"Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện".
Câu nói trên của nhà văn Nam Cao quả là rất đúng đắn. Một người không có trách nhiệm với công việc của mình, cũng là một người không có trách nhiệm với cộng đồng. Làm việc một cách qua loa sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, như bác sĩ khám bệnh không kĩ lưỡng, dẫn đến sức khoẻ bệnh nhân xấu đi,... Vì thế, nhà văn Nam Cao muốn nói rằng là một nhà văn cần phải chọn lọc ngôn từ, tìm hiểu kĩ lưỡng để đưa đến người đọc những bài viết hay nhất, không đặt bút lên trang giấy những câu từ có thể gây hiểu lầm cho người đọc với những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm.
qua câu nói cua Nam Cao đã giúp em hiểu rằng. Nghề nghiệp nào cũng như nhau đừng tự hào khi giới thiệu bố mẹ tôi là một doanh nhân thành đạt, hay đừng ngại ngùng khi nói mẹ tôi là công nhân quét rác bởi vì đó đều là một nghề được cả xã hội thừa nhận. Quan trọng hơn là khi bắt tay vào công việc cần phải làm việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm với công việ như thế bạn đang làm những công việc rất có ích không chỉ cho bản thân mà dành cho cả cộng đồng.
Có lẽ, khi làm việc con người thường chú trọng tới số lượng hơn chất lượng, thế nên mới dẫn đến tình trạng làm việc cẩu thả và kết quả mà những người làm việc không toàn tâm toàn ý nhận được là thành phẩm “không hoàn thiện” hoặc không thành sản phẩm nữa. Vì vậy,trong cuốn Đời Thừa,nhà văn Nam Cao đã có câu:
"Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện".
Câu nói trên nhằm nhấn mạnh việc làm cẩu thả, thiếu trách nhiệm của con người. Một người công nhân làm nhà không có tâm, thì nhà sẽ nức nẻ và có thể bị sập nhà. Người dạy học mà không có chuyên tâm thì học sinh sẽ không thể hiểu bài. Thợ mộc đóng bàn, ghế không có trách nhiệm thì bàn sẽ không đẹp, ghế sẽ không vững. Nguy hiểm hơn là khi mà một bác sĩ, tuy có tài giỏi đến đâu mà làm việc không có lương tâm, bán thuốc cả đắt, trong tiền hơn nghĩa và làm việc qua loa sẽ lại càng làm cho nạn nhân thậm chí con bệnh thêm,… Thấy thế, em đã phần nào hiểu ra được tầm quan trọng khi làm việc có trách nhiệm. Vậy trong văn chương thì sao? Trong văn chương nếu chúng ta không biết lựa chọn từ ngự phù hợp, câu từ lũng cũng thì người đọc sẽ không thể hình dung được mình viết gì. Em sẽ luôn luôn để câu nói ấy trong lòng để tự nhủ rằng mình nên làm việc một cách có trách nhiệm
"Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện".
⇒ Để chỉ lên tính chất của mọi người mà nhà thơ Nam Cao đã đề cập đến cho chúng ta . Mọi công việc hay bất cứ điều gì thì không cẩu thả chúng ta phải học được tính cách cẩn thận. Một người không có trách nhiệm với công việc của mình, cũng là một người không có trách nhiệm với cộng đồng . Chính vì thế nên trong cuộc sống này bất cứ làm đi chăng nữa hãy luôn cẩn thận .
“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là bất lương”, vế câu này có nghĩa rằng ở bất cứ lĩnh vực nào sự hời hợt, vô trách nghiệm chắc chắn sẽ để lại hậu quả khôn lường. Nhưng vế câu này làm “đòn bẩy” để nêu bật thông điệp của nhà văn Nam Cao trong vế thứ hai “Nhưng sự cậu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Đê tiện là sự thấp kém, nhỏ nhen đến mức đáng khinh bỉ. Sự cẩu thả trong văn chương chính là điều không thể chấp nhận được với cả nhà văn ( người chắp bút cho đứa con tinh thần của mình) và người đọc ( những người đón nhận tác phẩm ). Trong mỗi thành phẩm văn học của mình, nhà văn phải đem tới một cách nhìn đứng đắn, đưa con người đến với chân trời hướng thiện. Bởi văn học là một bộ môn vừa mang giá trị thẩm mĩ cao lại đồng thời phản ánh xã hội, càng phải cân nhắc những ý tưởng và thông điệp được ký thác trong mỗi con chữ. Một thầy thuốc “dởm” kê đơn thuốc sai có thể giết chết một người, một vị tướng “dởm” đưa ra binh pháp sai có thể nướng chín một đạo quân nhưng một nhà văn “dởm” có thể làm hỏng cả hai ba thế hệ. Người nghệ sĩ phiêu du giữa thời đại, sống và trải nghiệm góp nhặt từng con chữ làm nên nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật ấy phải mang giá trị vượt thời gian, là tấm gương phản ánh hiện thực độc giả có một góc nhìn mới và tự soi chiếu tìm ra bài học cho riêng mình. Vì vậy, nhà văn không thể hời hợt trong quá trình sáng tác, đây là phẩm chất và cũng là sứ mệnh bắt buộc của người cầm bút. Thiên chức cao cả ấy cần phải được gìn giữ qua tất cả thế hệ văn nhân, thi nhân trong mọi thời đại.
Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện".
Câu nói trên của nhà văn Nam Cao quả là rất đúng đắn. Một người không có trách nhiệm với công việc của mình, cũng là một người không có trách nhiệm với cộng đồng. Làm việc một cách qua loa sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, như bác sĩ khám bệnh không kĩ lưỡng, dẫn đến sức khoẻ bệnh nhân xấu đi,... Vì thế, nhà văn Nam Cao muốn nói rằng là một nhà văn cần phải chọn lọc ngôn từ, tìm hiểu kĩ lưỡng để đưa đến người đọc những bài viết hay nhất, không đặt bút lên trang giấy những câu từ có thể gây hiểu lầm cho người đọc với những suy nghĩ lệch lạc, sai lầm.