Hòa tan 54,24 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, MgCO3 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 31,858% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,04 mol NaNO3 và 2,24 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với He bằng 11. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 334,4 gam kết tủa. Nếu cô cạn dung dịch Y thu được 111,44 gam muối. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong hỗn hợp X là
A. 25,66%.
B. 28,32%.
C. 39,82%.
D. 6,19%.
Dung dịch A chứa 0,01 mol Fe(NO)3 và 0,15mol HCl có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu kim loại (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất)
A. 2,88
B. 3,92
C. 3,2
D. 5,12
Một bình kín chứa 46,54 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu(NO3)2. Thêm vào bình một lượng C rồi nung nóng bình (không có không khí) một thời gian thì thấy không còn C dư, thu được hỗn hợp rắn Y và 5,152 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO2 (0,19 mol), CO2, O2. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa m gam HC1 sau phản ứng chỉ thu được dung dịch T chứa (m + 30,184) gam các muối và a mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng của Cu(NO3)2 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 35%
B. 77%
C. 69%.
D. 94%.
Cho 74,88 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl và 0,024 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,032 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 0,009 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 44,022 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 46,6%.
B. 37,8%.
C. 35,8%.
D. 49,6%.
Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl và 0,15 mol Cu(NO3)2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6562 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 15,11gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị m là.
A. 2,80 gam
B. 4,20 gam
C. 3,36 gam
D. 5,04 gam
Nung nóng m gam hỗn hợp H gồm Cu, CU(NO3)2, Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, thu được hỗn hợp rắn X và 8,96 lít một khí Z (đktc). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 4,032 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho lượng dư dung dịch NaOH vào Y được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 41,6 gam rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 55,68
B. 58,88
C. 54,56
D. 60,00
Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1,2 M thu được khí NO và m gam kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3– và không có khí H2 bay ra
A. 0,64.
B. 2,4.
C. 0,3.
D. 1,6.
Cho 7,55 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,8 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch Y chứa các muối có khối lượng là
A. 30,8 gam.
B. 69,55 gam
C. 38,55 gam
D. 15,3 gam
Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và KCl 0,4M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện bằng 5A không đổi trong thời gian 6176 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 15 gam. Cho 0,25 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy có khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời thu được m gam gỗn hợp rắn. Giá trị của m là:
A. 10,16
B. 8,48
C. 8,32
D. 9,60