Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu, hãy làm sáng tỏ quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Những nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà? Làm rõ tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và hiện đại) về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên.
Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, Chiều xuân của Anh Thơ.
Dòng nào sau đây không thể hiện cái ngông của Tản Đà trong bài “Hầu trời”?
A. Xem mình bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.
B. Không thấy ai tri âm với mình ngoài trời và tiên.
C. Tự cho mình văn hay khiến trời phải khen thưởng
D. Ý thức về tài năng và chí làm trai trong trời đất.
Bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà được viết bằng:
A. chữ Nôm, thể thất ngôn tứ tuyệt.
B. chữ Nôm, thể thất ngôn trường thiên.
C. chữ Hán, thể thất ngôn trường thiên.
D. chữ quốc ngữ, thể thất ngôn trường thiên.
Nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ Hầu trời là:
A. Thể thơ thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.
B. Ngôn từ hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
C. Cách biểu hiện cảm xúc tự do, phóng túng, bình dân.
D. Tất cả đều đúng.
Tìm cái tôi bi kịch trong 3 bài thơ: Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn vỹ dạ
Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác:
1. Lưu biệt khi xuất dương
2. Từ ấy
3. Chiều tối
4. Nhớ rừng
A. 1 → 4 → 2 → 3
B. 1 → 2 → 3 → 4
C. 4→ 3 → 2 → 1
D. 1 → 2 → 4 → 3
Bài Hầu trời có ý tưởng gì hoặc câu thơ nào làm cho anh (chị) thích thú nhất? Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình.