Tầng lớp nào ở Nhật Bản (thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868) ngày càng giàu có, nhưng lại không có quyền lực về chính trị?
A. Công nhân
B. Thợ thủ công
C. Samurai
D. Tư sản công thương nghiệp
Tư sản công thương nghiệp ở Nhật Bản thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có đặc điểm là:
A. có quyền lực về chính trị
B. ngày càng giàu có
C. quản lí các vùng lãnh địa trong nước
D. là những quý tộc phong kiến lớn
Tầng lớp nào ở Nhật Bản (thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868) là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ?
A. Samurai
B. Đaimyô
C. Địa chủ phong kiến
D. Tư sản công thương nghiệp
Ý nào sau đây không đúng khi nói về tầng lớp Đaimyô ở Nhật Bản thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Quản lí các vùng lãnh địa trong nước
B. Là những quý tộc phong kiến lớn
C. Chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc
D. Có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ
Mức tô trung bình ở Nhật Bản (thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868) chiếm tới bao nhiêu phần trăm hoa lợi?
A. 30%.
B. 40%
C. 50%
D. 60%
Nền nông nghiệp Nhật Bản thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 dựa trên quan hệ sản xuất
A. chiếm hữu nô lệ
B. phong kiến lạc hậu
C. tư bản chủ nghĩa
D. xã hội chủ nghĩa
Đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến Nhật Bản thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 là ai?
A. Thị dân
B. Nông dân
C. Thợ thủ công
D. Tư sản công thương nghiệp
Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sôgun dòng họ
A. Phu-cua-ma ở phủ Chúa (Mạc phủ)
B. Ca-oa-xa-ki ở phủ Chúa (Mạc phủ)
C. Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ)
D. Ca-tai-a-ma Xen ở phủ Chúa (Mạc phủ)
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, kinh tế hàng hóa ở Nhật Bản phát triển ở
A. nông thôn
B. thành thị, hải cảng
C. thành thị, nông thôn
D. thành thị, nông thôn, hải cảng