Câu 3: Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc. Những yếu tố nào trong cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sự nghiệp văn học của ông? (1.5đ)
2. Cũng trong tác phẩm trên, đại thi hào Nguyễn Du viết:
“Hoa cười, ngọc thốt đoan trang”
Theo em, trong trường hợp trên và trong câu:“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, từ “hoa” ở trường hợp nào được dùng theo nghĩa gốc, ở trường hợp nào được dùng theo nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức gì ?
Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? Các vế trong câu ghép đó được nối với nhau bằng những phương tiện nào?
a. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất.
(Nguyễn Thái Vận)
b. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm.
(Con hổ có nghĩa)
d. Trời chưa sáng, nó đã dậy.
Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?
Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.
Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù người ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ của Nguyễn Du ở Thái
Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.
Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ ”Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo com tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!
(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:
a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)
2. Ở câu (a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
Đọc các đoạn văn sau và chỉ ra lỗi trong những câu văn trên bằng cách thêm, bớt một số từ ngữ, chứa các câu văn cho đúng mà không làm thay đổi nghĩa của câu.
a) Qua việc xây dựng tình huống, khắc hoạ nhân vật và sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi lên những liên tưởng sâu sắc cho người đọc trong tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
b) Kho tàng văn học dân gian Việt Nam với rất nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, vè, .....
c) Sau khi tôi thi đỗ vào trường THPT Lê Quý Đôn (ngôi trường mà tôi vẫn luôn mong ước).
d) Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng.
e) Với ngòi bút tài hoa, tinh tế của Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong trẻo, tươi sáng và tràn đầy sức sống.
Trong bài thơ Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu viết: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả? Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình. Cùng quan điểm đó, Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vât anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ( Ngữ văn 9, tập một). Từ vẻ đẹp của nhân vật này, em hãy viêt một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên. Giúp mình vs ạ
Ai giúp mình với
Đề: Trong những ngày vừa qua, đội tuyển bóng đá U23 của Việt Nam đoạt chức Á quân giải bóng đá U23 Châu Á năm 2018 đã làm nức lòng nhân dân ta. Khi đực hỏi về việc cầu thủ nào là ngôi sao, là người quan trọng nhất của đội tuyển U23 Việt Nam, đội trưởng Lương Xuân Trường đã nói: " U23 Việt Nam không có những ngôi sao. Ngôi sao duy nhất chúng tôi có là ở bên ngực trái của mình" . Trên ngực trái đó là lá cờ tổ quốc và ẩn chứa trong đó là hàng chục triệu người Việt, là màu đỏ của khát khao, hi vọng, của ý chí quật khởi và niềm tự hào. Viết đoạn văn ( khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về câu nói của cầu thử Lương Xuân Trường.
Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)
3. Trog câu (b), cụm chủ - vị in đậm chú thích điều gì?