Bài viết số 1 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Vũ Hoài Anh

Đóng vai anh đội viên và kể lại câu chuyện "Đêm nay Bác không ngủ"

em muốn kham thảo những bài mà các anh chị đã làm qua nhé,văn mạng thì em không có cảm tình cho lắm.Em csáng mai em phải nộp bài rồi ạ!

Nguyễn Thị Hồng Nhung
22 tháng 8 2017 lúc 17:30
Tôi bàng hoàng giật mình khi trời đã khuya rồi mà Bác vẫn ngồ tư lự bên bếp lửa. Bác bỏ củi vào cho ngọn lửa bùng lên ấm áp, rồi Bác đi rất nhẹ nhàng để dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác đang quan tâm tới giấc ngủ của bộ đội. Vĩ lãnh tụ ấy không chỉ lo cho vận mệnh dân tộc mà lo cho từng con người. Đó là những cử chỉ săn sóc của người mẹ! Tôi ứa nước mắt và thiếp đi trong sung sướng. Quên cả trận đánh khốc liệt ngày mai, tôi nhẹ nhàng trôi vào giấc ngủ như thủa nào nằm yên trong lòng mẹ. Lần thứ hai tôi thức dậy. Thật bất ngờ, Bác vẫn chăm chút cho từng bếp lửa để xua đi cái rét mướt theo mư dầm rả rich chốn núi rừng. Tôi lặng yên miên man nghĩ và lại thiếp đi. Lần thứ ba thức dậy có lẽ là nhờ bếp lửa được bùng to và ấm áp hơn. Tôi không kìm lòng mình được nữa nên năn nỉ mời Bác ngủ. Bác dỗ dành tôi phải ngủ ngon. Bác nói Bác ngủ không an lòng. Tôi hiểu, dù không nhìn thấy bằng mắt nhưng tấm lòng Người nhìn thấy đoàn dân công ngủ cơ cực trong cái rét, cái khổ ngoài rừng mưa. Quả thật tình thương của Bác dành cho con người là một lẽ tình thương không so đo, tính toán hoặc đặt ra điều kiện nào.
Tham khảo nhé
Mai Hà Chi
22 tháng 8 2017 lúc 23:01

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây.Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá !

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bácvẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.
Tham khảo!

nguyễn thị ngọc khánh
28 tháng 11 2017 lúc 16:48

Bài thơ" Đêm nay Bác không ngủ"được ra đời từ tia chớp cảm xúc mãnh liệt của tác giả Minh Huệ trong hoàn cảnh đó. Trong niềm xúc động rưng rưng của đêm đông xứ Nghệ, nhà thơ đã hóa thân vào anh bộ đội kể chuyện chiến trường, để kể một câu chuyện về Bác trong những vần thơ sâu lắng, say mê, bồi hồi. Có thể nói, không chỉ ngay lúc ấy, khi những xúc cảm mãnh liệt được tuôn tràn lên trang giấy, cho đến nay, dù trong hoàn cảnh nào, bài thơ vẫn đem lại cho mỗi chúng ta niềm xúc động khi cùng tác giả sống lại kỉ niệm ấy.

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ

Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác

Câu chuyện được bắt đầu như thế. Trong một đêm mưa giữa rừng, khuya và lạnh. Trên chặng đường hành quân đi chiến dịch, trong mái lều xơ xác bập bùng ánh sáng và hơi ấm ngọn lửa, anh đội viên nhìn thấy Bác không ngủ, ngồi lặng yên bên bếp lửa. Không gian với bóng đêm và ánh lửa đã tạo nên sự đan xen giữa hai mảng sáng – tối, thành cái phông nền đặc biệt, làm nổi bật hình ảnh vị lãnh tụ đáng kính.

Lần đầu thức dậy, anh đội viên thấy Bác hiện lên trong dáng ngồi lặng yên với vẻ mặt trầm ngâm nghĩ ngợi. Anh ngạc nhiên rồi mới vỡ lẽ. Trong sự tĩnh lặng của đêm rừng, Người đang trầm ngâm suy tính việc nước. Anh biết vậy, nên không muốn làm cắt đứt dòng suy tư của Bác, anh lặng lẽ đắm say ngắm nhìn người Cha già đang vun đống lửa sưởi ấm cho các anh nằm. Lòng yêu thương kính trọng càng sâu sắc hơn nữa khi anh nhận ra: Bác không chỉ lo việc nước, Bác còn đang chăm chút cho chính cuộc sống của các anh. Và cứ mỗi giây phút thời gian trôi đi, anh lại nhận ra có thêm biết bao ưu tư vương lại và đè nặng lên dáng hình của Bác. Những câu thơ như khắc như họa những nỗi niềm ấy. Nhà thơ như đang tạc vào không gian một bức tượng mà nét khắc là bóng đêm và sắc màu là ánh lửa. Để chợt khi, dáng hình ấy lay động, anh mới bừng tỉnh, xúc động:

Rồi bác đi dém chăn
Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng

Đến đây thì anh biết rằng mình không thể giả vờ ngủ lâu hơn nữa để được nhận lấy niềm thương yêu chăm chút ấy, để được vị kỉ dành riêng cho mình quyền được lặng lẽ ngắm nhìn, chiêm ngưỡng Bác. Anh phải có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho Người. Phút bừng ngộ khiến trong trái tim anh, hình ảnh Bác hiện lên không chỉ thiêng liêng, kì vĩ mà còn gần gũi, thân thuộc: “Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Anh hiểu được tấm lòng của người Cha già dân tộc, cao cả mà bình dị, nồng ấm. Tình cảm ấy kéo gần những khoảng cách xa xôi, chan hòa những tôn ti thứ bậc, nó khiến anh dám chia sẻ với Bác xúc cảm của mình. Nhưng anh đã không thuyết phục được Bác chợp mắt. Anh bồn chồn, lo lắng, thao thức bởi biết bao tình cảm đan xen, bộn bề. Anh đã chìm đi trong giấc ngủ với biết bao trằn trọc lo toan ấy để phải “hoảng hốt giật mình” khi lần thứ ba thức dậy, “Bác vẫn ngồi đinh ninh/ Chòm râu im phăng phắc”. Nỗi lo lắng đã bột phát thành hành động:

Anh vội vàng nằng nặc:
– Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Đâu có phải riêng đêm nay Bác không ngủ. Đã biết bao đêm, ngay cả khi bị giam hãm trong ngục tù giam khổ của Tưởng Giới Thạch, Bác đã trằn trọc băn khoăn, Bác đã thức trắng đêm lo cho vận nước. Đã biết bao đêm Bác hóa thạch trong thế suy tư? Dáng ngồi bất động kia của Bác nói cho anh đội viên biết nhiều hơn tình yêu dành cho dân quân, bộ đội. Chất chứa trong ấy là bao nỗi lo lắng và thương cảm của Bác đối với nhân dân, đối với tiền đồ dân tộc. Khi trong lòng còn biết bao mối bận tâm như thế, liệu Người có thể ngủ ngon giấc?

Song hành với sự tăng tiến trong tâm trạng của anh đội viên qua ba lần thức giấc: Từ ngạc nhiên đến hoảng hốt, lo lắng, từ thổn thức, nằn nì đến vội vàng, nằng nặc là sự tăng tiến trong tình cảm của Bác: Càng thươngcàng nóng ruột/ Mong trời sáng mau mau. Ở đỉnh cao của hai dòng tâm trạng ấy, anh đội viên đã bừng ngộ ra lẽ sống của Bác. Tấm lòng yêu thương bao la của Bác đã có sức lan tỏa và lay động lớn lao đối với tâm hồn người chiến sĩ trẻ tuổi:

Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác

Hai cái nhìn, hai ý nghĩ. Mỗi người đều đang theo đuổi tâm tư riêng của mình nhưng kết thúc câu chuyện là một sự đồng điệu. Trong niềm vui sướng và xúc động dâng trào, người chiến sĩ thức luôn cùng Bác để giữ mãi những phút giây bên Người:

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh


Các câu hỏi tương tự
Đặng Vũ Hoài Anh
Xem chi tiết
Đặng Vũ Hoài Anh
Xem chi tiết
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
Xem chi tiết
Khuất Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Kiên Trung
Xem chi tiết
Lê Đình Bảo
Xem chi tiết
Amine cute
Xem chi tiết
Vân Trang Bùi
Xem chi tiết