Linh Lê Thị Khánh

em biết j về nafta và asian

Lưu Hạ Vy
15 tháng 2 2017 lúc 15:18

* Nafta

Hiệp định mậu dịchTự do Bắc Mỹ (tiếng Anh: North American Free Trade Agreement; viết tắt: NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa 3 nước Canada, Mỹ và Mexico, ký kết ngày 12 tháng 8, 1992, hiệu lực từ ngày 1 tháng 1, 1994. ... Nội dung của hiệp định này là: Giúp cho kinh tế của 3 nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang 2 nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA...KTĐT - Sau 16 năm tồn tại, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang lộ những vết rạn nứt nghiêm trọng do những bất cập và sự lỗi thời khi nền kinh tế thế giới đang vận động không tuân theo những toan tính chủ quan.

NAFTA đã là nền tảng cho sự thống nhất về kinh tế và chính trị giữa 3 nước Bắc Mỹ, nhưng giờ đây nền tảng này đang có những chấn động dữ dội từ bên trong và đe dọa đến thành công của những bước tiến trong tương lai.

Có rất nhiều vấn đề nổi lên trong mọi lĩnh vực như tranh cãi về thương mại, làn sóng nhập cư và hợp tác quân sự, đó cũng là những vấn đề mà tổng thống Mỹ Barack Obama đã thảo luận với các đối tác Mexico và Canada trong hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ mới đây. Cuộc họp thường niên này vốn là nơi để các bên đề ra những kế hoạch tăng cường hợp tác và hội nhập thì lần này đã trở thành cơ hội để khuấy lại những vấn đề nóng bỏng chưa bao giờ được giải quyết triệt để. Cả Mexico và Canađa đều không hài lòng với điều khoản "mua hàng Mỹ" của tổng thống Mỹ. Việc Mỹ công khai yêu cầu các dự án xây dựng trong NAFTA phải mua sản phẩm của các công ty Mỹ là sự vi phạm nghiêm trọng các quy định của NAFTA. Mexico đã trả đũa bằng cách áp thuế quan với hàng chục loại sản phẩm nhập khẩu của Mỹ.

Nhiều xung đột khác còn liên quan đến tình trạng nhập cư và vận tải hàng hoá giữa 3 nước Bắc Mỹ. Mặc dù NAFTA được chính các công ty Mỹ ủng hộ và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các điều khoản cho hiệp định này, nhưng đến nay nhiều công ty Mỹ đã bị đánh bật khỏi sân chơi bởi sự cạnh tranh từ các công ty của Canađa và Mexico. Chính các công ty Mỹ đã thúc giục, đòi tổng thống Obama phải hứa sẽ tiến hành "đàm phán lại" NAFTA.

Chống tự do hoá thương mại không phải là một tiến trình tự nhiên, chính các công ty lớn tại Mỹ đã khởi xướng và ủng hộ việc đàm phán lại NAFTA để cạnh tranh với các đối thủ từ nước ngoài, một số công ty đã đưa ý định của họ vào những điều khoản trong dự luật về thương mại đang chờ Quốc hội Mỹ thông qua, mặc dù dự luật này có nhiều điểm tích cực đối với người lao động và môi trường nhưng bản thân nó có những nội dung mâu thuẫn liên quan đến chính sách bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp như: đánh giá NAFTA đã có tác động thế nào đến "sự cạnh tranh" của các công ty Mỹ; "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ", bảo vệ "đầu tư" của những công ty liên quốc gia và những nhà đầu tư lớn. Đây chính là lý do khiến nhiều nghị sĩ Dân chủ đang vận động sớm bỏ phiếu thông qua dự luật này.

Nhiều doanh nghiệp lớn của Canađa và Mêhicô cũng không hài lòng với NAFTA, vì vậy triển vọng kế hoạch hợp nhất Bắc Mỹ càng thêm xa vời. Ý tưởng này muốn hình thành một Liên minh Bắc Mỹ để đi đến hợp nhất các nước trong NAFTA thành một quốc gia hoặc ít nhất có thể xoá đi ranh giới về kinh tế và chính trị giống như mô hình Liên minh châu Âu. Nhưng những căng thẳng giữa các công ty là địch thủ của nhau trên thị trường Bắc Mỹ khiến cho việc hình thành một Liên minh Bắc Mỹ chỉ là lý thuyết, tình trạng đó cũng đang diễn ra đối với các công ty trong EU và đe doạ đến sự thống nhất của liên minh này.

Trật tự thế giới mới như nhiều người dự đoán sẽ hình thành dựa trên các thoả thuận giữa nhiều quốc gia và những công ty lớn để khai thác các nguồn tài nguyên và lao động dôi dư trên thế giới. Diện mạo quốc tế đang được phác hoạ bởi những cuộc xung đột khu vực ngày càng gia tăng, tình hình chính trị thế giới chưa bao giờ trở nên mong manh như hiện nay với các mối đe doạ từ các cuộc xung đột khu vực ngày càng trở nên rõ ràng (như tại Pakistan, Iran, Israel, Gruzia, và việc Mỹ can thiệp vào Mỹ Latinh). Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái của nền kinh tế thế giới càng làm trầm trọng thêm mối căng thẳng, buộc các chính phủ phải ra tay giúp các công ty của họ san bớt gánh nặng qua các nước khác bằng cách thao túng tiền tệ, nhận trợ cấp của chính phủ, các biện pháp thuế quan (chủ nghĩa bảo hộ)... Bản chất chủ nghĩa tư bản là cạnh tranh và khắc nghiệt chứ không phải hợp tác. Một yếu tố khiến trật tự thế giới mới khó có thể định hình đó là chủ nghĩa dân tộc. Khi suy thoái càng trầm trọng thì chủ nghĩa dân tộc/chủ nghĩa yêu nước càng thêm mạnh mẽ. Người ta sẽ đổ lỗi cho nước ngoài hoặc những người nhập cư gây nên các vấn đề đó chứ không bao giờ nghĩ rằng nguyên nhân nằm ở các công ty của nước họ. Tính dân tộc là một trong những nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn mới xảy ra trong NAFTA.

Tuy nhiên, có một điểm các bên đều tìm được tiếng nói chung, đó là việc quân sự hoá Mêhicô. Hàng tỷ USD được Mỹ đổ vào nước láng giềng phía Nam này theo "kế hoạch Mêhicô" để tăng cường an ninh biên giới và phục vụ "cuộc chiến tranh ma tuý" đến nay vẫn chỉ đem đến kết quả là hơn 12.000 người chết liên quan đến các hoạt động buôn lậu ma tuý và hàng trăm vụ vi phạm nhân quyền. Mặc dù vậy, Chính quyền Obama vẫn quyết tâm tiếp tục cuộc chiến chống ma tuý tại vùng biên giới phía Nam bằng cách đổ thêm tiền cho "kế hoạch Mêhicô" khi Obama trấn an Tổng thống P. Calderon rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ đang chuẩn bị báo cáo ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ Mêhicô trong việc bảo vệ nhân quyền để tránh đi ngược lại những nguyên tắc đề ra trong "kế hoạch Mêhicô".

Tất cả những tranh cãi giữa tự do thương mại và chủ nghĩa bảo hộ là một cuộc đấu tranh giữa các thế lực kinh tế, những đối thủ giỏi nhất thì muốn tự do thương mại, trong khi những công ty lớn còn lại muốn họ được bảo hộ trong tự do thương mại. Chừng nào những công ty đó còn chưa thuộc quyền điều hành của người dân - một điều không thể xảy ra trong hệ thống hai đảng - thì vấn đề thương mại sẽ vẫn là một trận chiến tranh giành thị trường. Tự do thương mại mang nhiều yếu tố tiến bộ, tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ được lợi từ việc trao đổi tự do hàng hoá, dịch vụ, vật liệu thô, sáng kiến... Tuy nhiên, với tự do thương mại kiểu tư bản chủ nghĩa, khái niệm về hợp tác bị lấn át bởi động cơ lợi nhuận, điều này đồng nghĩa với những cuộc chiến cạnh tranh đủ mọi thủ đoạn trên thị trường quốc tế, để giành chiến thắng họ phải hạ giá thành xuống mức tối thiểu, đặc biệt bằng cách giảm chi phí lao động.

Với chủ nghĩa tư bản, tự do thương mại là cần thiết, trong khi đó chủ nghĩa bảo hộ lại cổ suý các cuộc chiến tranh thương mại và chiến tranh quân sự. Để có những thay đổi chính sách một cách tích cực tại Mỹ, trước hết cần phải xoá bỏ sự chi phối quá lớn của các công ty đối với hệ thống chính trị kiểu hai đảng cầm quyền, thay vào đó phải có một tổ chức đấu tranh vì quyền của người lao động, vì công bằng xã hội. Điều này cực khó, không khác gì việc cho một con bò vào cái chai. Vậy là tương lai của NAFTA, mà một số người cho là một hình mẫu cho sự liên kết khu vực, đang đứng trước nhiều thách thức.

Lưu Hạ Vy
15 tháng 2 2017 lúc 15:20

* Asian

Châu Á là trái đất lớn nhất và đông dân nhất của lục địa , nằm chủ yếu ở phía Đông và phía Bắc bán cầu và chia sẻ những vùng đất rộng lục địa Á-Âu với lục địa châu Âu . Châu Á có diện tích 44.579.000 km vuông (17.212.000 mi²), khoảng 30% tổng diện tích đất đai của Trái Đất và 8,7% tổng diện tích bề mặt Trái Đất. Các lục địa, mà từ lâu đã là nơi có đa số dân số con người , [3] đã được trang web của nhiều nền văn minh đầu tiên . Châu Á được chú ý không chỉ có kích thước tổng thể của nó lớn và dân số, nhưng cũng định cư dày đặc và lớn cũng như rộng lớn khu vực hầu như không dân trong lục 4,4 tỷ người.Nghe

Nói chung, châu Á có ranh giới về phía đông của Thái Bình Dương , phía nam của Ấn Độ Dương và phía bắc của Bắc Băng Dương .Ranh giới phía tây với châu Âu là một lịch sử và xây dựng văn hóa , như không có tách vật lý và địa lý rõ ràng giữa chúng. Các ranh giới thường được chấp nhận nhất đặt châu Á đến phía đông của kênh đào Suez , các sông Ural , và dãy núi Ural , và phía nam củadãy núi Caucasus và Caspian và Biển Đen . [4]

Trung Quốc và Ấn Độ xen kẽ trong là các nền kinh tế lớn nhất thế giới 1-1800 AD Trung Quốc là một cường quốc kinh tế lớn và thu hút rất nhiều về phía đông, [5] [6] [7] [8] và nhiều cá nhân giàu có huyền thoại và sự thịnh vượng của nền văn hóa cổ xưa của Ấn Độ nhân cách châu Á, [9] thu hút thương mại châu Âu, thăm dò và chủ nghĩa thực dân. Việc phát hiện tình cờ của Mỹ bởi Columbus tìm kiếm cho Ấn Độ thể hiện niềm đam mê sâu sắc này. Các con đường tơ lụa đã trở thành con đường thương mại Đông-Tây chính trong hitherland châu Á trong khi eo biển Malacca đứng như một tuyến đường biển quan trọng. Châu Á đã trưng bày năng động kinh tế (đặc biệt là Đông Á) cũng như tăng dân số mạnh mẽ trong thế kỷ 20, nhưng mức tăng dân số này đã giảm xuống. [10] Châu Á là nơi sinh của hầu hết các dòng chính của thế giới tôn giáo bao gồm cả Thiên Chúa giáo , Hồi giáo , Do Thái giáo , Ấn Độ giáo , Phật giáo , Nho giáo , Đạo giáo (hay Lão giáo), Jaina giáo , đạo Sikh , Zoroastranism , cũng như nhiều tôn giáo khác.

Do quy mô và tính đa dạng của nó, khái niệm về khu vực châu Á-một tên có niên đại từ thời cổ -may thực sự có nhiều hơn để làm với địa lý nhân văn hơn địa lý vật lý . [11] Châu Á khác nhau rất nhiều qua và trong khu vực của nó đối với các dân tộc, các nền văn hóa, môi trường, kinh tế, quan hệ lịch sử và hệ thống chính phủ với. Nó cũng có một sự pha trộn của nhiều vùng khí hậu khác nhau từ xích đạo về phía nam qua sa mạc nóng trong Trung Đông , khu vực ôn đới ở phía đông và trung tâm cực kỳ lục địa đến các khu vực cận Bắc Cực và Bắc Cực rộng lớn ở Siberia .


Các câu hỏi tương tự
Trà Giang
Xem chi tiết
Cao Thi Thuy Duong
Xem chi tiết
Hoàng Nhi
Xem chi tiết
lý yến nhi
Xem chi tiết
Tơn Thor
Xem chi tiết
BaekYeol Aeri
Xem chi tiết
nguyen chi toai
Xem chi tiết
James Trần
Xem chi tiết
Nozomi Judo
Xem chi tiết