Dựa trên những điều kiện nào mà ĐBSCL có thể trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước?
– Vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất. Năm 2005, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn vùng là 680.000 ha, chiếm khoảng 70% diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của cả nước.
– Diện tích rừng ngập mặn lớn, có thể kết hợp nuôi thủy sản.
– Đối tượng nuôi trồng đa dạng: cá, tôm, các giống đặc sản…
– Đây là vùng có truyền thống nuôi trồng thủy sản, người dân có nhiều kinh nghiệm. Sự năng động của cơ chế thị trường.
– Hàng năm lũ tràn về mang theo một lượng lớn thức ăn tự nhiên tạo thuận lợi cho nuôi trồng phát triển.
– Các dịch vụ về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh đều phát triển.
– Nhu cầu thị trường lớn kể cả trong và ngoài nước.
– Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển.
– Chính sách khuyến ngư và đẩy mạnh xuất khẩu.
Đồng bằng sông cửu Long có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
- Đồng bằng sông cửu Long có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nhiều ao hồ thuận lợi để nuôi cá, tôm nước ngọt.
- Các cửa sông, vùng ven biển, hải triều, rừng ngập mặn, ., có khả năng phát triển nuôi cá, tôm nước lợ, mặn.