Lời giải:
Nghẹn ngào là không nói được vì quá xúc động.
Lời giải:
Nghẹn ngào là không nói được vì quá xúc động.
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Các em nhỏ và cụ già
1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.
2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. - Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? –Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi : - Chắc là cụ bị ốm ? - Hay là cụ đánh mất cái gì ? - Chúng mình thử hỏi xem đi !
3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi : - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ? Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp. Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.
4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp : - Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm. Một lát sau, xe buýt đến. giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về. - Sếu : loài chim lớn, cổ và mỏ dài, chân cao, kêu rất to, sống ở phương bắc, mùa đông thường bay về phương nam tránh rét. - U sầu: buồn bã - Nghẹn ngào: không nói được vì quá xúc động.
Câu chuyện diễn ra vào khoảng thời gian nào ?
A. Vào buổi chiều lúc mặt trời sắp lặn
B. Vào buổi trưa nắng ắm
C. Vào một buổi bình minh
Ý nào sau đây nói đúng ý nghĩa của từ siêng năng ?
A. Lười nhác, không thích làm việc
B. Thông minh và giỏi giang
C. Chăm chỉ làm việc
Đáp án nào sau đây nói đúng ý nghĩa của từ giăng giăng ?
A. Dàn ra theo chiều ngang
B. Dàn ra theo chiều dọc
C. Dàn trải ra khắp nơi
Dòng nào nói đúng về nội dung, ý nghĩa của bài ?
A. Ca ngợi sự thông minh của những chú voi ở Tây Nguyên
B. Kể về hội đua voi rất náo nhiệt ở Tây Nguyên
C. Ngày hội đua voi cả đồng bào Tây Nguyên thật vui vẻ, bổ ích, độc đáo. Thông qua đó, ta thấy được nét sinh hoạt cộng đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
Dựa theo truyện Tôi cũng như bác , trả lời các câu hỏi dưới đây:
a, Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo?
b, Ông nói gì với người đứng cạnh?
c, Người đó trả lời ra sao ? Câu trả lời có gì đáng buồn cười?
a, Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống ở từng dòng dưới đây
Gợi ý : Tất cả các từ ngữ đều bắt đầu ngữ bằng chữ T
- Dòng 1 : Cùng nghĩa với thiếu nhi
- Dòng 2 : Đáp lại câu hỏi của người khác
- Dòng 3 : Người làm việc trên tàu thủy
- Dòng 4 : Tên của một trong Hai Bà Trưng
- Dòng 5: Thời gian sắp tới ( Trái nghĩa với quá khứ )
- Dòng 6: Trái nghĩa với khô héo ( nói về cây cối )
- Dòng 7: Cùng nghĩa với cộng đồng ( tập …)
- Dòng 8: Dùng màu làm cho tranh thêm đẹp
b, Viết từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in đậm
Dòng nào sau đây giải thích đúng nghĩa của từ lán ?
A. Là nhà cao tầng, tiện nghi
B. Là nhà được xây dựng kiên cố
C. Là nhà dựng tạm, sơ sài bằng tre, nứa
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Giọng quê hương
1. Thuyên và Đồng rời quê hương đã mấy năm. Một hôm hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên. Họ chuyện trò luôn miệng. Bầu không khí trong quán vui vẻ lạ thường.
2. Lúc đứng lên trả tiền, Thuyên mới biết mình quên chiếc ví ở nhà. Hỏi Đồng, Đồng cũng không mang tiền theo. Hai người đang lúng túng, chợt một trong ba thanh niên bước đến lại gần, nói:
- Xin hai anh vui lòng cho tôi được trả tiền.
Thuyên ngạc nhiên nhìn anh thanh niên. Trên gương mặt đôn hậu, cặp mắt ánh lên vẻ thành thực, dễ mến. Thuyên bối rối:
- Xin lỗi. Tôi quả thật chưa nhớ ra anh là… Người thanh niên không để Thuyên kịp dứt lời:
- Dạ, không ! Bây giờ tôi mới được biết hai anh. Tôi muốn làm quen…
3. Ngừng một lát như để nén nỗi xúc động, anh thanh niên nói tiếp:
- Hai anh đã cho tôi nghe lại giọng nói của mẹ tôi xưa… Bất ngờ trước tình cảm của người bạn mới, Thuyên chỉ biết nói:
- Cảm ơn anh… Anh thanh niên xua tay:
- Tôi phải cảm ơn hai anh mới phải. Rồi người ấy nghẹn ngào:
- Mẹ tôi là người miền Trung…. Bà qua đời đã hơn tám năm rồi. Nói đến đây, người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt để lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.
- Đôn hậu : hiền từ, thật thà.
- Thành thực : có tấm lòng chân thật.
- Bùi ngùi : có cảm giác buồn, thương, nhớ lẫn lộn.
Trong lúc lạc đường, Thuyên và Đồng phải làm gì ?
A. Ghé vào quán gần đó để ăn trưa và hỏi đường
B. Gặp ba người thanh niên và hỏi đường
C. Hai anh loay hoay tìm đường về
Dòng nào sau đây giải thích đúng ý nghĩa của từ “đánh thù” ?
A. Đánh giặc, bảo vệ đất nước
B. Bị giặc xâm lược
C. Đánh nhau vì ghét và thù hằn