Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thị Thảo Vân

Em hãy thuyết minh về kiểu thơ thất ngôn bát cú đương luật ( dàn bài chi tiết cx đc nhé )

 

Mở bài:

- Giới thiệu: Trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, thế thơ thất ngôn bát cú Đường luật chiếm một vị trí quan trọng.

-Các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những bài thơ hay viết theo thể thơ này.

Thân bài:

- Giới thiệu xuất xứ của thể thơ: Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu.

- Nêu đặc điểm của thể thơ:

+ Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ.

+ Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.

+ Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.

+ Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề.

+ Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.

+ Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề.

+ Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng.

+ Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngủ bất luận; Nhị, tứ, lục phản minh”.

+ Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.

- Ưu - nhược điểm: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.

- Trong quá trình làm, nên lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa.

Kết bài:

- Nêu giá trị của thể thơ này.


Các câu hỏi tương tự
nguyễn thúy an
Xem chi tiết
nhi tam
Xem chi tiết
-L_E_M_O_N-
Xem chi tiết
Mai Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Minh Khánh
Xem chi tiết
Vanh Leg
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
Xem chi tiết
nguyen lam kieu vy
Xem chi tiết