Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Quỳnh Hương

Em hãy kể lại truyền thuyết bánh trưng bánh giầy

Vũ Trọng Phú
30 tháng 6 2018 lúc 8:45

Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con, không biết truyền ngôi cho con nào cho xứng. Không như những đời vua Hùng trước chỉ truyền ngôi cho con trưởng, vua Hùng thứ sáu nghĩ rằng, người nối ngôi phải là người có tài, nối được chí vua, biết thương yêu dân chúng, không nhất thiết cứ phải là con trưởng. Nghĩ mãi, nghĩ mãi. cuối cùng, vua gọi các con đến và nói:

– Giặc vẫn nhiều lần sang xâm lược nước ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Đất nước đã thanh bình. Nay ta đã già rồi, không còn sống bao lâu được nữa. Ta muốn tìm người nối ngôi để chăm lo cho dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Người nối ngôi phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho người đó. Xin Tiên vương chứng giám.

Nghe vua nói, các lang ai cũng muốn ngôi báu về tay mình nhưng không ai biết ý vua như thế nào. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật ngon, đầy sơn hào hải vị cho vua cha vừa lòng.

Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám của vua Hùng. Mẹ mất sớm, chàng ra ở riêng từ nhỏ, suốt ngày chăm việc cấy cày. Trong khi các anh em sai người đi tìm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chẳng có gì. Trong nhà chàng chỉ có khoai và lúa. Nhưng những thứ đó thì tầm thường quá.

Một hôm, chàng mơ thấy thần đến và bảo:

– Trên đời này, không gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo là hạt ngọc của trời. Hăy lấy gạo làm bánh để tế lễ Tiên vương.

Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi lấy thứ gạo nếp trắng tinh, vo thật sạch, lấy đậu xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong xanh gói bánh. Để đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên giã nhuyễn. Bánh làm xong. Lang Liêu phân vân không biết gọi tên bánh là gì.

Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu chúng là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.


 

khanh cuong
30 tháng 6 2018 lúc 8:46

Vua Hùng thứ 6 có 20 hoàng tử. Nhà vua ngày một già yếu. Việc truyền ngôi cho thế tử biết chọn ai bây giờ? Nhà vua băn khoăn lo nghĩ mãi: "Giặc ngoài đã dẹp yên, giặc trong phải đề phòng; dân ấm no, ngai vàng mới vững…".

Một hôm nhà vua triệu các hoàng tử đến và phán: “Ta đã già. Người nối dõi không nhất thiết là con trưởng mà phải là người nối chí ta. Lễ Tiên Vươn ạ sắp tới, hễ con nào làm vữa V ta, ta tríivêiì IIÍỊÔÌ cho, có Tiên Vương chứng giám”.

Các ông Lang tưng bừng chuẩn bị, ai cũng muốn ngôi báu về mình. Riêng Lang Liêu là con thứ 18, mẹ mất sớm chịu nhiều thiệt thòi, lâu nay chỉ biết trồng lúa, trồng khoai… Nhẩm lại lời vua cha, Lang Liêu buồn lắm. Đêm đó, nằm mộng, ông thấy thần đến bảo:

"Gạo là thứ quý nhất trên đời. Ăn mãi không chán, lại do người làm ra… Hãy lấy gạo làm bánh, làm như thế… như thế… mà lễ Tiên Vương…".

Tỉnh mộng, Lang Liêu mừng thầm. Ông chọn thứ gạo nếp thơm ngon nhất đem ngâm, vo thật sạch. Lấy đậu xanh đãi sạch vỏ, lấy thịt lợn làm nhân, dùng lá dong đùm thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thành bánh. Một nửa số gạo nếp đã vo sạch còn lại, đem đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

Đến ngày lễ Tiên Vương, các hoàng tử mang cỗ đến với bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Còn Lang Liêu chỉ có 2 mâm đầy với hai loại bánh bình dị ấy. Vua Hùng đi xem xét từng mâm cỗ một. Nhà vua dừng lại rất lâu trước hai mâm bánh của Lang Liêu rồi gật đầu, vui lòng lắm. Vua cho gọi Lang Liêu lại hỏi. Vị hoàng tử thứ 18 kể lại giấc mộng gặp thần linh… Vua cha ngẫm nghĩ rồi chọn hai mâm bánh ấy đặt lên bàn thờ, nơi cao nhất để lễ Tiên Vương. Lễ xong, vua ban bánh cho quần thần và các hoàng tử. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua nói với họ:

"Thứ bánh hình tròn, trắng tinh khiết này tượng Trời, đặt tên là bánh giầy. Thứ bánh hình vuông là tượng Đất; thịt mỡ, đậu xanh, lá dong làtượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, đặt tên là bánh chưng. Lá xanh bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm học nhau…". Ngập ngừng một lát, nhà vua kính cẩn nhìn lên bàn thờ Tiên Vương, nghiêm trang nhìn quần thần và các hoàng tử rồi phán:

"Lang Liêu đã dânglễ phẩm hợp ý tua Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, kính xin Tiên Vương chứng giám".

Từ đó, nghề nông ở nước ta càng được mở mang và phát triển. Ngày Tết có tục làm bánh chưng, bánh giầy. Bánh chưng, bánh giầy là hương vị tết cổ truyền dân tộc.

ủng hộ mk nha 

thu hien
30 tháng 6 2018 lúc 8:47

Vua Hùng Vương thứ sáu mở cuộc thi chọn người nối ngôi. Vua ra điều kiện: trong lễ tế Tiên vương, ai làm vua hài lòng, người đó sẽ được truyền ngôi. Các lang liền toả đi khắp nơi tìm bạc vàng, châu báu, của ngon vật lạ để dâng lên. Thấy thế, Lang Liêu rất bối rối. Là con trai nhà vua nhưng chàng rất nghèo, không thể tìm được những đồ quý hiếm. Chàng băn khoăn, trằn trọc suy nghĩ…

Thế là sắp đến ngày lễ Tiên vương rồi. Ngày kia trong triều sẽ mở đại tiệc. Hẳn các lang anh đã chuẩn bị được nhiều của ngon vật lạ lắm. Nào là nem công chả phượng, nào là yến huyết, vi cá… Vua cha rồi sẽ khen nức nở, chỉ việc chọn món nào ngon nhất mà thôi. Mình không ham gì ngôi cao, chỉ mong ước được sống bình yên như thế này. Nhưng, dẫu sao cũng là tấm lòng, giá như mình có một món gì đó thật ý nghĩa tế lên Tiên vương và cũng là để thể hiện lòng thành kính đối với vua cha thì tốt quá.

Lang Liêu ngủ thiếp đi, trong mơ chàng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ chống gây đến nói:

–    Lang Liêu ạ, ta biết con tuy nghèo nhưng rất có hiếu. Con chỉ muốn có một món quà gì đó để dâng lên Tiên vương và cũng để tỏ lòng hiếu thảo đối với vua cha phải không? Vậy ta hỏi con: Con làm nghề nông, trên đời cái gì cao nhất?

–    Dạ, trời ạ!

–    Thế cái gì gần gũi và quý nhất?

–    Dạ, đất ạ!

–     Vậy con hãy lấy những sản vật do chính tay con trồng cấy và nuôi nấng để làm ra món ăn gì đó vừa tượng hình được cho trời vừa tượng hình cho đất. Đó chính là món quà quý nhất con có thể dâng lên Tiên vương.

Cụ già nói xong liền hoá thành một làn khói mỏng bay đi. Lang Liêu giật mình tỉnh dậy. Nhớ lại giấc mơ vừa qua, chàng vô cùng mừng rỡ.

Sáng hôm sau, Lang Liêu nhờ mẹ lấy cho ít lá vẫn dùng làm bánh. Chàng chọn thứ gạo ngon nhất, trắng nhất, mổ một con lợn béo lấy những miếng thịt ngon nhất. Sau đó chàng lấy lá gói thành thứ bánh vuông vức như mặt đất bao la. Xong xuôi chàng cho vào nồi luộc. Qua mấy canh giờ, mùi bánh chín bốc lên thơm nức cả làng xóm. Ai đi qua cũng ghé vào xem, khen rằng chưa từng có ai gói được thứ bánh thơm như thế. Cũng thứ cơm nếp thơm ngon ấy, chàng giã mịn, nặn thành thứ bánh tròn vành vạnh như bầu trời buổi sớm.

Sáng hôm sau, mẹ Lang Liêu đội mâm bánh tròn đi trước, Lang Liêu đội mâm bánh vuông theo sau. Hai mẹ con vào đến trong cung thì mọi người đã về tựu đông đủ.

Lỗ Tiên vương xong, vua cùng các quan đại thần đi một vòng qua các mâm cỗ nếm thử. Đến mâm nào Người cũng chỉ nếm qua một miếng, tỏ vẻ không vui. Như: gan hùm, tay gấu, tim voi, đến cả vi cá mập,…. Người cũng vẫn thường ăn hàng ngày, có gì lạ đâu? Người buồn vì thấy trước một thử thách như thế, các lang không nghĩ được cái gì có ý nghĩa, chỉ biết có mỗi cách là đi các nơi tìm của ngon vật lạ.

Đến hai mâm bánh cùa Lang Liêu, nhà vua bỗng dừng lại, ngẫm nghĩ. Từ hai mâm bánh bình dị toát lên mội thứ mùi vị thật nồng nàn, thân thuộc. Mùi của nếp mới quyện trong sương sớm, của rơm tươi vừa gặt toả ra ngan ngát. Trong làn hương thoang thoảng, thấp thoáng bóng những người nông dân cặm cụi trốn đồng, những cánh cò mải miết, phảng phất phía xa những làn khói lam chiều…

Người sai lấy dao cắt bánh rồi chia cho mỗi người một miếng. Ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Nhà vua hỏi Lang Liêu:

–         Ai bày cho con làm hai thứ bánh này? Chúng có ý nghĩa như thế nào?

Lang Liêu vội quỳ xuống thưa:

–    Muôn tâu vua cha, thứ bánh hình tròn này chính là tượng cho bầu trời cao xa, nơi có đức Ngọc Hoàng cùng Tiên vương ngự trị, còn thứ bánh hình vuông này là tượng cho mặt đất rông lớn, nơi có vua cha đang cai quản, gìn giữ nên thái bình muôn thuở. Bánh được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt ngon do chính bàn tay con làm ra. Chính tấm lòng kính yêu của con đối với vua cha đã mách bảo cho con đấy ạ!

Vua đỡ Lang Liêu đứng dậy. Nhìn thẳng vào mắt chàng, Người nói:

–    Con không những là một đứa con có hiếu mà còn là một người rất yêu lao động, biết quý trọng những gì do bàn tay lao động làm ra.

Rồi trước đông đủ văn võ bá quan, Người tuyên bố:

–     Như ta đã nói từ trước, người nối ngôi ta phải nối được chí ta. Chí ta là muốn lo cho muôn dân được hưởng thái hình muôn thuở, ngày càng no đủ, sung túc. Muốn làm được điều đó, người đứng đầu thiên hạ phải hiểu được nghĩa lí của trời đất, phải biết yêu lao động, trân trọng từng hạt gạo do người nông dân đã phải một nắng hai sương, lam lũ vất vả làm ra. Lang Liêu tuy không phải là con trưởng, xưa nay cũng không mấy khi được ta quan tâm săn sóc nhưng nó lại là người gần ta và hiểu được ta hơn ai hết. Từ hôm nay, ta tuyên bố, Lang Liêu chính là người sẽ thay ta trị vì thiên hạ.

Mọi người nhất loạt quỳ xuống, hô vang:

–     Đức vua vạn tuế! Vạn vạn tuế!

Nhà vua nói tiếp:

–     Ta cũng tuyên bố, từ nay trở đi sẽ lấy hai thứ bánh này để cúng tổ tiên. Thứ bánh vuông này gọi là bánh chưng, bánh tròn gọi là bánh giầy…

Triều vua Hùng Vương thứ bảy đã được lập ra như thế đó. Và hai thứ bánh chưng, bánh giầy ngày ấy cùng với phong tục cúng lễ tổ tiên ngày tết, vẫn còn được lưu truyền cho mãi đến bây giờ.

Ngoa Long Truong Dinh
30 tháng 6 2018 lúc 8:48

sgk trang 9-11( sách ngữ văn lớp 6 tập 1 )

minamoto mimiko
30 tháng 6 2018 lúc 8:48

Mỗi khi Tết đến xuân về, mâm cỗ nhà nào cũng có bánh chưng, bánh giầy. Nhưng các bạn có bao giờ hỏi về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy ? Vì sao khi Tết đến mọi người lại làm hâi thứ bánh này. Tôi kể các bạn nghe nhé :

Vua Hùng thứ 6 có 20 hoàng tử. Nhà vua ngày một già yếu. Việc truyền ngôi cho thế tử biết chọn ai bây giờ? Nhà vua băn khoăn lo nghĩ mãi: "Giặc ngoài đã dẹp yên, giặc trong phải đề phòng; dân ấm no, ngai vàng mới vững…".

Một hôm nhà vua triệu các hoàng tử đến và phán: “Ta đã già. Người nối dõi không nhất thiết là con trưởng mà phải là người nối chí ta. Lễ Tiên Vươn ạ sắp tới, hễ con nào làm vừa miệng, người con đó sẽ nối ngôi ta, có Tiên Vương chứng giám”.

Các ông Lang tưng bừng chuẩn bị, ai cũng muốn ngôi báu về mình. Riêng Lang Liêu là con thứ 18, mẹ mất sớm chịu nhiều thiệt thòi, lâu nay chỉ biết trồng lúa, trồng khoai… Nhẩm lại lời vua cha, Lang Liêu buồn lắm. Đêm đó, nằm mộng, ông thấy thần đến bảo:

"Gạo là thứ quý nhất trên đời. Ăn mãi không chán, lại do người làm ra… Hãy lấy gạo làm bánh, làm như thế… như thế… mà lễ Tiên Vương…".

Tỉnh mộng, Lang Liêu mừng thầm. Ông chọn thứ gạo nếp thơm ngon nhất đem ngâm, vo thật sạch. Lấy đậu xanh đãi sạch vỏ, lấy thịt lợn làm nhân, dùng lá dong đùm thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thành bánh. Một nửa số gạo nếp đã vo sạch còn lại, đem đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

Đến ngày lễ Tiên Vương, các hoàng tử mang cỗ đến với bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Còn Lang Liêu chỉ có 2 mâm đầy với hai loại bánh bình dị ấy. Vua Hùng đi xem xét từng mâm cỗ một. Nhà vua dừng lại rất lâu trước hai mâm bánh của Lang Liêu rồi gật đầu, vui lòng lắm. Vua cho gọi Lang Liêu lại hỏi. Vị hoàng tử thứ 18 kể lại giấc mộng gặp thần linh… Vua cha ngẫm nghĩ rồi chọn hai mâm bánh ấy đặt lên bàn thờ, nơi cao nhất để lễ Tiên Vương. Lễ xong, vua ban bánh cho quần thần và các hoàng tử. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua nói với họ:

"Thứ bánh hình tròn, trắng tinh khiết này tượng Trời, đặt tên là bánh giầy. Thứ bánh hình vuông là tượng Đất; thịt mỡ, đậu xanh, lá dong làtượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, đặt tên là bánh chưng. Lá xanh bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm học nhau…". Ngập ngừng một lát, nhà vua kính cẩn nhìn lên bàn thờ Tiên Vương, nghiêm trang nhìn quần thần và các hoàng tử rồi phán:

"Lang Liêu đã dâng lễ phẩm hợp ý tua Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, kính xin Tiên Vương chứng giám".

Nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy là thế đấy các bạn ạ. Từ đó, nghề nông ở nước ta càng được mở mang và phát triển. Ngày Tết có tục làm bánh chưng, bánh giầy. Bánh chưng, bánh giầy là hương vị tết cổ truyền dân tộc.Câu chuyện tôi kể không chỉ nói về nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy mà còn đề cao nghề nông và sự tôn kính đối với tổ tiên của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước.



 

Cô nàng Bạch Dương
30 tháng 6 2018 lúc 8:52

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

I don
30 tháng 6 2018 lúc 9:05

Đề bài: Em hãy kể lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy

Bài làm

Vua Hùng Vương thứ sáu mở cuộc thi chọn người nối ngôi. Vua ra điều kiện: trong lễ tế Tiên vương, ai làm vua hài lòng, người đó sẽ được truyền ngôi. Các lang liền toả đi khắp nơi tìm bạc vàng, châu báu, của ngon vật lạ để dâng lên. Thấy thế, Lang Liêu rất bối rối. Là con trai nhà vua nhưng chàng rất nghèo, không thể tìm được những đồ quý hiếm. Chàng băn khoăn, trằn trọc suy nghĩ…

Thế là sắp đến ngày lễ Tiên vương rồi. Ngày kia trong triều sẽ mở đại tiệc. Hẳn các lang anh đã chuẩn bị được nhiều của ngon vật lạ lắm. Nào là nem công chả phượng, nào là yến huyết, vi cá… Vua cha rồi sẽ khen nức nở, chỉ việc chọn món nào ngon nhất mà thôi. Mình không ham gì ngôi cao, chỉ mong ước được sống bình yên như thế này. Nhưng, dẫu sao cũng là tấm lòng, giá như mình có một món gì đó thật ý nghĩa tế lên Tiên vương và cũng là để thể hiện lòng thành kính đối với vua cha thì tốt quá.

Lang Liêu ngủ thiếp đi, trong mơ chàng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ chống gây đến nói:

–    Lang Liêu ạ, ta biết con tuy nghèo nhưng rất có hiếu. Con chỉ muốn có một món quà gì đó để dâng lên Tiên vương và cũng để tỏ lòng hiếu thảo đối với vua cha phải không? Vậy ta hỏi con: Con làm nghề nông, trên đời cái gì cao nhất?

–    Dạ, trời ạ!

–    Thế cái gì gần gũi và quý nhất?

–    Dạ, đất ạ!

–     Vậy con hãy lấy những sản vật do chính tay con trồng cấy và nuôi nấng để làm ra món ăn gì đó vừa tượng hình được cho trời vừa tượng hình cho đất. Đó chính là món quà quý nhất con có thể dâng lên Tiên vương.

Cụ già nói xong liền hoá thành một làn khói mỏng bay đi. Lang Liêu giật mình tỉnh dậy. Nhớ lại giấc mơ vừa qua, chàng vô cùng mừng rỡ.

Sáng hôm sau, Lang Liêu nhờ mẹ lấy cho ít lá vẫn dùng làm bánh. Chàng chọn thứ gạo ngon nhất, trắng nhất, mổ một con lợn béo lấy những miếng thịt ngon nhất. Sau đó chàng lấy lá gói thành thứ bánh vuông vức như mặt đất bao la. Xong xuôi chàng cho vào nồi luộc. Qua mấy canh giờ, mùi bánh chín bốc lên thơm nức cả làng xóm. Ai đi qua cũng ghé vào xem, khen rằng chưa từng có ai gói được thứ bánh thơm như thế. Cũng thứ cơm nếp thơm ngon ấy, chàng giã mịn, nặn thành thứ bánh tròn vành vạnh như bầu trời buổi sớm.

Sáng hôm sau, mẹ Lang Liêu đội mâm bánh tròn đi trước, Lang Liêu đội mâm bánh vuông theo sau. Hai mẹ con vào đến trong cung thì mọi người đã về tựu đông đủ.

Lỗ Tiên vương xong, vua cùng các quan đại thần đi một vòng qua các mâm cỗ nếm thử. Đến mâm nào Người cũng chỉ nếm qua một miếng, tỏ vẻ không vui. Như: gan hùm, tay gấu, tim voi, đến cả vi cá mập,…. Người cũng vẫn thường ăn hàng ngày, có gì lạ đâu? Người buồn vì thấy trước một thử thách như thế, các lang không nghĩ được cái gì có ý nghĩa, chỉ biết có mỗi cách là đi các nơi tìm của ngon vật lạ.

Đến hai mâm bánh cùa Lang Liêu, nhà vua bỗng dừng lại, ngẫm nghĩ. Từ hai mâm bánh bình dị toát lên mội thứ mùi vị thật nồng nàn, thân thuộc. Mùi của nếp mới quyện trong sương sớm, của rơm tươi vừa gặt toả ra ngan ngát. Trong làn hương thoang thoảng, thấp thoáng bóng những người nông dân cặm cụi trốn đồng, những cánh cò mải miết, phảng phất phía xa những làn khói lam chiều…

Người sai lấy dao cắt bánh rồi chia cho mỗi người một miếng. Ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Nhà vua hỏi Lang Liêu:

–         Ai bày cho con làm hai thứ bánh này? Chúng có ý nghĩa như thế nào?

Lang Liêu vội quỳ xuống thưa:

–    Muôn tâu vua cha, thứ bánh hình tròn này chính là tượng cho bầu trời cao xa, nơi có đức Ngọc Hoàng cùng Tiên vương ngự trị, còn thứ bánh hình vuông này là tượng cho mặt đất rông lớn, nơi có vua cha đang cai quản, gìn giữ nên thái bình muôn thuở. Bánh được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt ngon do chính bàn tay con làm ra. Chính tấm lòng kính yêu của con đối với vua cha đã mách bảo cho con đấy ạ!

Vua đỡ Lang Liêu đứng dậy. Nhìn thẳng vào mắt chàng, Người nói:

–    Con không những là một đứa con có hiếu mà còn là một người rất yêu lao động, biết quý trọng những gì do bàn tay lao động làm ra.

Rồi trước đông đủ văn võ bá quan, Người tuyên bố:

–     Như ta đã nói từ trước, người nối ngôi ta phải nối được chí ta. Chí ta là muốn lo cho muôn dân được hưởng thái hình muôn thuở, ngày càng no đủ, sung túc. Muốn làm được điều đó, người đứng đầu thiên hạ phải hiểu được nghĩa lí của trời đất, phải biết yêu lao động, trân trọng từng hạt gạo do người nông dân đã phải một nắng hai sương, lam lũ vất vả làm ra. Lang Liêu tuy không phải là con trưởng, xưa nay cũng không mấy khi được ta quan tâm săn sóc nhưng nó lại là người gần ta và hiểu được ta hơn ai hết. Từ hôm nay, ta tuyên bố, Lang Liêu chính là người sẽ thay ta trị vì thiên hạ.

Mọi người nhất loạt quỳ xuống, hô vang:

–     Đức vua vạn tuế! Vạn vạn tuế!

Nhà vua nói tiếp:

–     Ta cũng tuyên bố, từ nay trở đi sẽ lấy hai thứ bánh này để cúng tổ tiên. Thứ bánh vuông này gọi là bánh chưng, bánh tròn gọi là bánh giầy…

Triều vua Hùng Vương thứ bảy đã được lập ra như thế đó. Và hai thứ bánh chưng, bánh giầy ngày ấy cùng với phong tục cúng lễ tổ tiên ngày tết, vẫn còn được lưu truyền cho mãi đến bây giờ.

#

s2_Trunks_2s
30 tháng 6 2018 lúc 10:06

Ngày xửa ngày xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, nhà vua cũng đã khá
già muốn truyền ngôi lại cho con nhưng vua có những hai mươi người con,
biết chọn người nào để nối ngôi cho xứng đáng, nhà vua rất phân vân về
việc này. Lúc bấy giờ, giặc ngoại xâm đã dẹp xong nhưng đời sống của
nhân dân vẫn còn nghèo khó. Nhà vua hiểu rằng dân có ấm no thì ngai vàng
mới vững nên có ý chọn người thật xứng đáng, có đủ tài đức, chăm lo cho
muôn dân để nối nghiệp. Nhân dịp tết sắp đến vua bèn gọi các con lại và
phán rằng:
– Tổ tiên ta từ khi dựng nước đến nay đã truyền được sáu đời. Nhiều lần
giặc Ân quấy nhiễu, nhờ phúc ấm tổ tiên mà chúng ta cũng đã dẹp được
nhân dân được sống trong cảnh thái bình thịnh trị, nhưng nay ta đã già rồi,
không thể sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không
nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta,
ta sẽ nhường ngôi cho, có tiên Đế chứng giám.
Ý vua cha như thế nào thì không ai đoán được, nhưng ai cũng muốn ngôi
báu thuộc về mình. Các Lang thi nhau sai gia nhân lên rừng xuống biển tìm
kiếm của ngon vật lạ về dâng vua cha. Riêng Lang Liêu, là con thứ mười tám,
tuy là dòng dõi Hùng Vương nhưng lại phải sống cuộc đời của một nông phu
nghèo khó. So với các anh em, nhà chàng chẳng có gì đáng giá. Quanh quẩn
chỉ lúa và khoai, những thứ tầm thường. Lang Liêu buồn và lo lắm!
Một hôm, chàng trằn trọc mãi đến sáng mới thiếp đi. Chợt chàng nằm
mộng thấy một vị thần hiện ra và bảo rằng:
– Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống
con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm,
mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều
được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng suy nghĩ, chàng càng thấy lời
thần mách bảo là đúng. Vốn thông minh chàng chọn thứ gạo nếp trắng tinh,
thơm lừng đem vo sạch rồi lấy đậu xanh, thịt heo làm nhân, dùng lá dong
trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho chín. Cũng
gạo nếp ấy, đậu xanh ấy, chàng đồ lên, giã nhuyện rồi nặn thành hình tròn.
Ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng
đến. Các của ngon vật lạ, chẳng thiếu thứ gì. Lang Liêu cũng đội tới một mâm
bánh. Hùng Vương xem qua một lượt rồi dừng lại trước mâm bánh của Lang
Liêu, ngắm nghía có vẻ hài lòng. Vua cho gọi chàng tới hỏi. Lang Liêu thật
thà kể lại giấc mộng gặp thần cho vua nghe. Vua nghe xong ngẫm nghĩ hồi
lâu rồi ra lệnh chọn hai thứ bánh ấy đem tế trời đất và Tiên Vương.
Tế xong, nhà vua truyền đem bánh ra ăn thử cùng các quần thần. Ai cũng
tấm tắc khen ngon. Nhà vua giải thích cho mọi người hiểu ý nghĩa của hai
thứ bánh này:
“Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình
vuông tượng trưng cho đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong tượng trưng
cho cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta gọi là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để
trong là ngụ ý đùm bọc lẫn nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta.
Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám”.
Lang Liêu quả là một vị vua anh minh, nhân đức. Dưới triều đại của
chàng, muôn dân no ấm và sống trong cảnh thanh bình.
Từ đấy về sau, nước ta có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy để
cúng trời đất, tổ tiên. Nếu thiếu hai thứ bánh này là thiếu hẳn hương vị tết cổ
truyền của dân tộc.

Nguyễn Phương
30 tháng 6 2018 lúc 10:53

NHIỀU NGƯỜI ĐỌCMgidMột người mẹ đơn thân kiếm được 104 triệu mỗi ngày    Phương pháp điên rồ này giúp cô gái kiếm 50 triệu đồng/ngày  Chỉ cần uống 1 thìa, ổ ký sinh sẽ rời cơ thể sau một buổi sáng!  Cách chữa hôi miệng nhanh nhất không phải ai cũng biết


Các câu hỏi tương tự
Love Muse
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
Xem chi tiết
Hội văn học
Xem chi tiết
love live
Xem chi tiết
Vũ Xuân Nhi
Xem chi tiết
BuBu lee
Xem chi tiết
Đinh Từ Minh Thư
Xem chi tiết
ทջọ☪ℒαท︵²ᵏ⁸
Xem chi tiết
Khang
Xem chi tiết