Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thị Bảo Khánh

Em hãy chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Dark_Hole
11 tháng 3 2022 lúc 20:53

Tham khảo:

Rừng là một nguồn tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng và có khả năng tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, có thể nói rằng “bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con người”.

Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng to lớn. Nó không chỉ dừng lại ở một quần thể cây cối lớn, mà còn bao gồm cả một hệ sinh thái bên trong. Đó là một thế giới các loài thực vật như cây lấy gỗ, cây cho trái, nấm, củ quả, rau rừng… Đó là các loài động vật hoang dã như khỉ, lợn rừng, hươu nai, chim chóc, rắn… Cùng với rất nhiều các loại khoáng sản, dược liệu… Không chỉ dừng lại ở đó, rừng còn cung cấp một lượng lớn khí oxi, cùng khả năng thanh lọc bụi trong không khí, ngăn cản các tác động của lũ lụt, giữ đất khỏi các hiện tượng sạt lở… Với các lợi ích to lớn như thế, rừng đã và đang là người hùng không thể thiếu của cuộc sống con người.

Ấy vậy mà, hiện nay, nhiều hoạt động tàn phá rừng vẫn đang ngang nhiên diễn ra bất chấp hậu quả. Đó là những kẻ chặt phá rừng đầu nguồn, rừng lâu năm không biết giới hạn là gì. Là những kẻ khai thác tài nguyên, động vật rừng đến cạnh kiệt. Từ đó, gián tiếp dẫn đến biến đổi khí hậu, sạt lở đất và những trận lũ lịch sử. Đó là bài học sáng tỏ cho những kẻ đang xem thường sức mạnh của rừng già.

Chính vì vậy, ta cần phải biết khai thác rừng một cách hợp lí. Biết bảo vệ và trồng rừng cho khoa học. Để rừng phát triển một cách bền vững cùng đời sống hiện đại của con người. Chúng ta không hề chịu thiệt thòi khi làm các công tác ấy, bởi vì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Kudo Shinichi AKIRA^_^
11 tháng 3 2022 lúc 20:53

Refer

 

Rừng có một tầm quan trọng lớn trong cuộc sống của nhân loại. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Trước hết, cần phải hiểu rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Rừng chính là một phần của môi trường thiên nhiên, bởi vậy mà có những tác động to lớn đến cuộc sống con người.

Đầu tiên, rừng chính là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Bởi vậy mà mới có hình ảnh so sánh “Rừng là lá phổi xanh của trái đất”. Không chỉ vậy, rừng còn là nơi ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.

Đồng thời, nếu chúng ta bảo vệ rừng cũng có nghĩa là đang bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người. Bởi nơi đây sẽ cung cấp cho chúng ta gỗ quý, dược liệu, khoáng sản… Đây là những nguồn nguyên liệu quý phục vụ trong hoạt động sản xuất của con người. Tiếp đến rừng thu hút khách du lịch sinh thái như các diện tích rừng quốc gia Cúc Phương, Phong Nha - Kẻ Bàng, U Minh… đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Đặc biệt nhất là rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng. Bởi Việt Nam là đất nước có 3/4 là diện tích đồi núi. Nhiều cánh rừng đã trở thành ranh giới tự nhiên với các quốc gia láng giềng. Việc bảo vệ rừng chính là góp phần bảo vệ an ninh của các vùng biên giới. Trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, rừng còn là nơi các chiến sĩ bộ đội ẩn nấp, cùng nhau đánh bại kẻ thù.

Một thực tế hiện nay là hiện tượng chặt phá rừng đang ngày càng diễn ra phổ biến. Nhiều cánh rừng đầu nguồn đã bị xóa sổ. Người dân vùng núi đã đốt rừng để làm nương rẫy. Khoáng sản còn bị khai thác một cách trái phép… Đó là những hành vi đáng lên án, cần phải có các quy định xử phạt nghiêm minh đến từ pháp luật.

 

Như vậy, việc bảo vệ rừng đang là một bài toán cấp bách cho các người dân cũng như các cấp chính quyền. Chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ rừng, bởi đó chính là cuộc sống của chúng ta.

Chuu
11 tháng 3 2022 lúc 20:54

Tham khảo:

Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và mang lại rất nhiều lợi ích mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ rừng vì “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

Điều đầu tiên, chúng ta cần hiểu “rừng” là khoảng đất rộng lớn thường ở cao hơn so với đồng bằng, là nơi sinh sống, tập trung của rất nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Nói đến rừng, ta nghĩ ngay đến các loại cây cối được trồng dày đặc, mọc um tùm và xanh tươi tốt với đủ loại muông thú khác nhau tạo nên một quần thể đa dạng, mang nhiều lợi ích. Bảo vệ rừng chính là giữ gìn, ngăn chặn bằng mọi cách để rừng phát triển tự nhiên.

Tại sao chúng ta phải bảo vệ rừng? Trước hết, rừng cung cấp cho chúng ta một số lượng gỗ lớn với nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao như lim, táu, mun, trắc...). Đây chính là những nguyên vật liệu được con người sử dụng rộng rãi trong đời sống và vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Cụ thể, gỗ quý được dùng để xây những ngôi chùa với những thiết kế kiểu dáng bắt mắt, xây lăng tẩm, xây nhà. Ngoài ra, nó còn được sử dụng rất nhiều trong các đồ dùng gia đình (giường, tủ, bàn, ghế...), trong giao thông (cầu, cống, phà, thuyền, bè...), trong nhạc cụ (đàn, sáo, nhị)... Nhìn chung, gỗ mang lại nhiều giá trị lớn cho con người, không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu ra toàn thế giới. Bên cạnh việc cung cấp gỗ, rừng còn là nơi tập trung của rất nhiều cây thuốc quý (thuốc nam, thuốc bắc,...), là nguồn dược liệu dồi dào phục vụ việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của con người.

Ngoài ra, rừng còn là nơi sinh sống của rất nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm, mang lại sự đa dạng sinh học. Nhưng đứng trước thực trạng cuộc sống hiện đại như hiện nay, ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề cấp bách của toàn xã hội và rừng xanh được xem như "lá phổi xanh" của Trái Đất cung cấp oxi, điều hòa khí hậu và làm cho môi trường xung quanh chúng ta trong lành, mát mẻ hơn. Nó còn là thành trì khá vững chắc ngăn chặn lũ lụt, chống xói mòn đất, hạn chế lũ quét và những tổn thất, mất mát to lớn do thiên tai mang lại. Không những vậy, rừng còn là địa điểm thu hút khách du lịch ở khắp mọi miền đất nước, là nơi nghỉ dưỡng trong lành, thoáng đãng, yên tĩnh, là địa điểm tham quan, nghiên cứu... như rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm Đồng), U Minh (Kiên Giang),... Và về mặt tinh thần, rừng cũng là nguồn cảm hứng dồi dào cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ... như Nhớ rừng (Thế Lữ), Việt Bắc (Tố Hữu), Rừng xanh yêu thương (Huy Cường)...

Có thể thấy, rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, nó mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần ra sức chung tay bảo vệ rừng, duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên sẵn có bằng cách tích cực tham gia vận động mọi người trồng cây gây rừng, có những biện pháp phòng chống cháy rừng, ngăn chặn triệt để nạn lâm tặc, nạn phá rừng bừa bãi để duy trì nguồn tài nguyên vô giá của nước ta vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Như vậy, thật đúng đắn khi nói rằng “Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Bạn và tôi, chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường.

Vũ Quang Huy
11 tháng 3 2022 lúc 20:54

tk

Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Bởi vậy mà bảo vệ rừng có một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Có thể khẳng định rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

Rừng được hiểu là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Rừng là một phần không thể thiếu trong môi trường tự nhiên.

Đối với mỗi quốc gia, rừng được coi là tài sản quý giá. Đặc biệt khi ở Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi, thì rừng lại có vai trò càng quan trọng hơn. Bởi vậy mà việc bảo vệ rừng là cần thiết. Rừng là ngôi nhà chúng của rất nhiều loài động, thực vật. Một khi ngôi nhà đó bị phá hoại thì các loài động, thực vật đó cũng không thể sống sót. Điều đó sẽ khiến cho hệ sinh thái bị mất cân bằng. Cây xanh có khả năng lọc không khí, giúp cho bầu không khí trong lành hơn. Chính vì vậy mà con người mới coi rừng như một lá phổi tự nhiên của nhân loại. Rừng cũng giúp ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Khi con người chặt phá rừng, thì mưa lớn sẽ khiến cho lớp đất đá bị cuốn trôi gây ra hiện tượng sạt lở đất, lũ lụt ở vùng núi. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa.

Không chỉ bảo vệ cuộc sống của con người. Rừng còn đem lại giá trị kinh tế lớn. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu: “Rừng vàng biển bạc” là thế. Trong rừng có rất nhiều loài động vật hoang dã, có giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây cung cấp nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Rừng còn là một địa điểm du lịch thú vị cho những người ưa thích khám phá mạo hiểm.

Ngoài ra, rừng đôi khi còn trở thành bạn của con người. Trong chiến tranh, bộ đội ta phải sống trong rừng. Rừng giúp chúng ta ẩn nấp, rừng giúp vây bắt quân thù. Đặc biệt, với đất nước có diện tích rừng lớn như Việt Nam. Thì rừng còn trở thành ranh giới tự nhiên với các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng…

Với tầm quan trọng như vậy, thì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi con người. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực như: trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng đúng cách, không đốt rừng làm nương rẫy, hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây”... Những hành động nhỏ bé sẽ góp phần tích cực trong việc bảo vệ rừng.

Qua đây, mỗi người đã thấy được vai trò của rừng trong cuộc sống. Việc bảo vệ rừng không phải chỉ riêng một cá nhân, mà còn là của toàn nhân loại. Hãy cùng nhau bảo vệ rừng.


Các câu hỏi tương tự
Châu Thị Như Thùy
Xem chi tiết
Twilight Sparkle
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
rgegergergeg
Xem chi tiết
hải quang
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Lam
Xem chi tiết
lê vũ minh hoàng
Xem chi tiết
nguyen viet minh
Xem chi tiết