Nguyễn Thị Ngọc Bích

Em biết những vùng nào,trong ngày Tết cổ truyền,nhân dân ko nấu bánh chưng mà nấu bánh tét(có nơi gọi là bánh tày).Hãy tìm hiểu,miêu tả hình dạng,nguyên liệu,cách nấu nánh tét(hoặc bánh tày).

 

Lê Quỳnh Chi
4 tháng 6 2018 lúc 8:05

Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.
Ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng có loại bánh tương tự có tên là bánh tày. Đây là loại bánh Tết thông dụng ở vùng cố đô Cổ Loa, Kinh Bắc , của các dân tộc thiểu số miền Bắc. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng bánh chưng cổ, nguyên thủy là hình tròn như bánh tét hay bánh tày còn bánh tét ra đời trong quá trình giao lưu văn hóa Việt-Chăm, người Việt tạo ra chiếc bánh Tét từ sự hình tượng hóa Linga của người Chăm. Có truyền thuyết khác cho rằng mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số quân lính có một người lính được vợ gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay. Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung. Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm về loại bánh này. Anh lính kể, bánh do người vợ ở quê nhà làm gửi cho. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương, càng nhớ vợ nhiều hơn. Anh mắc chứng đau bụng nhưng khi ăn bánh này thì lại không thấy đau nữa. Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết. Lâu ngày tên bánh biến thành bánh Tét.[6]
Bánh tét có hình trụ dài nên còn được gọi là đòn bánh, hai đòn thường có một quai bánh chung bằng gân lá chuối tạo thành một cặp. Do có hình trụ nên khi nấu xong không thể ép bớt nước được và cả do dùng lá chuối nên bánh để không được lâu. Để khắc phục, người ta thường làm bánh không có nhân thịt để có thể để được lâu hơn hoặc dùng ăn chay với nhân có thể là chuối chín. Bánh được đánh giá là gói khéo khi bánh được làm tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa, có nghệ nhân còn gói nhân khi cắt ra có hình tam giác.
Bánh tét ngày Tết thường để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa để những ngày Tết có thể dùng để ăn với dưa món và thịt kho, những ngày này theo tục lệ người Việt là không sử dụng bếp núc. Đây thường là bánh tét nhân mặn với thịt, mỡ và đậu xanh, và dùng cho nhiều người ăn. Ngoài ra, còn có bánh tét nhân ngọt với nhân chuối hoặc đậu xanh, loại to dùng cho nhiều người ăn hoặc loại nhỏ dùng cho một người ăn.

Bình luận (0)
thu hien
4 tháng 6 2018 lúc 7:55

Gạo nếp trước khi gói bánh thường được ngâm, trước vài tiếng, đãi sạch.Sau đó đem gạo ướp muối có độ đậm nhạt vừa phải. Đậu xanh ngâm đãi sạch vỏ và thịt ba rọi xắt vuông dài làm nhân bánh (không ướp hành củ, tiêu bột như bánh chưng). Bánh làm xong được cho vào nồi cao (người ta hay dùng thùng phi cũ cắt nửa) vì phải để bánh dựng đứng, nấu bằng củi gộc đun sôi trong gần một buổi, bánh nhỏ nấu khoảng 3 giờ, bánh lớn nấu tới 5 tiếng mới chín. Khi mới bắt đầu đun nồi bánh phải đun to lửa cho sôi nước trong nồi một lúc sau đó rút bớt lửa để sôi liu riu suốt quá trình nấu bánh, độ nóng lan tỏa để bánh được chín đều. Bánh chín được vớt ra rổ cho ráo nước và nguội.

Nấu bánh: Bánh Tét phải luôn được nấu ngập trong nước, thời gian nấu tùy và kích cỡ bánh nhưng thông thường từ 6 – 8 giờ. Khi nấu phần vỏ bánh sẽ bị hồ hóa. Nhiệt độ nấu nằm trong khoảng 90 – 100oC, đây là khoảng nhiệt độ hồ hóa tốt của tinh bột, các hạt nếp sẽ hút nước mạnh, trương nở mềm ra, tăng độ nhớt, dẻo. Nước cung cấp cho quá trình hồ hóa này là do nước có trong hạt nếp sau khi ngâm, nước từ thịt tiết ra và một ít nước thấm từ bên ngoài vào. Ở nhiệt độ cao phần nhân thịt trong bánh sẽ biến tính, protein thịt khi biến tính sẽ tách nước, phần nước này có các acid amin hòa tan trong đó khi ngấm vào bột đậu xanh và nếp sẽ làm tăng thêm hương vị cho bánh. Nấu bánh còn có tác dụng diệt các loại vi sinh vật dưới tác dụng của nhiệt độ cao giúp bánh có khả năng bảo quản trong thời gian dài.

Rửa: Bánh sau khi hấp sẽ được rửa sạch ngay trong nước lạnh, quá trình rửa này có hai tác dụng. Thứ nhất sẽ hạn chế vỏ bánh không bị mốc vì khi nấu bánh các thành phần như lipit, các tinh bột mạch ngắn trong bánh sẽ lẫn vào nước luộc bánh và bám lên vỏ bánh đây là môi trường dinh dưỡng rất tốt cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là nấm mốc phát triển vì vậy cần rửa thật sạch vỏ bánh sau khi nấu. Thứ hai rửa bánh ngay lập tức trong nước lạnh sẽ khiến lớp tinh bột phía ngoài bánh kết tinh một phần (biến tính một phần) tạo một lớp vỏ mỏng vừa giúp giữ tốt hình dáng bánh vừa giúp đòn bánh Tét cứng chắc hơn. Sau khi rửa để ráo hay lau khô bánh là có thể sử dụng được.

Bình luận (0)
thu hien
4 tháng 6 2018 lúc 7:44

Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số[1] ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.

Chúc bạn hok tốt nha!

Bình luận (0)

Đối với cư dân vùng đồng bằng Nam bộ, bánh tét lại là món ăn không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên như tấm lòng thành kính của con cháu sau một năm làm lụng vất vả. Ngồi bên bếp lửa hồng, nghe hơi ấm giữa lòng đêm se se chợt nghe bao ký ức tìm về.

Nếu ở miền Bắc trong ngày Tết, giỗ kỵ, các lễ hội cổ truyền có bánh dày, bánh chưng để dâng cúng tổ tiên, thì ở Nam Bộ bánh tét được liệt ngang hàng, coi như bánh Tổ. Hiện diện như một nét văn hóa của miền Nam, bánh tét gói ghém trong nó cả một nền văn minh nông nghiệp với gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn… quyện vào nhau thật dẻo mềm, bùi béo giữa màu xanh thẫm và láng mượt của lớp lá chuối mang hương vị tự nhiên của trời đất. Thường được gọi là bánh đòn do có hình trụ dài và tròn đều, cứ mỗi hai đòn bánh lại cột thành một cặp có dây quai để xách, vừa tiện vừa đẹp, lại phù hợp với tập quán vì năm mới phải đủ đôi, chẵn cặp mới hạnh phúc, thịnh vượng.

Tương truyền tên gọi “bánh tét” có xuất xứ từ hành động nắm đầu dây buộc, khoanh tròn đòn bánh đã lột vỏ, “tét” từng khoanh một đơm lên đĩa. Cũng có thuyết cho rằng bánh tét là một biến thể của chiếc bánh chưng ngoài Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong. Hay có nơi lại hiểu bánh tét là một trong những sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi Việt Nam, cái đặc sắc, độc đáo của bánh chủ yếu ở nét khác biệt trong hình khối, màu sắc, hương vị so với các loại xôi đỗ và bánh nếp khác nên cứ mỗi năm tết đến người phương Nam lại gói loại bánh này, gọi là “bánh tết”, lâu dần đọc trại ra thành “bánh tét”.

Được người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và Trung chế biến một cách tài tình, lại tuỳ theo địa phương mà thêm thắt gia vị cho hợp khẩu nên đòn bánh tét phương Nam ngày càng phong phú về chủng loại và hương vị. Nào là bánh tét nhân ngọt (không có thịt) nhân đậu xanh có trộn đường; bánh tét nhân chuối thay cho nhân đậu xanh, đòn nhỏ một trái chuối, còn đòn lớn ba trái chuối xiêm chín có thêm đường để tăng độ ngọt cho nhân, khi chín có màu đỏ tím. Tét khoanh bánh ra trông lạ mắt, màu đỏ tím chính giữa nổi bật bên ngoài màu nếp trắng phau rất đẹp. Nào là bánh tét thập cẩm với phần nhân cao cấp gồm trứng, tôm khô, lạp xưởng, hạt sen, thịt giò Bắc thảo, đậu phộng, nấm đông cô trộn chung với nhân đậu xanh…

Mỗi lần gói bánh tét, người ta thường gói chí ít 5 – 7 đòn vừa để dành ăn dần, vừa để biếu hàng xóm láng giềng, bà con thân thích. Hay nhất là cứ sau hăm ba ông Táo chầu Trời cả nhà tự xúm xít lại gói bánh. Trước tiên, xếp lá chuối ngang dọc xen kẻ nhau, sau đó cho gạo nếp, đậu xanh đãi vỏ đã nấu chín lên trên, trải đều ra thành hình chữ nhật, sau đó thêm vào giữa một miếng thịt lợn theo chiều dài đòn bánh. Kế đến cho thêm một lớp đậu xanh và một lớp gạo nếp lên trên cùng rồi bắt đầu lăn cuộn bánh. Gấp một đầu bánh lại và bắt đầu nén gạo cho chặt và buộc dây lạt nữa là hoàn tất.

Để nấu bánh, chọn một cái nồi thật cao để xếp những chiếc bánh vào, cho nước ngập mặt bánh rồi đun trên bếp củi. Cách giờ phải thăm và châm nước thêm. Bánh nấu liên tục trong khoảng từ 10 – 12 tiếng đồng hồ mới chín đều. Vì thời gian nấu lâu nên hạt gạo khi chín sẽ mềm và quyện chặt lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”. Lúc này, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đỗ đều chín nhừ, chan hòa, ngấm vào nhau, trở nên thơm ngon độc đáo. Cùng nhau ngồi quây quần bên nồi bánh tét đượm ánh lửa hồng, chợt nghe trong lòng lâng lâng bao cảm xúc khó tả về một sự thiêng liêng, sự hòa điệu của thiên nhiên và con người giữa đêm thanh vắng chỉ còn tiếng cười nói, tiếng tí tách của những thanh củi và bao câu chuyện vượt thời gian. Người này canh bánh thì người kia ngủ, trong giấc ngủ mơ màng bạn sẽ được nghe thoang thoảng mùi hương tỏa ra từ những đòn bánh chín đầu tiên của mùa Tết. Tự tay vớt những đòn bánh ra và xếp thành từng dãy trên bể nước, dằn cho bánh được ráo cũng sẽ rất thú vị cho những ai tự nấu bánh Tết cho người thân và gia đình.

chúc hok tốt

đúng nha

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Bích
4 tháng 6 2018 lúc 7:48

có thể trả lời kĩ hơn giúp mk về vị trí và cách nấu đc ko

Bình luận (0)
thu hien
4 tháng 6 2018 lúc 7:54

ok bạn lun

Bình luận (0)
thu hien
4 tháng 6 2018 lúc 7:55

Nguyên liệu để gói bánh tét ngày Tết tương tự như dùng làm bánh chưng, bao gồm: gạo nếp, đậu xanh tách vỏ, thịt heo và một số gia vị tương tự như để làm bánh chưng.

Nhưng phổ biến và bán quanh năm là bánh tét ngọt (nhân chuối, thường là chuối Xiêm) hay bánh tét chay (nhân đậu đen)[8]. Cá biệt có bánh tét thập cẩm với nhân gồm trứng muối, tôm khô, lạp xưởng, thịt giò, hột sen, nấm đông cô, đậu xanh [8].

Cũng như bánh chưng, ngày nay nhiều khi người ta dùng dây ni lông thay vì dây lạt.

Bình luận (0)
thu hien
4 tháng 6 2018 lúc 7:55

chọn mình nha

Bình luận (0)
Nguyễn Quỳnh Trang
4 tháng 6 2018 lúc 8:44

Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.

Ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng có loại bánh tương tự có tên là bánh tày. Đây là loại bánh Tết thông dụng ở vùng cố đô Cổ Loa, Kinh Bắc , của các dân tộc thiểu số miền Bắc. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng bánh chưng cổ, nguyên thủy là hình tròn như bánh tét hay bánh tày còn bánh tét ra đời trong quá trình giao lưu văn hóa Việt-Chăm, người Việt tạo ra chiếc bánh Tét từ sự hình tượng hóa Linga của người Chăm. Có truyền thuyết khác cho rằng mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số quân lính có một người lính được vợ gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay. Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung. Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm về loại bánh này. Anh lính kể, bánh do người vợ ở quê nhà làm gửi cho. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương, càng nhớ vợ nhiều hơn. Anh mắc chứng đau bụng nhưng khi ăn bánh này thì lại không thấy đau nữa. Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết. Lâu ngày tên bánh biến thành bánh Tét.

Bánh tét có hình trụ dài nên còn được gọi là đòn bánh, hai đòn thường có một quai bánh chung bằng gân lá chuối tạo thành một cặp. Do có hình trụ nên khi nấu xong không thể ép bớt nước được và cả do dùng lá chuối nên bánh để không được lâu. Để khắc phục, người ta thường làm bánh không có nhân thịt để có thể để được lâu hơn hoặc dùng ăn chay với nhân có thể là chuối chín. Bánh được đánh giá là gói khéo khi bánh được làm tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa, có nghệ nhân còn gói nhân khi cắt ra có hình tam giác.

Bánh tét ngày Tết thường để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa để những ngày Tết có thể dùng để ăn với dưa món và thịt kho, những ngày này theo tục lệ người Việt là không sử dụng bếp núc. Đây thường là bánh tét nhân mặn với thịt, mỡ và đậu xanh, và dùng cho nhiều người ăn. Ngoài ra, còn có bánh tét nhân ngọt với nhân chuối hoặc đậu xanh, loại to dùng cho nhiều người ăn hoặc loại nhỏ dùng cho một người ăn.

Bình luận (0)
Nguyễn Quỳnh Trang
4 tháng 6 2018 lúc 8:47

Tên gọi
Lê Tân trong bài Bánh tét Trà Vinh cho rằng bánh tét, tuy được làm và ăn quanh năm nhưng thường nhất vào dịp lễ hội, đặc biệt là tết cổ truyền. Vì vậy nên theo dân gian lưu truyền ngày xưa cứ tết đến người ta gói loại bánh này và gọi bằng tên "bánh tết", lâu dần đọc trại ra thành "bánh tét". Tuy nhiên, cũng trong tài liệu đã dẫn, tác giả còn cho biết tét là một hành động cắt bánh, tay phải cầm đầu dây khoanh tròn đòn bánh đã lột (vỏ), "tét" từng khoanh một đơm lên đĩa, và tên gọi "bánh tét" rất có thể còn xuất xứ từ cách thức cắt bánh.

Nguyên liệu
Nguyên liệu để gói bánh tét ngày Tết tương tự như dùng làm bánh chưng, bao gồm: gạo nếp, đậu xanh tách vỏ, thịt heo và một số gia vị tương tự như để làm bánh chưng.

Nhưng phổ biến và bán quanh năm là bánh tét ngọt (nhân chuối, thường là chuối Xiêm) hay bánh tét chay (nhân đậu đen). Cá biệt có bánh tét thập cẩm với nhân gồm trứng muối, tôm khô, lạp xưởng, thịt giò, hột sen, nấm đông cô, đậu xanh .

Cũng như bánh chưng, ngày nay nhiều khi người ta dùng dây ni lông thay vì dây lạt.

Quy trình thực hiện
Gạo nếp trước khi gói bánh thường được ngâm, trước vài tiếng, đãi sạch.Sau đó đem gạo ướp muối có độ đậm nhạt vừa phải. Đậu xanh ngâm đãi sạch vỏ và thịt ba rọi xắt vuông dài làm nhân bánh (không ướp hành củ, tiêu bột như bánh chưng). Bánh làm xong được cho vào nồi cao (người ta hay dùng thùng phi cũ cắt nửa) vì phải để bánh dựng đứng, nấu bằng củi gộc đun sôi trong gần một buổi, bánh nhỏ nấu khoảng 3 giờ, bánh lớn nấu tới 5 tiếng mới chín. Khi mới bắt đầu đun nồi bánh phải đun to lửa cho sôi nước trong nồi một lúc sau đó rút bớt lửa để sôi liu riu suốt quá trình nấu bánh, độ nóng lan tỏa để bánh được chín đều. Bánh chín được vớt ra rổ cho ráo nước và nguội.

Nấu bánh: Bánh Tét phải luôn được nấu ngập trong nước, thời gian nấu tùy và kích cỡ bánh nhưng thông thường từ 6 – 8 giờ. Khi nấu phần vỏ bánh sẽ bị hồ hóa. Nhiệt độ nấu nằm trong khoảng 90 – 100oC, đây là khoảng nhiệt độ hồ hóa tốt của tinh bột, các hạt nếp sẽ hút nước mạnh, trương nở mềm ra, tăng độ nhớt, dẻo. Nước cung cấp cho quá trình hồ hóa này là do nước có trong hạt nếp sau khi ngâm, nước từ thịt tiết ra và một ít nước thấm từ bên ngoài vào. Ở nhiệt độ cao phần nhân thịt trong bánh sẽ biến tính, protein thịt khi biến tính sẽ tách nước, phần nước này có các acid amin hòa tan trong đó khi ngấm vào bột đậu xanh và nếp sẽ làm tăng thêm hương vị cho bánh. Nấu bánh còn có tác dụng diệt các loại vi sinh vật dưới tác dụng của nhiệt độ cao giúp bánh có khả năng bảo quản trong thời gian dài.

Rửa: Bánh sau khi hấp sẽ được rửa sạch ngay trong nước lạnh, quá trình rửa này có hai tác dụng. Thứ nhất sẽ hạn chế vỏ bánh không bị mốc vì khi nấu bánh các thành phần như lipit, các tinh bột mạch ngắn trong bánh sẽ lẫn vào nước luộc bánh và bám lên vỏ bánh đây là môi trường dinh dưỡng rất tốt cho vi sinh vật phát triển đặc biệt là nấm mốc phát triển vì vậy cần rửa thật sạch vỏ bánh sau khi nấu. Thứ hai rửa bánh ngay lập tức trong nước lạnh sẽ khiến lớp tinh bột phía ngoài bánh kết tinh một phần (biến tính một phần) tạo một lớp vỏ mỏng vừa giúp giữ tốt hình dáng bánh vừa giúp đòn bánh Tét cứng chắc hơn. Sau khi rửa để ráo hay lau khô bánh là có thể sử dụng được.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đỗ Hương
Xem chi tiết
Đỗ Hương
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Noriko Yori
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Lê Duy Tâm
Xem chi tiết
Lê Duy Tâm
Xem chi tiết