Đun nóng hỗn hợp rắn A gồm 5,6g bột sắt và 1,6g bột lưu huỳnh trong môi trường không có không khí, sau khi phản ứng kết thúc thu được rắn B. Hòa tan hoàn toàn hết lượng rắn B vào dung dịch HCl dư thì thu được hỗn hợp khí Z bay ra và dung dịch A.
a) Xác định các chất rắn trong B và các chất tan trong dung dịch A.
b) Tính thể tích hỗn mỗi khí trong Z (ở đktc).
Fe + S -----> FeS
FeS + 2 HCl ----> FeCl2 + H2S
Fe + 2HCl ----> FeCl2 + H2
a) n(Fe) = 5,6 : 56 = 0,1 ( mol)
n ( S ) = 1,5 : 32 = 0,05 ( mol )
=> sau phản ứng thứ nhất : n(Fe) dư = 0,1 - 0,05 = 0,05 mol ; n(FeS) =n (S ) = 0,05 ( mol)
a) Các chất rắn trong B là: Fe và FeS
Các chất trong dung dịch A là : FeCl2 và HCl dư
b) n(H2 S) = n ( FeS ) = 0,05 ( mol) => V( H2S) = 0,05 x 22,4 = 1,12 ( lit)
n (H2 ) = n(Fe dư) = 0,05 ( mol ) => V( H2) = 1,12 ( lit)