*Giống nhau
Hai vùng đều có tiềm năng thuỷ điện lớn có ý nghĩa đối với cả nước.
*Khác nhau
-Tiềm năng
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hệ thống sông Hồng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước: 11 triệu KW (chiếm 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)
+Tây Nguyên: Hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai,... có các bậc thang thuỷ điện do chảy qua địa hình cao nguyên xếp tầng
-Hiện trạng
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn, xây dựng hồ chứa nước sẽ gây ngập lụt cả một vùng rộng lớn, phái di dời dân và tác động lớn đến môi trường sinh thái
+Tây Nguyên: Vì Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xêp tầng nên không phài chi phí nhiều cho việc xây dựng hồ chứa nước và di dời dân
-Các nhà máy tiêu biểu
+Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (320 MW), Nậm Mu trên sông Chảy.
Đang triển khai xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW).
+Tây Nguyên
Đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Y-a-ly (720 MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Đrây H linh, Đa Nhim
Đang triển khai xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Xê Xan 4, Xrê Pôk 3, Xrê Pôk 4, Buôn Kuôp, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah, Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4.
+Tác động
+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Thúc đẩy công nghiộp khai thác và chế biến khoáng sán, phát triển du lịch, điều tiết lũ và cung cấp nước cho vùng Đồng hằng sông Hồng
+Tây Nguyên: Thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển, cung cấp nước tưới, phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản