a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau :
- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào ?
- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.
b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu :
(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn, cô ấy uống nước giải khát X.
(Quảng cáo một loại nước giải khát)
(2)
A : – Mình vừa chụp ảnh Hương đấy.
B : – Ai? Hương hả? Cậu có biết biệt danh của cô ấy là gì không? “Hắc cô nương” đấy!
(Hương xuất hiện)…
A : – Đừng gọi cô ấy là “Hắc cô nương” nữa nghe! “Bạch cô nương” đấy.
Gợi ý :
- Quảng cáo (1) đã đi vào trọng tâm chưa ? Có đảm bảo tính thông tin không ?
- Quảng cáo (2) có quá lời không ? Đã thực sự thuyết phục chưa ?
Từ kết quả thảo luận, anh (chị) hãy nêu một số yêu cầu của văn bản quảng cáo về các mặt :
- Nội dung thông tin
- Tính hấp dẫn
- Tính thuyết phục
Dòng nào nêu đúng yêu cầu về tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh?
A. Tri thức phải bảo đảm tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy.
B. Cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể.
C. Câu văn phải biến hóa linh hoạt, giàu màu sắc biểu cảm.
D. Phải sử dụng nhiều số liệu, nhiều sự kiện quan trọng.
Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị nội dung thông tin cần truyền đạt khi trình bày một vấn đề?
A. Đảm bảo tính cơ bản, thiết thực.
B. Giàu thông tin, sát thực tế.
C. Có nhiều ý nghĩa với người nghe.
D. Khắc phục, che giấu sở đoản của người nói.
Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt?
A. Ngắn gọn, chính xác.
B. Có suy nghĩ riêng.
C. Rành mạch.
D. Sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.
Dòng nào nêu đúng yêu cầu sử dụng tiếng Việt về ngữ pháp?
A. Dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo.
B. Viết câu đúng quy tắc ngữ pháp, dùng đúng dấu câu.
C. Sử dụng đúng các biện pháp tu từ.
D. Viết tiếng Việt đúng theo quy tắc chính tả hiện hành.
Dòng nào sau đây nêu đúng yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự?
A. Ghi lại đầy đủ, chi tiết nội dung câu chuyện.
B. Ghi lại một cách ngắn gọn các sự kiện chính của câu chuyện.
C. Ghi lại đầy đủ câu chuyện của nhân vật chính.
D. Ghi lại chuyện của nhân vật chính theo cảm nhận của bản hân.
Dòng nào nêu đúng và đủ yêu cầu sử dụng tiếng Việt về từ ngữ?
A. Dùng đúng hình thức và cấu tạo, ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp.
B. Dùng đúng quy cách cấu tạo, ý nghĩa và đặc điểm của tiếng Việt.
C. Dùng đúng ý nghĩa của từ và hình thức cấu tạo của chúng.
D. Dùng đúng cách phát âm các từ ngữ theo chuẩn tiếng Việt.
Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cụ thể về việc khai thác yếu tố biểu cảm và “phi ngôn ngữ” khi trình bày một vấn đề?
A. Dùng động tác, cử chỉ, ánh mắt.
B. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện nghe nhìn.
C. Coi trọng hình thức ngâm diễn minh họa.
D. Vận dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (khi có điều kiện).