Nhân vật giao tiếp (người nói) trong bài ca dao sau là ai?
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện chăng tơ,
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai,
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
A. Chàng trai
B. Chàng trai hoặc cô gái
C. Cô gái
D. Người cha hoặc người mẹ
Cho bài ca dao :
“Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây.”
1. Biện pháp tu từ trong bài ca dao là ?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nói quá
2. Tâm sự của bài ca dao trên là tâm sự của ai với ai?
A. Em với chị. B. Người yêu với người yêu
C. Anh với em D. Chàng với nàng
3. Tâm sự trên được thể hiện ở yếu tố nào ?
A. Cách miêu tả giếng nước
B. Mối quan hệ giữa giếng sâu và gầu dài
C. Thể thơ và cách ngắt nhịp của bài ca dao
D. Hình ảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình
4. Nối cột A với cột B sao cho đúng.
Đọc bài ca dao sau và trả lời các yêu cầu nêu bên dưới:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
(Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - Ngữ văn 10, tập 1, trang 83, Nxb GD 2006)
Anh (chị) hãy cho biết nội dung giao tiếp của bài ca dao trên là gì?
Dòng nào nêu đầy đủ không gian, thời gian giao tiếp trong bài ca dao trên?
A. Đêm về sáng.
B. Bờ ao trong đêm.
C. Đất trời trong đêm.
D. Thiên nhiên trong đêm về sáng
Bài 6: Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối - gừng? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm mà hình ảnh này trong bài ca dao và tìm thêm một số câu ca dao khác có sử dụng hình ảnh muối gừng để minh họa.
dọc bài ca dao sau đây và câu trả lời Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa Mận hỏi thì đảo xin thưa Vườn hồng có nỗi nhưng chưa ai vào Bài ca dao trên có thể được xem là văn bản ko? Vì sao Mục đích của bài ca dao trên? Văn bản trên thuộc PCNN nào ?
Đọc đoạn văn bản (mục 1. 1 SGK trang 14) và trả lời câu hỏi:
a. Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
b. Trong giao tiếp, các nhân vật lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào?
c. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?
d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?
e. Mục đích của hoạt động giao tiếp là gì?
Nội dung giao tiếp trong câu ca dao Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu là:
A. Khuyên mọi người đừng bỏ ruộng hoang.
B. Khuyên mọi người chịu khó làm việc đừng bỏ phí đất đai.
C. Khuyên mọi người đừng bỏ ruộng hoang vì đất đai là tài sản quí.
D. Khuyên mọi người gắng công làm việc vì đất đai là tài sản quí.
Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?
b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào?
c. Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
d. Cách nói của "anh" có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?