Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Gia Bảo

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh chế độ nhiệt và chế độ mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 6 2019 lúc 9:39

HƯỚNG DẪN

a) Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội (23,5°C) thấp hơn ở TP. Hồ Chí Minh (27,1°C). Nguyên nhân: TP. Hồ Chí Minh gần Xích đạo hơn; mặt khác ở Hà Nội, mùa đông có nhiệt độ hạ thấp (16,4°C so với 25,8°C ở TP. Hồ Chí Minh) do chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc; vào mùa hạ, nhiệt độ cao (28,9°C so với 27,1°C ở TP. Hồ Chí Minh) do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng.

- Tháng có nhiệt độ cao nhất, thấp nhất:

+ Hà Nội cao nhất vào tháng VII và thấp nhất vào tháng I, do vị trí nằm gần chí tuyến Bắc, theo đúng quy luật nhiệt độ cao nhất và thấp nhất ở mỗi bán cầu xảy ra sau khi Mặt Trời lên thiên đỉnh. (Ngày 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc, tất cả mọi địa điểm ở Bán cầu Bắc gần Mặt Trời nhất, nhận được lượng bức xạ lớn nhất, tháng VII có nhiệt độ trung hình cao nhất. Ngày 22/12, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam, tất cả mọi địa điểm ở Bán cầu Bắc ở xa Mặt Trời nhất, nhận được lượng bức xạ mặt trời nhỏ nhất, tháng I có nhiệt độ trung bình thấp nhất).

+ TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng IV, tương ứng với thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất trong năm, vào lúc đang mùa khô, không có mưa; nhiệt độ thấp nhất vào tháng XII, do nằm gần Xích đạo hơn so với Hà Nội (nhiệt độ thấp nhất vào tháng I).

- Biên độ nhiệt ở TP. Hồ Chí Minh nhỏ hơn (1,3°C) ở Hà Nội (14,5°C).

+ TP. Hồ Chí Minh: nằm gần Xích đạo, quanh năm nắng nóng. Mùa đông không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau, làm cho nhiệt độ ở cả hai mùa không chênh lệch nhau lớn.

+ Hà Nội: Nằm xa Xích đạo hơn, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa do tác động của bức xạ mặt trời lớn hơn ở TP. Hồ Chí Minh. Vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; mùa hạ nhiệt độ cao hơn do chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau, làm cho nhiệt độ cao tập trung vào một khoảng thời gian ngắn ở trong năm.

- Diễn biến nhiệt độ trong năm:

+ Hà Nội có một cực đại và một cực tiểu về nhiệt, do trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau.

+ TP. Hồ Chí Minh có hai cực đại về nhiệt, tương ứng với hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh trong năm xa nhau (tháng IV và tháng VIII).

b) Chế độ mưa

- Tổng lượng mưa năm:

+ TP. Hồ Chí Minh lớn hơn (1931 mm) Hà Nội (1667mm).

+ Nguyên nhân:

• Hà Nội có mưa ít vào đầu mùa mưa (chủ yếu là mưa dông nhiệt và chịu ảnh hưởng một phần của gió phơn Tây Nam khô nóng); giữa và cuối mùa mưa nhiều, nhung không lớn hơn ở TP. Hồ Chí Minh (trừ tháng VIII có hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới) do tác động của gió mùa Tây Nam yếu hơn so với TP. Hồ Chí Minh.

• TP. Hồ Chí Minh có mưa suốt mùa hạ (đầu mùa, mưa lớn do gió Tây Nam TBg xâm nhập trực tiếp; giữa và cuối mùa, mưa lớn do tác động của gió mùa Tây Nam); đồng thời gió mùa Tây Nam hoạt động kéo dài làm mùa mưa dài hơn ở Hà Nội 1 tháng.

- Tháng mưa cực đại ở Hà Nội là tháng VIII, ở TP. Hồ Chí Minh vào tháng IX, tương ứng với thời kì hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở tại mỗi địa điểm.

- Mùa mưa ở Hà Nội từ tháng V - X, mùa mưa ở TP. Hồ Chí Minh từ tháng V - XI trùng với thời kì hoạt động của gió mùa mùa hạ; TP. Hồ Chí Minh, mùa mưa kéo dài hơn Hà Nội do hoạt động kéo dài hơn của gió mùa Tây Nam.


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết