Đốt cháy hoàn toàn m gam một kim loại Y trong bình chứa oxi, sau phản ứng thu được
1,381m gam một oxit. Mặt khác, cho m gam kim loại Y tan hết trong dung dịch axit
clohidric vừa đủ thu được 100 gam dung dịch chỉ chứa muối clorua nồng độ 15,24% đồng
thời thu được V lít khí hidro (đktc). Xác định kim loại Y và giá trị m, V. Tính nồng độ của
dung dịch axit clohidric ban đầu đã dùng.
TN1: Gọi CTHH của oxit là Y2On
\(n_Y=\dfrac{m}{M_Y}\left(mol\right)\)
=> \(n_{Y_2O_n}=\dfrac{m}{2.M_Y}\left(mol\right)\)
=> \(\dfrac{m}{2.M_Y}\left(2.M_Y+16n\right)=1,381m\)
=> \(M_Y=21n\left(g/mol\right)\)
Xét n = 1 => L
Xét n = 2 => L
Xét n = 3 => L
Xét n = \(\dfrac{8}{3}\) => MY = 56 (Fe)
TN2:
\(m_{FeCl_2}=\dfrac{100.15,24}{100}=15,24\left(g\right)\)
=> \(n_{FeCl_2}=\dfrac{15,24}{127}=0,12\left(mol\right)\)
Bảo toàn Fe: nFe = 0,12 (mol)
=> m = mFe = 0,12.56 = 6,72 (g)
PTHH: Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
=> nH2 = 0,12 (mol)
=> V = 0,12.22,4 = 2,688 (l)
nHCl = 0,24 (mol)
=> mHCl = 0,24.36,5 = 8,76 (g)
mdd HCl = 100 + 0,12.2 - 6,72 = 93,52 (g)
\(C\%_{ddHCl}=\dfrac{8,76}{93,52}.100\%=9,367\%\)