Bài 3.Những trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng như thế nào?
a) Tôi tự đi đến trường. Từ khi tôi bắt đầu học lớp Hai.
b) Cái đầu Trạch Văn đoành không húi như đầu của chúng ta. Một lối riêng. Hắn gọi là mốt tiền văn minh, hậu nhà sư. Đằng trước có mấy món tóc dài để chải lật lên. Đằng sau cạo nhẵn thĩn như quả bưởi. Cho nó sạch.
c) Ông đến để tìm sự ấm áp. Trong trái tim.
giúp mình với ạ.
Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.
a) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.
b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
c) Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
d) Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.
Từ văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn từ 8-10 câu nói về thông điệp em đã rút ra được sau khi đọc
Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì ?
Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng ; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. ( Tô Hoài )
A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn
C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản
D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp
Xác định trạng ngữ cho các câu sau và cho biết nó thuộc loại trạng ngữ
lào? (Trạng ngữ chỉ thời gian, hay không gian...)
a. "Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa". (Ca dao).
b. Đã mười năm nay, tôi chưa được về quê.
c. Vì chuôm cho cá bén đăng
Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò. (Ca dao)
Với trang sách và chiếc bút bi. Minh miệt mài học tập và ghi chép. Bạn
bè rất quý và tự hào về người bạn xuất sắc của lớp mình.
Đọc hai truyện sau:
(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.
(2)Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả Đấy là cho người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”
a. Hai câu chuyện trên đã rõ bố cục chưa?
b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí ở chỗ nào?
c. Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên thế nào?
3. Các phần của bố cục
a. Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần, Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và miêu tả.
b. Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ từng phần không? Vì sao?
c. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu Nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khí tổ quốc bị xâm lăng, thì tình thần ấy lại sôi nổi, nó kết lại thành một làn làn sóng mạnh mẽ, to lớn lướt qua mọi sự nguy hiểm kó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước
a,tìm các trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ
b,câu đầu của đoạn có sử dụng Biện pháp đảo trật tự từ trong cụm từ làm phụ ngữ Hay chỉ ra từ nào đc đảo trật tự
c,câu cuối đoạn sử dụng phép tu từ nào nêu biện pháp
d,có thể đảo vị trí của 3 động từ Kết thành, lướt qua , nhấn chìm Ở câu văn cuối đoạn ko tại sao
Mk đang cần gấp
Cho các cụm từ: Học sinh/ ở xóm tôi/ học giỏi .
a. Em hãy sắp xếp để tạo một câu văn hoàn chỉnh có thành phần trạng ngữ ở đầu câu.
b. Từ nội dung của câu văn hoàn thành ở phần a, em hãy viết thêm hai câu văn khác về chủ đề học tập có sử dụng trạng ngữ chỉ mục đích và trạng ngữ chỉ cách thức.
c. Từ các câu văn ở phần b, em hãy tách các trạng ngữ thành câu riêng và cho biết những câu văn được tách thuộc loại câu gì em đã học?
CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC BÌNH NỨT
Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối: “Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”. Người gánh nước trả lời: “Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à?. Đó là vì ta luôn biết khuyếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng…. Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này, thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy”.
Chiếc bình nứt bừng tỉnh. Nó biết rằng từ hôm nay, mỗi ngày mới trên con đường này sẽ luôn mang đến cùng niềm vui, hạnh phúc.
(Trích : "Hạt giống tâm hồn")
1xác định thể loại của bài văn trên2 Nội dung cơ bản của văn bản trên là gì? (0,25 điểm)
3. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? (0,25 điểm)