe và thuộc lòng những hình ảnh thơ được phổ nhạc mà ba tôi vẫn thường mở chiếc radio vào sáng sớm. Đến khi học thuộc được bài thơ “Đồng chí” tôi lại càng ngưỡng mộ sự anh dũng của những người lính trong buổi đầu kháng pháp còn nhiều thiếu thốn. Một buổi trưa, tôi nằm trên chiếc võng sau nhà rồi ngâm nga lại bài thơ. Cơn gió nào đã đưa tôi vào mộng mị hay chính vì khao khát muốn được gặp các chiến sĩ. Tôi choàng mở mắt thì mọi cảnh vật xung quanh hoàn toàn khác lạ. Dưới chân tôi những chiếc là rừng khô xào xạc. Trước mắt tôi là những tán cây rậm rạp chạy dài. Cái lạnh tê buốt của sương đêm làm tôi bất giác xoa hai bàn tay vào nhau sưởi ấm. Tôi nhận ra phía trước tôi là một đoàn quân với hơn năm mươi người, các anh đang say sưa trong giấc ngủ sau một ngày hành quân vất vả. Nhìn các anh, tôi không sao khỏi xúc động. Những người lính với tấm áo mỏng họ lấy ba lô của mình làm gối hoặc gối đầu lên nhau sưởi ấm. Các anh chẳng có tấm chăng chỉ lấy mảnh áo của đắp lên người và lấy lá cây làm chiếu. Canh gác cho giấc ngủ đồng đội mình là hai người lính vơi vầng trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn súng. Chẳng hiểu sao lúc ấy tôi không hề lo lắng hay sợ hãi mà hồi hộp tiến đến gần hai người lính. Tiếng bước chân của tôi trong đêm vắng làm các anh giật mình quay lại. Tôi nghĩ các anh sẽ ngạc nhiên và truy hỏi tôi là ai, nhưng không, các anh mỉm cười nhìn tôi như đã quen biết tôi từ trước. Tôi cũng sững sờ khi nhận ra gương mặt quen thuộc của các anh . Gương mặt rám nắng, hai quai hàm kiên quyết, đôi mắt trũng sâu vì những đêm thức trắng hành quân. Các anh mặc bộ quân phục màu xanh lá, khoác bên ngoài là chiếc áo trấn thủ nhưng chẳng mấy lành lặn. Tôi chợt nhớ đến câu thơ của Chính Hữu “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”. Nhìn những mảnh vá chằng chịt không khéo léo của các anh, tôi quên mất giới thiệu mình là ai và cứ thế trò chuyện. – Cuộc sống ở chiến khu vất vả lắm phải không anh? Hai anh tên là gì? Người chiến sĩ vỗ nhẹ lên vai tôi: – Anh là Tính, còn đây là anh Việt. Tụi anh quen nhau từ ngày mới vào bộ đội. Cuộc chiến mà em, ở đâu chẳng khó khăn thiếu thốn. Quân đội mình còn cần viện trợ từ bên ngoài nên nhiều lúc thức ăn, thuốc men, quần áo thiếu quanh năm. Em cũng thấy đấy thời tiết rừng khắc nghiệt, đơn vị nào cũng chống chọi với sốt rét rừng. Mà cái căn bệnh này ghê lắm em ạ, vừa thấy khỏe mạnh lên chưa được bao lâu thì đã sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. Tôi chăm chú lắng nghe anh Tính, anh Việt tiếp lời đồng đội: – Em không thấy các anh đang ngủ ở kia, các anh bị sốt rét rừng làm da xanh xao, tóc thì rụng sắp hết. Tụi anh vẫn trêu nhau là vệ trọc. Tôi nhìn xuống đôi bàn chân của các anh. Vượt qua bao ụ, dốc của rừng, leo bao nhiêu ngọn núi mà các anh chẳng có một đôi giày. Đôi dép lốp đã mòn vẫn kiên cường tiến bước. – Nhìn các anh thân nhau như thế chắc các anh là đồng hương? Anh Việt nhìn tôi cười: – Không đâu chàng trai trẻ. Anh đến từ miền biển của Trung Bộ, còn anh Tính lại đến từ Bắc Bộ. Các chiến sĩ ở đây mỗi người mỗi cảnh, mỗi xứ sở nhưng cùng là người Việt Nam mất nước em à!. – Quê bọn anh vốn nghèo ,nước mặn đồng chua ,đất cày lên sỏi đá cuộc sống quanh năm thì khó khăn vất vả Anh Tính tiếp lời: – Tuy không cùng nơi sinh ra nhưng tụi anh nguyện gắn bó cùng nhau, sống chết cùng nhau. Những đêm trong rừng lạnh quá, nên các anh tìm hơi ấm của nhau, gối đầu lên nhau, cùng nhau chia bát cơm, hạt muối còn hơn cả tình nghĩa anh em nữa em “......” Anh vừa nói vừa phì cười mang theo hơi sương giá lạnh như làn khói trắng. Các anh xa nhà bao lâu không về rồi? Thế các anh có nhớ nhà không? Hai anh nhìn nhau ánh lên vẻ ngậm ngùi: Nhà thì nhớ em ạ, đôi lúc nhắm mắt lại có thể thấy cả hình ảnh gốc đa, giếng nước đầu làng, cả mái nhà tranh vách lá. Từ ngày ra đi đến nay cũng chừng năm mùa lúa chín, không biết mẹ già, em nhỏ có khỏe không. Anh Tính còn có cả vợ con ở nhà đấy! Nhưng đất nước đang cần, phải hòa bình thì mới mong hết khổ em à! Các anh ở đây ai cũng nén tình cảm riêng vì nghĩa lớn, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc là thiêng liêng, cao quý vì tổ quốc là máu chảy trong tim em à! Ánh trăng đêm nay treo lơ lửng như một chiếc lưỡi liềm, các anh vẫn đứng hiên ngang, súng trên vai trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. “Đầu súng trăng treo” không có gì đẹp hơn như thế. Hòa bình và chiến tranh, thi sĩ và chiến sĩ tất cả làm nên một bức tranh tuyệt đẹp. Tôi miên man trong dòng suy nghĩ thì nghe âm thanh quen thuộc của mẹ: “Con vào nhà ngủ, gió ngoài này lạnh lắm”. Tôi giật mình mới biết mình nằm mơ, một giấc mơ dài, ý nghĩa. Tôi không thể ngủ thêm được nữa vì hình ảnh người lính cứ quanh quẩn bên tôi. Giá mà giấc mơ có thể nối tiếp tôi sẽ hỏi các anh nhiều hơn thế nữa. Dù sao cũng cảm ơn một giấc mơ tuyệt vời đã giúp tôi hiểu thêm bài học và giúp tôi nhận ra mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ sự hi sinh của các anh. Các anh đã bảo vệ đất nước và trách nhiệm của chúng ta là giữ gìn, xây dựng quê hương
Khách vãng lai đã xóa
Đinh Gia Huy
21 tháng 11 2021 lúc 11:58

loading...  loading...  

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thanh Phong
21 tháng 11 2021 lúc 12:03

loading...  loading...  

Khách vãng lai đã xóa
Trần Ngọc Minh Anh
21 tháng 11 2021 lúc 12:13

loading...  

Khách vãng lai đã xóa
Phạm La Hiền Nguyên
21 tháng 11 2021 lúc 12:18

Chiến tranh đã qua từ rất lâu rồi, và có lẽ những người trẻ tuổi như tôi không bao giờ hiểu được cái khó khăn, gian khổ của công việc cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước. Nhưng qua một lần nói chuyện, chỉ một lần gặp gỡ tình cờ đã cho tôi hiểu ra rất nhiều điều và thực sự cảm nhận được cuộc sống những ngày đạn bom gian khổ ấy,…

Những bánh xe đang lăn đều, lăn đều và chậm rãi khỏi nhà ga, chuyến tàu Bắc Nam bắt đầu cuộc hành trình của nó… Con tàu lao nhanh dần, lòng tôi bỗng thấy buồn lạ, cũng phải thôi, đây là lần đầu tiên tôi đi xa nhà như vậy, hơn nữa lại đi một mình. Trên một chuyến tàu toàn người xa lạ, con bé mười lăm tuổi như tôi bỗng thấy chạnh lòng, sống mũi cay cay, hai mắt đỏ dần, trong lòng rơn lên một nỗi nhớ nhà, nhớ ba mẹ da diết. Người đàn ông ngồi bên cạnh, tôi mạn phép tôi gọi người ấy là “bác”, dường như đã cảm nhận được tôi đang nghĩ gì. Bác trạc ngoài sáu mươi, mái đầu bạc trắng, làn da đồi mồi, hơi rám nắng, dáng người to khoẻ. Nhìn những chiếc huân chương đeo trên ngực bác, tôi đoán, bác là một cựu chiến binh. Bác quay sang tôi bắt chuyện:

– Buồn hả cháu? Nhớ nhà phải không? Đợt mới nhập ngũ, bác đã từng có cảm giác như cháu bây giờ. Nhưng mau qua thôi, nó rèn luyện cho cháu tính tự lập, xa bố mà sống vẫn tốt.

Tôi nhìn bác cười rồi khe khẽ hỏi:

– Bác từng đi lính ạ?

Bác nhìn tôi rồi cười phá lên:

– Đúng rồi cháu ạ! Bác từng là một người lính đấy. Người lính lái những chiếc xe rất đặc biệt, những chiếc xe không kính cháu à. Ngày ấy Mĩ nó đánh ta ác liệt lắm, bác xung phong lên đường nhập ngũ. sẵn trong người tính thích mạo hiểm, lại biết lái xe, binh đoàn phân công bác vào tiểu đội 71A, lái những chiếc xe tải qua con đường Trường Sơn, chi viện súng, đạn, lương thực, dược phẩm cho đồng đội ở chiến trường miền Nam. Ngày ấy đường đi vất vả lắm cháu ạ, đâu có được đổ bê tông phẳng lì như bây giờ, lại còn đi đường rừng, tối om, không cẩn thận là lao xuống vực như chơi. Xe lại không có kính, bộ phận, tua vít nên lỏng lẻo, tạo ra tiếng động rất ghê tai. Thế mà đi nhiều, nghe nhiều rồi cũng quen cháu ạ! Có những đêm lái xe qua rừng, chim thú các loại cứ bay ào ạt vào khoang lái, nguy hiểm lắm, nhưng cũng thấy thú vị. Hay rồi gió, bụi, mưa, lá cứ bay vào tới tấp, cay xè, trắng xoá mặt mày là chuyện bình thường…

Bác dừng lại uống ngụm nước… Ngay từ bé, đứa con gái như tôi đã rất thích những trò đánh trận, múa kiếm, bắn súng đủ các kiểu,… nhưng chưa hề được nghe tới bom đạn, hay những vất vả, cực nhọc mà mỗi người lính Trường Sơn phải trải qua, dù là trực tiếp chiến đấu hay là những chiến sĩ lái xe rất dũng cảm như bác. Tôi háo hức hỏi:

– Vậy đi chiến trường như thế bác có thấy nhớ nhà nhiều lắm không ạ?

– Có chứ cháu, nhớ nhiều lắm, nhiều khi nhớ tới mất ăn mất ngủ. Lo lắng không biết mẹ mình giờ này làm gì, bom thả có mau chân mà chạy xuống hầm hay không? – Ánh mắt buồn của bác như rạo rực lên. – Nhưng mà cũng được các bác cùng đơn vị an ủi và giúp đỡ nhiều lắm cháu ạ. Mấy anh em tuy mới gặp nhau nhưng quý nhau và thương nhau lắm, coi nhau như anh em ruột thịt trong nhà, có cái gì ngon hay mẩu thuốc lá là mấy anh em đều chia nhau hết, cực nhọc nhưng vui. Rồi những hôm lái xe, gặp anh em đồng đội trên đường đi, cứ thế mà mấy anh em tíu tít đứng bắt tay, ôm nhau rất tình cảm. Hình như có nhiều điểm chung là lòng yêu đất nước, căm thù bọn giặc và những đồng cảm về nỗi nhớ nhà, tâm sự và ước mơ, hoài vọng của tuổi trẻ nên các bác hiểu nhau và quý nhau lắm. Nhờ thế mà thêm tự tin, dũng cảm hơn trên con đường chiến đấu, nhất định phải thắng lợi để về với gia đình, anh em sẽ gặp lại nhau để cùng thực hiện những dự định trong tương lai…

Câu chuyện của bác còn dài, còn dài lắm nhưng mới chừng kia thôi đã đủ cho tôi cảm nhận về những người chiến sĩ, về những gì họ đã trải qua và về niềm tin, lòng lạc quan yêu đời của họ. Bánh tàu vẫn lăn, nhưng nó không gợi cho tôi cảm giác buồn nữa, nó chỉ khẽ nhói lên trong người tôi một niềm vui khó tả, có lẽ là niềm vui được sống trong một thế giới hoà bình, niềm hạnh phúc về những gì mình đang có và tận hưởng…

Được gặp gỡ và trò chuyện với những người lái xe Trường Sơn năm xưa là may mắn của riêng tôi. Nó giúp tôi có thêm nghị lực và sức mạnh để hoàn thành những ước mơ của mình. Nó như một luồng sinh khí lan toả khắp người tôi, khiến tôi dũng cảm và có niềm tin hơn vào cuộc sống này. Và tôi hiểu ra một điều rằng: là người con của mảnh đất Việt phải chảy trong người dòng máu Việt. Bảo vệ, phát triển và xây dựng đất nước là nhiệm vụ tất yếu của tôi, cũng như của hàng vạn con người trẻ tuổi và cùng trang lứa khác...

Khách vãng lai đã xóa
Lê Minh Lộc
21 tháng 11 2021 lúc 12:26
Đã gần giữa khuya , em không thể nào ngủ được vì lo lắng cho bài kiểm tra một tiết vào ngày mai về bài thơ Đồng Chí của nhà văn Chính Hữu , ước gì em có thể gặp và nói chuyện với những người lính ấy trong bài thơ để có thể hiểu về con người và cuộc sống của họ. Sự lo lắng ấy cứ kéo dài đằn đẳng và đã đưa em vào giấc ngủ lúc nào không hay . Em chợt mở mắt dậy và hoảng hốt giờ đây cảnh vật xung quanh em vô cùng khác lạ , dưới chân em là những chiếc lá khô, trước mắt là những bụi cây rậm rạp trải dài với một màn đêm tỉnh lặng kèm theo cái lạnh rét buốt , em xoa lòng bàn tay lại với nhau để sưởi ấm thì chợt có một bàn tay chạm vào vai em , em giật mình và quay ra đằng sau thì em phát hiện đó là một anh người lính đi cùng với anh ấy là một người bạn đồng chí , anh ấy mặc một bộ đồ cỏ , có làng da ngâm và một thân hình cân đối . Rồi anh ấy hỏi :“ Trời tối vậy rồi mà em vô rừng một mình làm gì vậy ?" . Nghe xong em đáp lại :“ Dạ , em cũng không biết nữa , tự nhiên em bị lạc ạ ! " . Thấy vậy hai anh lính bèn đưa em về trại , trên đường đi thì em có hỏi tên của hai anh lính ấy, thì có một anh trả lời :“ Tên của anh là Bằng , còn bạn của anh tên là Việt ", nói xong thì em cũng vừa đến trại , em vào và lễ phép chào các chú người lính, chào xong thì các chú ấy có mời em ăn tối và quay quần bên bếp lửa trại với nhau để cùng nhau ăn tối . Vì lượng quân khá đông nên hầu như các anh , chú lính ăn chỉ để lót dạ , ăn xong các chú ngồi tụm lại với nhau để nói chuyện ,rồi đi ngủ sớm . Cho đến giữa khuya vì em không được nên em đã ra ngoài hóng gió thì có gặp được hai người anh đưa em về trại , em liền chạy lại đến hỏi :"khuya rồi sao hai anh còn chưa đi ngủ" , một anh trả lời :" Vì hôm nay là ngày đến lượt bọn anh đi trực đêm nên bọn anh phải trực ". Nghe xong thì em lại ngồi nói chuyện với hai anh ấy một lúc , em đã đặt ra một số câu hỏi và được hai anh ấy trả lời . Em có hỏi rằng :"Nhìn các anh thân nhau vậy bộ các anh là đồng hương nhau à ? ", hỏi xong hai anh cười , một anh trả lời “ không đâu em ạ , bọn anh ở đây đều là những người lính mỗi người mỗi cảnh, mỗi xứ sở nhưng đều là người Việt Nam em ạ !". Nghe xong em lại hỏi:"thế lý do gì mà các anh lại thân nhau đến vậy?". Anh Bằng đáp:"Tuy bọn anh không cùng nơi sinh ra nhưng bọn anh đều có chung ý chí và lý tưởng và thấu hiểu được nỗi lòng của nhau nên bọn anh mới thân nhau như vậy , có những đêm trong rừng lạnh quá nên bọn anh đã tìm hơi ấm của nhau, gối đầu lên nhau, cùng nhau chia bát cơm, hạt muối còn hơn cả tình anh em nữa em à! ", nói xong hai anh cười . Em lại nhìn qua những anh người lính đang ngủ say xưa sau một ngày hành quân vất vả mà em không khỏi xúc động , những người lính với tấm áo mỏng họ lấy ba lô của mình làm gối hoặc gối đầu lên nhau sưởi ấm. Các anh chẳng có gì ngoài tấm chăng chỉ lấy manh áo củ đấp lên người và lấy lá cây làm chiếu. Nhìn xong em lại hỏi thêm :" Thế các anh đi lính lâu vậy, các anh có nhớ nhà không ?", Anh Việt cười và nói :" Có chứ em , nhà thì bọn anh nhớ đấy, đôi lúc đôi lúc khi bọn anh nhắm mắt lại thì lại có thể thấy cả hình ảnh gốc đa, giếng nước đầu làng, cả mái nhà tranh vách lá nữa , từ ngày bọn anh đi đến nay chắc cũng được năm mùa lúa chín rồi, không biết cha mẹ già , em nhỏ bây giờ ra sao , trong đoàn có những anh đã có gia đình rồi đấy em ạ !, nhưng vì tổ quốc đang cần bọn anh , nên ai ở đây cũng phải dồn nén cảm xúc riêng tư của mình xuống và đặt nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc vì hòa bình lên hàng đầu em à ! " Nghe xong em lại càng ngưỡng mộ tinh thần của các người lính , em ngước nhìn mặt lên trời ánh trăng đêm nay treo lơ lửng như một chiếc lưỡi liềm , các anh vẫn đứng hiên ngang , súng trên vai trong tư thế sẵn sàng chiến đấu." Đầu súng trăng treo " không có gì đẹp hơn như thế . Hòa bình và chiến tranh đã hình thành nên một bức tranh tuyệt đẹp . Trong lúc em đang hăng say nói chuyện với hai anh người lính thì em nghe một âm thanh quen thuộc từ mẹ vang lên :" dậy con ơi tới giờ đi học rồi !".Em giật mình tỉnh dậy và nhận ra đó chính là một giấc mơ dài , ý nghĩa . Trên đường đi học em đã nghĩ suốt về giấc mơ của tối hôm qua . Giá mà giấc mơ ấy kéo dài thêm nữa thì em sẽ hỏi các anh nhiều hơn nữa. Dù sao cũng cảm ơn giấc mơ tuyệt vời ấy đã cho em hiểu rõ thêm về cuộc sống của người lính . Và cho em những bài học bổ ích và có thêm động lực cố gắng để không phụ sự hi sinh của các anh .
Khách vãng lai đã xóa
Nông Quốc Khang
21 tháng 11 2021 lúc 12:48
Tôi đã nghe và rất thích nhưng câu thơ trong bài "Đồng Chí" Đến khi học thuộc được bài thơ ấy tôi lại càng ngưỡng mộ sự anh dũng của những người lính trong buổi đầu kháng Pháp còn nhiều thiếu thốn. Một buổi trưa, tôi nằm trên chiếc võng sau nhà rồi ngâm nga lại bài thơ. Cơn gió nào đã đưa tôi vào mộng mị hay chính vì khao khát muốn được gặp các anh chiến sĩ. Tôi choàng mở mắt thì mọi cảnh vật xung quanh hoàn toàn khác lạ. Dưới chân tôi những chiếc là rừng khô xào xạt. Trước mắt tôi là những tán cây rậm rạp chạy dài. Cái lạnh tê buốt của sương đêm làm tôi bất giác xoa hai bàn tay vào nhau sưởi ấm. Tôi nhận ra phía trước tôi là một đoàn quân với hơn năm mươi người, các anh đang say sưa trong giấc ngủ sau một ngày hành quân vất vả. Nhìn các anh, tôi không sao khỏi xúc động. Những người lính với tấm áo mỏng họ lấy ba lô của mình làm gối  hoặc gối đầu lên nhau sưởi ấm. Các anh chẳng có tấm chăng chỉ lấy manh áo cũ đắp lên người và lấy lá cây làm chiếu.  Canh gác cho giấc ngủ đồng đội mình là hai người lính với vầng trăng treo lơ lững trên đầu ngọn súng. Chẳng hiểu sao lúc ấy tôi không hề lo lắng hay sợ hãi mà hồi hộp tiến đến gần hai người lính. Tiếng bước chân của tôi trong đêm vắng làm các anh giật mình quay lại. Tôi nghĩ các anh sẽ ngạc nhiên và truy hỏi tôi là ai, nhưng không, các anh mỉm cười nhìn tôi như đã quen biết tôi từ trước. Tôi cũng sững sờ khi nhận ra gương mặt quen thuộc của các anh sao giống cha, chú đến thế.  Gương mặt rám nắng, hai quai hàm kiên quyết, đôi mắt trũng sâu vì những đêm thức trắng hành quân. Các anh mặt bộ quân phục màu xanh lá, khoác bên ngoài là chiếc ao trấn thủ những chẳng mấy lành lặng. Tôi chợt nhớ đến câu thơ của  Chính Hữu “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”. Nhìn những mảnh vá chằng chịt không khéo léo của các anh, tôi quên mất giới thiệu mình là ai và cứ thế trò chuyện. – Cuộc sống ở chiến khu vất vả lắm phải không anh? Hai anh tên là gì? Người chiến sĩ vỗ nhẹ lên vai tôi: – Anh là Tính, còn đây là anh Việt. Tụi anh quen nhau từ ngày mới vào bộ đội. Cuộc chiến mà em, ở đâu chẳng khó khăn thiếu thốn. Quân đội mình còn cần viện trợ từ bên ngoài nên nhiều lúc thức ăn, thuốc men, quần áo thiếu quanh năm. Em cũng thấy đấy thời tiết rừng khắc nghiệt, đơn vị nào cũng chóng chọi với sốt rét rừng. Mà cái căng bệnh này ghê lắm em ạ, vừa thấy khỏe mạnh đấy thì đã rung người vừng trán ướt mồ hôi. Tôi chăm chú lắng nghe anh Tính, anh Việt tiếp lời đồng đội: – Em không thấy các anh đang ngủ ở kia, các anh bị sốt rét rừng làm da xanh xao, tóc thì rụng sắp hết. Tụi anh vẫn trêu nhau là vệ trọc. Tôi nhìn xuống đôi bàn chân của các anh. Vượt qua bao ụ, dốc của rừng, leo bao nhiêu ngọn núi mà các anh chẳng có một đôi giày. Đôi dép lốp đã mòn vẫn kiên cường tiến bước. – Nhìn các anh thân nhau như thế chắc các anh là đồng hương? Anh Việt nhìn tôi cười: – Không đâu chàng trai trẻ.  Anh đến từ miền biển của Trung Bộ, còn anh Tính lại đến từ Bắc Bộ. Các chiến sĩ ở đây mỗi người mỗi cảnh, mỗi xứ sở nhưng cùng là người Việt Nam mất nước em à!. – “Quê hương anh nước mặn đồng chua, làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” phải vậy không anh? Anh Việt cười: – Em cũng thuộc bài thơ của Chính Hữu à? Giỏi đấy! Ở đơn vị, các anh chép tay truyền cho nhau, tụi anh thuộc nằm lòng. Bài thơ hay phải không em? – Dạ, hay và rất chân thật. Anh Tính tiếp lời: – Tuy không cùng nơi sinh ra nhưng tụi anh nguyện gắn bó cùng nhau, sống chết cùng nhau. Những đêm trong rừng lạnh quá, nên các anh tìm hơi ấm của nhau, gối đầu lên nhau, cùng nhau chia bát cơm, hạt muối còn hơn cả tình anh em nữa em à! “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” mà. Anh vừa nói vừa phì cười mang theo hơi sương giá lạnh như làn khói trắng. - Các anh xa nhà bao lâu không về rồi? Thế các anh có nhớ nhà không? Hai anh nhìn nhau ánh lên vẻ ngậm ngùi: - Nhà thì nhớ em ạ, đôi lúc nhắm mắt lại có thể thấy cả hình ảnh gốc đa, giếng nước đầu làng, cả mái nhà tranh vách lá. Từ ngày ra đi đến nay cũng chừng năm mùa lúa chín, không biết mẹ già, em nhỏ có khỏe không. Anh Tính còn có cả vợ con ở nhà đấy! Nhưng đất nước đang cần, phải hòa bình thì mới mong hết khổ em à! Các anh ở đây ai cũng nén tình cảm riêng vì nghĩa lớn, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc là thiêng liêng, cao quý vì tổ quốc là máu chảy trong tim em à! Ánh trăng đêm nay treo lơ lửng như một chiếc lưỡi liềm, các anh vẫn đứng hiên ngang, súng trên vai trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. “Đầu súng trăng treo” không có gì đẹp hơn như thế. Hòa bình và chiến tranh, thi sĩ và chiến sĩ tất cả làm nên một bức tranh tuyệt đẹp. Tôi miên man trong dòng suy nghĩ thì nghe âm thanh quen thuộc của mẹ: “Con vào nhà ngủ, gió ngoài này lạnh lắm”. Tôi giật mình mới biết mình nằm mơ, một giấc mơ dài, ý nghĩa. Tôi không thể ngủ thêm được nữa vì hình ảnh người lính cứ quanh quẩn bên tôi. Giá mà giấc mơ có thể nối tiếp tôi sẽ hỏi các anh nhiều hơn thế nữa. Dù sao cũng cảm ơn một giấc mơ tuyệt vời đã giúp tôi hiểu thêm bài học và giúp tôi nhận ra mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ sự hi sinh của các anh. Các anh đã bảo vệ đất nước, trách nhiệm của chúng ta là giữ gìn, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.
Khách vãng lai đã xóa
Phạm Ngọc Phú
21 tháng 11 2021 lúc 12:48
Sau năm 1946 thực dân Pháp nổ súng xâm lược quê nhà, theo lệnh động viên tôi lên đường nhập ngũ chiến đấu với kẻ thù. Với tinh thần yêu nước, căm ghét kẻ thù, tôi tham gia tòng quân. Tôi được tham gia điều về Trung đoàn thủ đô. Thời gian năm 1947, tôi cùng đồng đội của mình tham gia vào chiến dịch Việt Bắc. Tôi được phân công nhiệm vụ chiến đấu và báo cáo tình hình để cấp trên có hướng xử lý. Để chiến đấu hiệu quả, chúng tôi có sự sáp nhập nhiều đơn vị. Ban ngày, hành quân tấn công quân địch. Ban đêm, chúng tôi nghỉ ngơi. Trong bất kì hoàn cảnh nào chúng tô cùng đều nâng cao cảnh giác, đề phòng cao độ trước kẻ thù. Khi sáp nhập đơn vị, chúng tôi gặp nhiều đồng đội mới. Tôi có quen với chiến sĩ quê miền duyên hải. Tôi với anh có cuộc trò chuyện thí vụ. Anh chiến sĩ: Cậu quê ở đâu? Tôi: Quê em ở Hà Nội. Tôi: Thế còn quê anh? Anh chiến sĩ: quê anh ở miền duyên hải. Ở quê nước mặn đồng chua, quanh năm cuộc sống có khó khăn, vất vả. Tôi: Anh gia nhập quân đội lâu chưa? Anh chiến sĩ đáp: Anh vào trễ hơn em một tháng. Nhưng anh chưa sử dụng thành thục vũ khí. Trong hành quân sợ nhất là cái đói, cái rét và côn trùng cắn. Chúng tôi nhìn nhau áo rách vai quần vài mảnh vá chi chít. Trước thời tiết khắc nghiệt, cái đói càng trở nên dữ dội hơn, nhưng biết làm sao, lương thực, quân nhu đang thiếu thốn chúng tôi đành phải cam chịu. Nỗi sợ tiếp theo khi hành quân chính là căn bệnh sốt rét, trong rừng rất nhiều muỗi, chúng tôi bị bệnh rất nhiều. Anh chiến sỹ bạn tôi nằm trong số đó. Trong một lần sốt cao, mồ hôi vã ra. Tôi: Anh có sao không? Anh chiến sỹ: Tôi không sao nhưng lạnh quá !! Tôi vội dành chăn của mình cho anh nhưng anh vẫn lạnh. Cái lạnh thấu xương của căn bệnh sốt rét. Tôi sợ rằng anh không qua khỏi. May sao lúc đó có thuốc trị sốt rét của bác sỹ kịp thời cứu chữa. Một tuần sau căn bệnh của anh mới chấm dứt. Anh cảm ơn tôi rất nhiều và khi đó chúng tôi ngày càng thân thiết với nhau. Những đêm thực hiên nhiệm vụ canh gác, chúng tôi kể chuyện với nhau. Anh bạn tôi kể khi tham gia kháng chiến. Tuổi trẻ anh chưa từng rời xa quê nhà, nên giờ đây thấy nhớ vô cùng. Nhìn vợ dại con thơ, mẹ già lớn tuổi anh rất buồn nhưng Tổ quốc kêu gọi anh phải tham gia kháng chiến. Ruộng vườn gửi bạn cày xới, anh lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc Tôi – hoàn cảnh cũng như anh, chúng ta đều chúng hoàn cảnh và chung lý tưởng. Nhìn về phía xa xăm, vầng trăng khuya sáng. Vầng trăng nhìn như đang treo trên đầu súng. Vâng trăng im lặng dường như đồng cảm với con người. Cả đất nước ngập tràn ánh trăng làm chúng tôi nhớ nhà, nhớ quê rất nhiều. Đứng ở đây nơi “rừng hoang sương muối”, chúng tôi bên cạnh nhau chờ giặc tới.
Khách vãng lai đã xóa